Từ Điển - Từ Bộc Bạch Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: bộc bạch

bộc bạch đt. Nêu ra, nói rõ ra: Xin cho bộc-bạch đôi lời.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
bộc bạch đgt. Giãi bày, thổ lộ tâm sự một cách thành thật: bộc bạch tâm sự o bộc bạch hết nỗi niềm.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
bộc bạch đgt (H. bộc: phơi ra; bạch: bày tỏ) Giãi bày tâm sự một cách chân thành: Tôi bộc bạch với bác tôi (Sơn-tùng).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
bộc bạch đt. Nói rõ ra, giải bày rõ ràng không dấu giếm: Sợ hiểu lầm nên cần phải bộc-bạch lại.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
bộc bạch đg. Giãi bày.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
bộc bạch Nói cho giãi tỏ mọi điều, không dấu giếm sự gì. Giãi bày cho tỏ rõ sự tình.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

bộc lểu

bộc lộ

bộc lôi

bộc phá

bộc trực

* Tham khảo ngữ cảnh

Ông giáo khá ngỡ ngàng trước lời bộc bạch khác thường của đứa con út.
Đây là "nhân vật" xuất hiện nhiều nhất , được tác giả viết bằng một tình cảm đặc biệt và thường được coi như cái cớ , như nguồn cảm hứng bất tận để anh bộc bạch mọi buồn vui.
  Khao khát và lầm lỡ Trong cơn say su bộc bạch.ch , một nữ văn sĩ từng tự nhận : "Nếu còn tin tưởng ở Thượng đế , tôi sẽ cám ơn Người đã ban cho tôi một cuộc sống gồm có những dịp lầm lỡ , cộng thêm với một chút hơi nhiều lý trí , cộng thêm với một chút hơi nhiều lòng tham vọng và ý chí ngạo mạn".
Tôi không trực tiếp được nghe những lời bộc bạch ấy của Văn nhưng tôi tin anh đã nghĩ như thế.
Qua những bộc bạch của Răng Chuột , bạn mừng rỡ nhận ra sự chín chắn đáng ngạc nhiên của bạn mình.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): bộc bạch

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Tính Bộc Bạch