Từ Điển - Từ Cân Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: cân

cân đt. So cho đồng để biết sức nặng một vật gì: Cân coi được bao-nhiêu, cân đủ, cân thiếu; Nỗi mừng biết lấy chi cân. // đt. Gióng cho biết chỗ nào cao chỗ nào thấp đặng đắp cho bằng mặt: Cân nền nhà. // đt. (R) Mua hoặc bán phải dùng cái cân: Cân cá về bán; Cân mười đồng thịt nạc. // trt. Phu, đồng, công-bình: Trời sao trời ở chẳng cân, Kẻ ăn không hết người dần không ra. // tt. Nặng hơn, nhẹ hơn hoặc bằng: Nặng cân, nhẹ cân, đồng cân. // dt. Đồ dùng để cân: Cái cân, bỏ lên cân; Chơi hoa phải biết mùi hoa, Cầm cân phải biết cân già cân non (CD). // dt. Đơn-vị đo lường của người Tàu bằng mười sáu lượng (lạng) hay sáu trăm gờ-ram: Một cân lạp-xưởng.
cân dt. Cái khăn, vật bịt đầu: Bích-cân, giặc Huỳnh-cân.
cân dt. Gân (X. Gân).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
cân - 1 dt. Khăn dùng làm mũ cho nhân vật trong sân khấu truyền thống: cân đai bối tử.- 2 I. dt. Đồ dùng đo độ nặng nhẹ của vật: đặt lên cân ngoắc vào cân xem thử. 2. Độ nặng nhẹ được xác định: nặng cân nhẹ cân. 3. Tên đơn vị đo cũ bằng 16 lạng ta, mỗi lạng khoảng 0,605 ki-lô-gram: một cân vàng Kẻ tám lạng người nửa cân (tng.) 4. Tên gọi của một ki-lô-gram: mua mấy cân thịt. II. đgt. Dùng cân để biết độ nặng nhẹ của vật gì: cân gạo cho khách hàng cân gian. 2. Cân các vị thuốc theo đơn, hợp thành thang thuốc: cân mấy thang thuốc bổ. III. tt. 1. Ngang bằng, không bị lệch: treo bức tranh không cân. 2. (Tam giác) có hai cạnh bằng nhau: tam giác cân. 3. Tương đương, ngang xứng nhau: cân sức cân tài cân xứng. 4. Công bằng không thiên lệch: ăn ở không cân.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
cân dt: Khăn dùng làm mũ cho nhân vật trong sân khấu truyền thống: cân đai bối tử.
cân I. dt. Đồ dùng đo độ nặng nhẹ của vật: đặt lên cân o ngoắc vào cân xem thử. 2. Độ nặng nhẹ được xác định: nặng cân o nhẹ cân. 3. Tên đơn vị đo cũ bằng 16 lạng ta, mỗi lạng khoảng 0,605 ki-lô-gram: một cân vàng o Kẻ tám lạng người nửa cân (tng.) 4. Tên gọi của một ki-lô-gram: mua cân thịt. II. đgt. Dùng cân để biết độ nặng nhẹ của vật gì: cân gạo cho khách hàng o cân gian. 2. Cân các vị thuốc theo đơn, hợp thành thang thuốc: cân mấy thang thuốc bố. III. tt. 1. Ngang bằng, không bị lệch: treo bức tranh không cân. 2. (Tam giác) có hai cạnh bằng nhau: tam giác cân. 3. Tương đương, ngang xứng nhau: cân sức cân tài o cân xứng. 4. Công bằng không thiên lệch: ăn ở không cân.
cân Gân: cân não o não cân.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
cân dt 1. Dụng cụ đo khối lượng: Cầm cân cho biết cân già, cân non (cd) 2. Đơn vị khối lượng: Một cân ta bằng 600 gam. đgt 1. Đo khối lượng: Cân bao gạo; Cân một chục cam 2. Bốc thuốc Đông y: Cân một chén thuốc 3. Bằng lòng nhận: Đợi mấy cũng cân. tt 1. Ngang nhau: Lực lượng hai bên không cân; Con tạo hoá đa đoan lắm nhẽ, cái tiện nghi chẳng sẻ cho cân (BNT) 2. Thăng bằng: Đòn cân chưa cân 3. (toán) Nói hình tam giác hoặc hình thang có hai cạnh bên bằng nhau: Tam giác cân.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
cân 1. dt. Đồ dùng để đo lường sức nặng của một vật gì: Cân tay, cân ta. Cầm cân chẳng biết rằng vàng hay thau. (C. d). Cân acit. 2. dt. (kim) Sự khác nhau, hiệu-số giữa hàng-hoá xuất-cảng và nhập-cảng: Đòn cân mậu-dịch. b). Về kế-toán, chỉ hiệu-số giữ số chi và số thu của một trương-mục. // Cân chi-phó. Cân chi-thu. 3. dt. Số nặng 16 lạng: Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân (Ng. Du) 4. đt. Đo lường trọng-lượng bằng cái cân; ngr. Đo lường: Cân thịt, cân gạo. Nỗi mừng biết lấy chi cân (Ng. Du). // Cân được.
cân dt. Bằng nhau, đều nhau: Cân phân. Làm cho hại cho tàn cho cân (Ng. Du)
cân (khd). Cân: Cân cốt, cân-lực. // Hệ-cân.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
cân I. d. 1. Dụng cụ đo khối lượng. 2. Đơn vị khối lượng (cũ). II. đg. 1. Dùng cân so sánh một vật với một khối lượng mẫu gọi là quả cân, để tìm khối lượng của vật ấy. 2. Bằng lòng nhận (thtục): Mấy cũng cân. III. t. 1. Ngang nhau, bằng nhau: Hai lực lượng không cân nhau. 2. Thăng bằng: Đòn gánh không cân. 3. "Cân đối" nói tắt: Hai vế câu đối rất cân.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
cân I. Đồ dùng để biết sức nặng của một vật gì: Cân trung-bình, cân tiểu-li v.v. Văn-liệu: Cầm cân nảy mực (C-d). Cầm cân chẳng biết rằng vàng hay thau (C-d). Nhắc cân phúc tội rút vòng vần xoay (Nh-đ-m). II. Tên để gọimột số nặng là 16 lạng ta, hoặc cân tây là một kilogramme: Trăm cân, nghìn cân. Văn-liệu: Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân (K). Hai tên thể-nữ ngọc vàng nghìn cân (K).
cân Dùng cái cân để biết sức nặng một vật gì: Cân thịt, cân củi. Văn-liệu: Đắn-đo cân sắc cân tài. Nỗi mừng biết lấy chi cân (K). Nghiệp duyên cân lại nhắc đi còn nhiều (K).
cân Bằng nhau, đều nhau: Chia cho cân. Nghĩa nữa là tiếng đánh xóc-đĩa, nhà cái dắt hai bên bằng nhau: Đôi bên cái cân. Văn-liệu: Làm cho cho hại cho tàn cho cân (K).
cân Khăn (không dùng một mình).
cân Gân (không dùng một mình).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

cân am-pe

cân anh

cân bàn

cân bằng

cân bằng bền

* Tham khảo ngữ cảnh

Nếu cái tẩy ấy , nó nặng hơn một tí , một tí nữa thôi , thì tôi đã đỗ , cô Liên đã lấy tôi , tôi đã sung sướng... Huy ngừng lại một lúc lâu , rồi nói tiếp một cách chậm rãi như cân nhắc từng tiếng : Bỗng một hôm tôi nghĩ ra.
Khi chị tôi cân thuốc xong , quay lưng đi , tôi vội cầm cái que thuốc rỏ thêm vào trong hến một giọt.
Chàng nghĩ đến những nỗi băn khoăn , những sự cân nhắc đắn đo của Dũng với Loan và thấy ái tình đối với hai người đó cỏ vẻ cao quý và nghiêm trọng quá.
Chủ nhật trước khi người nhà của Thảo đem mấy cân bánh vào biếu bà Hai , Loan có nói với chàng : Thế nào anh cũng phải về kịp đêm Trung Thu , sang đấy ăn bánh của chị giáo... với em.
Cái hình ảnh tết là những dãy phố cửa đóng kín mít , những đàn bà con gái cân nhắc trong bộ quần áo còn nếp , mới lấy ở hòm ra hay mới may.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): cân

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Cân Già Nghĩa Là Gì