Từ Điển - Từ Gàn Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: gàn

gàn đt. Cản, ngăn, không cho làm: Mới ra làm ăn bị gàn.
gàn tt. Ương-dở, tính hay cố-chấp, so-đo, không thiết-thực: Ông đồ gàn.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
gàn - 1 tt Nói người có những ý nghĩ và hành động trái với lẽ thường: Ông đồ gàn.- trgt Chướng, không hợp lẽ thường: Không được nói (HCM).- 2 đgt Khuyên người ta không nên làm điều gì: Anh ấy định đấu tranh là cần thiết, sao lại gàn?.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
gàn đgt. Khuyên hoặc can ngăn không nên làm việc đã định: Cô ấy thích đi thi anh đừng gàn.
gàn tt. (Người) có tính ương dở, trái lẽ thường: người gàn o tính gàn.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
gàn tt Nói người có những ý nghĩ và hành động trái với lẽ thường: Ông đồ gàn. trgt Chướng, không hợp lẽ thường: Không được nói gàn (HCM).
gàn đgt Khuyên người ta không nên làm điều gì: Anh ấy định đấu tranh là cần thiết, sao lại gàn?.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
gàn tt. Ương dở: Hé miệng nói ra gàn bát-sách (Ng.Khuyến)
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
gàn .- đg. Khuyên không nên làm: Anh cứ để tôi đi, đừng gàn tôi nữa.
gàn .- t. Nói người dớ dẩn, cư xử, hành động ương dở và lố lăng: Thầy đồ gàn.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
gàn Ương dở: Người này có tính gàn. Văn-liệu: Mở miệng nói ra gàn bát sách (thơ cổ).
gàn Gạt đi, ngăn đi, không cho làm: Chưa làm đã có người gàn.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

gàn dở

gàn gàn

gàn quải

gán

gán ép

* Tham khảo ngữ cảnh

Ăn mặc xuềnh xoàng thế nào xong thôi ; vì những áo cũ của con còn dùng được vài năm... Bà Hai ngắt lời : Cái cô này gàn lắm.
Chương bực tức toan lên gác , thì Tuyết cố nín cười , bảo chàng : Anh đừng giận chứ , anh gàn lắm... Gàn à ? Vâng , gàn ! Gàn thật ! Yêu thì cứ yêu , bao giờ chán thì thôi.
Lan lại nói : “Moa” cũng chịu “toa” gan thật , ở mãi được với lão giáo gàn ấy... Hắn nợ như chúa chổm , phải không ? “Moa” thấy Hanh bảo thế.
Nàng thấy người đóng vai thi sĩ hơi gàn , chẳng đáng được Thuý Lan yêu.
Nàng hơ tay bên ngọn lửa xanh bốc phùn phụt và bảo Hồng : Lửa cháy kêu vui nhỉ ? Mà ấm quá ! Như không để ý đến lời nói của bạn , Hồng cười hỏi : Chị trông hàm răng tôi có chướng không chị ? Nga cũng cười : Sao lại chướng ! Đẹp hẳn đấy chứ lị ! Chị không thấy Lương nó nhìn chị bằng con mắt khen ngợi và cảm ơn đấy ư ? Hồng rầu rầu nét mặt : Chị cứ nói bậy ! Nga vẫn cười : Lại bậy nữa ! Cái anh chàng khả ố quá ! Sao mà tôi ghét hắn thế ! Nga cười to đến nỗi Căn phải thức giấc ở buồng bên hỏi vọng sang : Hai cô có điều gì thú thế ? Nga đáp vội vàng " Không ạ " rồi hạ giọng nói tiếp bảo Hồng : Hắn ta gàn thực , chị ạ.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): gàn

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Gàn Nghĩa Là Gì