Từ Điển - Từ Chèn Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: chèn

chèn đt. Chêm, nhét cho chặt, cho kín: Chèn mái nhà, chèn đường hèm, chèn lỗ lù // (B) Kẹp, ép người không lối thoát: Bị chèn, năm năm rồi chưa ăn nên; Đá banh, hai người chèn một thì bị phạt (sandwich).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
chèn - I đg. 1 Giữ chặt lại ở một vị trí cố định bằng cách lèn một vật nào đó vào khe hở. Chôn cọc, chèn đất vào. Chèn bánh xe cho xe khỏi lăn. 2 (chm.; kết hợp hạn chế). Lấp (lò, sau khi đã khai thác khoáng sản) bằng đất đá mang từ nơi khác đến. Chèn lò. Chèn lấp lò. 3 Cản lại, ngáng lại, không cho vượt lên. Chèn chiếc xe sau một cách trái phép. Cầu thủ bóng đá chèn nhau. 4 (chm.). Đưa thêm kí tự xen vào một vị trí trong đoạn văn bản đã soạn thảo trên máy tính.- II d. 1 Vật dùng để bánh xe vận tải, thường làm bằng gỗ, hình trụ, đáy tam giác. Chuẩn bị sẵn chèn khi xe lên dốc. 2 (chm.). Thanh hoặc tấm thường bằng gỗ hoặc bêtông cốt thép, dùng để chêm vào khoảng trống giữa vì chống và chu vi đào ban đầu của hầm lò.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
chèn I. đgt. 1. Chêm, lèn vào kẽ hở, làm cho chặt: chèn đất đá vào cọc cho chắc. 2. Lấp lò sau khi đã khai thác khoáng sản: chèn lò. 3. Ngáng phía trước, không cho vượt lên: chèn xe sau, không cho vượt lên o bị một hậu vệ chèn ngã. II. dt. 1. Vật dùng để chèn bánh xe ô tô: dùng chèn để giữ xe lại. 2. Vật đúc bằng bê tông cốt thép, dùng để chêm vào khoảng trống giữa cột chống và thành lò.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
chèn đgt 1. Chêm cho chặt, cho khỏi lung lay: Gió quá, lấy miếng gỗ chèn cửa 2. Ngăn không cho lăn xuống: Lấy gạch chèn bánh xe 3. Không cho vượt lên: Hai cầu thủ chèn nhau 4. tìm cách khiến người khác không thể hơn mình: Anh ta bịa chuyện để chèn người đồng nghiệp. dt Thứ gì dùng để cho xe không lăn xuống dốc: Xe đã đem theo cái chèn bằng gỗ.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
chèn đt. Chêm cho chặt: Chèn mấy tấm giấy cho chắc. // Chèn thêm.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
chèn Chêm cho chặt: Chèn cửa, chèn cái giầm. Nghĩa bóng: đè nén, ngăn trở: Người này hay kiếm cách chèn người ta.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

chèn đét

chèn đụt

chèn ép

chèn lấn

chèn ngoẻn

* Tham khảo ngữ cảnh

Vẽ ! Dễ thông lưng được đấy mà sợ !... Hay bà đổi với ông chủ ? Phải đấy , để ông ấy ngồi dưới cánh tôi , tôi chèn cho không có ông ấy ù dữ quá.
An thương mẹ quá , lấy cái gối nhỏ chèn phía dưới mông để xơ chiếu khỏi châm vào mảng thịt đỏ lầy , cuối cùng nước tiểu thấm cả vào bông gối.
Câu trả lời ấy tác động lão tri áp thế nào , không ai biết được , vì sau đó Hai Nhiều mải cười nói hả hê cùng với vợ con , lòng rộn rã thoải mái vì được dịp trả thù kẻ đã chèn ép , lấn áp gia đình mình suốt bao nhiêu năm.
Đa số là những nông dân bần cùng , dù nhị nhục tối đa vẫn không chịu đựng được gánh nặng sưu thuế , sự hống hách của thổ hào , sự chèn ép của chức sắc.
Chẳng những thế , thay cho thứ trật tự giả tạo dựng bằng chèn ép áp bức là một cảnh hỗn loạn thực sự làm cho tất cả mọi người quay cuồng điên đảo , kể cả những kẻ yếu đuối từng bị áp bức.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): chèn

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Chèn Là J