Từ Điển - Từ Bề Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: bề

bề dt. Phía, chiều, bên, tiếng chỉ phía của một vật và nhiều khi, cho thêm ni-tấc phía ấy: Bề dài, bề cao được 3m.; ba bề bốn mặt.
bề dt. Hoàn-cảnh, tình-trạng của vật, của người, của việc.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
bề - d. 1 Khoảng cách giữa hai cạnh, hai mặt hoặc hai đầu đối nhau của một hình, một vật, định khuôn khổ của hình hoặc vật ấy. Bề cao. Bề dày. Mỗi bề đo được bảy mét. Phong trào vừa có bề rộng vừa có bề sâu (b.). 2 Một trong các phía xung quanh, giới hạn phạm vi của một vật. Ba bề là nước. Bốn bề lặng ngắt. 3 (kết hợp hạn chế). Khía cạnh, phương diện của sự việc. Khổ cực trăm bề. Đời sống có bề dễ chịu hơn. Tiện bề làm ăn. Liệu bề khuyên bảo nó.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
bề dt. 1. Khoảng cách giữa hai cạnh, hai mặt, hai đầu đối nhau của vật, tạo nên giới hạn của vật đó; chiều: bề dài o bề rộng o bề dày. 2. Một trong các phía giới hạn, phạm vi của một vật: ba bề bốn bên o Ba bề là nước. 3. Khía cạnh, phương diện của sự việc: khó trăm bề. 4. Thứ bậc, tôn ti: bề trên.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
bề dt 1. Độ dài; Chiều cao; Chiều ngang; Chiều dày: Cái phòng này, một bề ba mét, một bề năm mét. 2. Khía cạnh: Tôi đây đi cấy còn trông nhiều bề (cd). 3. Phương diện: Kiều càng sắc sảo mặn mà, so bề tài sắc lại là phần hơn (K). 4. Nỗi: Khổ cực trăm bề. 5. Mặt này, mặt khác: Anh em liệu bề khuyên bảo nhau.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
bề dt. Bên phía, chiều: Ba bề phát súng, bống bên kéo cờ - Cớ sao chịu ép một bề - So bề tài sắc lại là phần hơn (Ng-Du). Tới ngã ba sông nước bốn bề, Nửa chiều gà lạ gáy bên đê (H.Cận).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
bề d. 1. Độ dài, chiều ngang, chiều cao. Tấm ván to quá, mỗi bề cần bớt đi mười phân. 2. Phần, phương diện. Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn (K). 3. Phận. Ai có bề nấy.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
bề Bên, phía, phần nọ đối với phần kia: Bề ngang, bề dọc, bề mặt, bề ngoài, bề trong. Văn-liệu: Ba bề phát súng, bốn bên kéo cờ (K). Công tư vẹn cả hai bề (K). Cớ sao chịu ép một bề (K). So bề tài sắc lại là phần hơn (K).
bề Nói về hình-trạng không gọn-ghẽ, không dùng một mình.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

bề bãi

bề bề

bề bộn

bề dưới

bề mặt

* Tham khảo ngữ cảnh

Chẳng dại gì ! Lúc bấy giờ nàng mới biết rõ quả bà Tuân chỉ là người khôn khéo đưa đẩy bề ngoài.
Vì cậu phán chỉ e mợ phán tưởng mình vẫn yêu thằng Quý hơn cả nên bề ngoài nhiều khi phải vờ vịt hắt hủi để chiều lòng mợ phán.
Cứ xét bề ngoài có phần Thu lại cho chàng là một người quân tử , cao thương nữa.
Mai bận lắm , công việc ở nhà còn bề bộn ra đấy , ai lại đi chơi.
Bốn bề yên lặng , Loan thở dài , ôn lại trong trí những việc mới xảy ra trong vòng mấy tháng , trong khi tay nàng nhấc dao lên , ấn dao xuống như cái máy , Loan không biết trong mấy tháng nay có phải nàng đã sống thật hay là liên miên ở trong một giấc mộng dài.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): bề

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Tư Bề Có Nghĩa Là Gì