Từ Điển - Từ Cầu Tự Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: cầu tự

cầu tự đt. Cầu con, xin ơn trên ban cho đứa con trai nối dòng: Đi chùa cầu-tự.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
cầu tự - đgt. (H. cầu: xin; tự: nối dõi) Đến các đền chùa cầu xin có con trai để nối dõi tông đường: Chiều chuộng quá như con cầu tự (NgTuân).
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
cầu tự đgt. Cầu xin thánh thần, trời Phật cho sinh con trai để nối dõi tông đường: đi chùa cầu tự o lễ cầu tự o con cầu tự.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
cầu tự đgt (H. cầu: xin; tự: nối dõi) Đến các đền chùa cầu xin có con trai để nối dõi tông đường: Chiều chuộng quá như con cầu tự (NgTuân).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
cầu tự dt. Xin, cầu cho được con trai: Phép chay làm bảy đêm ngày. Một người cầu-tự, một người tụng kinh. (Ch. Ba)
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
cầu tự đg. Xin thần phật cho mình sinh được con trai (cũ).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
cầu tự Cầu cho được có con trai: Đi chùa cầu-tự.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

cầu vai

cầu viện

cầu vồng

cầu vồng mống cụt chẳng lụt thì bão

cầu vượt đường

* Tham khảo ngữ cảnh

Ao ước có một mụn con , vua bèn lập đàn khấn trời cầu tự .
Tạm biệt thôn cầu tự mấy tháng nhé.
Có điều nếu tìm vào cái hích ban đầu , cái phía nặng đồng cân hơn giữa hai yếu tố chủ quan và khách quan thì phải công nhận ở phần đông nhà văn , nhu cầu tự biểu hiện là nhân tố chủ yếu.
Chiều chuộng quá như con cầu tự .
Một hôm , đến động Hồ Công (4) làm lễ cầu tự .

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): cầu tự

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Cầu Tự Nghĩa Là Gì