Từ Điển - Từ Bổng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: bổng

bổng bt. Cao, tâng lên cao, bay cao lên, nhắc cao lên: Giọng bổng, nhắc bổng, tâng bổng; Phụng-hoàng bay bổng xoè đuôi, Choàng tay qua cổ với tôi bớ mình (CD)
bổng dt. Tiền phát cho quan-lại, lính, hay học-trò: Lương-bổng, học-bổng, hưu-bổng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
bổng - 1 dt. 1. Tiền lương của quan lại: bổng lộc hưu bổng học bổng lương bổng. 2. Món lợi kiếm được ngoài lương: lương ít bổng nhiều bổng ngoại.- 2 tt. 1. (Giọng, tiếng) cao và trong: Giọng nói lên bổng xuống trầm. 2. (Vọt, nâng) cao lên trong không gian, gây cảm giác rất nhẹ: nhấc bổng lên ném bổng lên đá bổng quả bóng.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
bổng dt. 1. Tiền lương của quan lại: bổng lộc o hưu bổng o học bổng o lương bổng. 2. Món lợi kiếm được ngoài lương: lương ít bổng nhiều o bổng ngoại.
bổng tt. 1. (Giọng, tiếng) cao và trong: Giọng nói lên bổng xuống trầm. 2. (Vọt, nâng) cao lên trong không gian, gây cảm giác rất nhẹ: nhấc bổng lên o ném bổng lên o đá bổng quả bóng.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
bổng dt 1. Lương bằng tiền và hiện vật (cũ): Sống đơn giản, cụ không cần bổng hậu. 2. Tiền thưởng ngoài tiền lương: ở cương vị ấy, hắn có nhiều bổng lắm. 3. Số tiền bỗng nhiên được hưởng: Nghe nói cụ mới có một món bổng? -Vâng, một người cháu ở nước ngoài mới gửi về cho một món tiền ăn tết.
bổng trgt Cao lên: Cánh hồng bay bổng tuyệt vời (K); Có hát thì hát cho bổng, cho cao, cho gió lọt vào, cho chúng chị nghe (cd); Nhấc bổng lên.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
bổng tt. Cao bay: Cánh hồng bay bổng tuyệt vời.
bổng dt. Lương-tiền, bổng-lộc: Vấn-đề lương-bổng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
bổng ph. Cao lên một cách nhẹ nhàng: Cánh hồng bay bổng tuyệt vời (K).
bổng d. 1. Lương bằng tiền và hiện vật (cũ). Ngr. Lương nói chung (cũ). 2. Tiền hối lộ mà bọn quan lại phong kiến và bọn viên chức dưới thời Pháp thuộc lấy của dân.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
bổng Cao: Nhắc bổng, bay bổng. Văn-liệu: Gần bay la, xa bay bổng (T-ng). Cánh hồng bay bổng tuyệt vời (K).
bổng Lương tiền, lợi-lộc: Lương-bổng. Tốt bổng.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

bổng lộc

bổng ngoại

bổng thang lang

bỗng

bỗng

* Tham khảo ngữ cảnh

Ông chủ mắng một tiếng thời mặt cắt không được giọt máu , khen cho một câu thời bay bổng lên tận trời xanh ! Cứ ai vào làm thời ông chủ lại cho một thửa ruộng mà làm ăn , ruộng ấy là ruộng của làng trước.
Ngọn lửa vừa nhóm , bổng một con rồng vàng hiện lên phun nước tắt ngay.
Buôn sơn kia đấy à ? Huy mỉm cười : Thưa cụ , làm giáo học lương bổng ít ỏi lắm , chị cháu phái buôn bán cho được dư dật đồng tiền.
Cũng tưởng cố đậu lên chức tham tá để lương bổng được rộng rãi , ăn tiêu được dư dật , chứ đối với em Trọng thì chức tham với chức thư ký có khác gì nhau.
Nhưng bà phán xúi chồng từ chối , lấy cớ rằng giáo học lương ít và không có bổng lộc.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): bổng

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Bổng Gì