Từ Điển - Từ Cặn Kẽ Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: cặn kẽ

cặn kẽ trt. Tất cả, không chừa, không thiếu, kỹ-lưỡng, rành-rẽ: Tỏ-bày cặn-kẽ đuôi đầu, Dầu đi hay ở lẽ nào cũng cam (CD).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
cặn kẽ - tt, trgt. Kĩ lưỡng, từng li từng tí: Dặn dò cặn kẽ; Lời dạy bảo cặn kẽ.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
cặn kẽ tt. Kĩ lưỡng, tỉ mỉ, đầy đủ mọi khía cạnh: dặn dò cặn kẽ o hỏi cặn kẽ o hiểu cặn kẽ.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
cặn kẽ tt, trgt Kĩ lưỡng, từng li từng tí: Dặn dò cặn kẽ; Lời dạy bảo cặn kẽ.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
cặn kẽ bt. Kỹ-lưỡng, tỉ-mỉ: Những lời cặn-kẽ. Tôi nói với anh rất cặn-kẽ.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
cặn kẽ ph. Kỹ lưỡng từng li từng tí: Dặn dò cặn kẽ.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
cặn kẽ Nói kỹ-lưỡng, đến nơi đến chốn: Hỏi cặn-kẽ, dặn cặn-kẽ.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

căng

căng

căng

căng cắc

căng cởi

* Tham khảo ngữ cảnh

Ý nghĩ ấy đã có trong đầu từ lâu chứ chẳng phải vì lời dặn cặn kẽ của Minh gợi ra trong tâm trí nàng.
Mỗi lần đến thăm bệnh nhân , ông ta dặn nàng cặn kẽ là chớ dùng thuốc tây vì lý do thuốc tây ‘nóng lắm’ , chỉ hợp cho cho người tây có máu hàn và ở xứ lạnh chứ không thể dùng để chữa cho người An Nam có máu nhiệt và ở xứ nóng được.
Chàng cũng không quên dặn Liên cặn kẽ phải túc trực luôn luôn bên cạnh Minh chờ đến chiều chàng sẽ trở lại... Quả y hẹn , Văn đến vào lúc sáu giờ chiều.
Không cần hỏi cặn kẽ , cũng không có thì giờ và bình tĩnh ghi nhận vẻ bối rối khác thường trên gương mặt ông giáo , chủ thuyền nhận lời ngay.
Lúc đó , ông giáo mới cặn kẽ kể ngọn ngành gốc gác của gia đình mình.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): cặn kẽ

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Hiểu Cặn Kẽ