Từ Điển - Từ Gợn Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: gợn

gợn đt. Rung-động lăn-tăn trên mặt: Sóng gợn, nước gợn sóng // (B) Vướng, vương-vấn: Mặt trời gợn mây; Lòng gợn chút tình // dt. Cặn, bợn: Nước có gợn; Hột (xoàn) có gợn.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
gợn - I đg. 1 Nổi lên thành như những vệt, những nếp nhăn nhỏ thoáng thấy qua trên bề mặt phẳng. Mặt nước gợn sóng. Vầng trán chưa hề gợn một nếp nhăn. Tâm hồn trong trắng, không gợn một vết nhơ (b.). 2 Biểu hiện như thoáng qua có những nét tình cảm, cảm xúc nào đó. Lòng gợn lên một cảm giác lo âu. Vẻ mặt không gợn một chút băn khoăn. // Láy: gờn gợn (ý mức độ ít).- II d. Cái nổi lên như những nếp nhăn hoặc những vệt nhỏ làm mất đi phần nào sự bằng phẳng, sự trong suốt. Bầu trời xanh biếc không một mây. Gỗ bào trơn nhẵn không còn một tí gợn. Cốc pha lê có gợn.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
gợn dt 1. Cái nổi lên như một vết nhăn: Những gợn sóng lăn tăn; Bầu trời không một gợn mây 2. Vệt nhỏ làm cho mất sự bằng phẳng: Gỗ bào rất nhẵn, không có gợn. đgt 1. Nói mặt nước không phẳng lặng mà nổi lên những lớp sóng lăn tăn: Mặt hồ gợn sóng 2. Có cái gì làm mất sự trong trắng: Tâm hồn không gợn một vết nhơ.
gợn dt Vẩn đục trong chất lỏng hoặc thuỷ tinh: Chai rượu có gợn; Mặt kính có gợn.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
gợn 1. đt. Nói mặt nước có sóng nho nhỏ: Mặt nước hồ thu hơi gợn sóng. // Gợn sóng: Nht. Gợn; làn sóng gợn. 2. tt. Không trong, không bằng phẳng: Nước đã gợn.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
gợn .- 1. t. Nói mặt nước nổi lên thành sóng lăn tăn. 2. d. Vẩn đục trong chất lỏng hoặc chất thuỷ tinh: Nước có gợn; Pha lê có gợn.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
gợn I. Nói về mặt nước dập-dềnh thành sóng nhỏ: Mặt nước sóng gợn. II. Không được thật trong, thật phẳng: Nước sơn gợn, chén nước gợn.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

dết

dệt

dệt gấm thêu hoa

dệt kim

dệu

* Tham khảo ngữ cảnh

Không thấy Thân nói gì , nàng hơi ngượng , vứt bông hoa xuống ao , rồi vơ vẩn đưa mắt nhìn mấy con nhện gió lướt trên mặt ao trong và mấy gợn sóng vòng tròn từ từ lan to ra làm rung động bóng mây màu phớt hồng in đáy nước.
Tâm hồn Chương buổi chiều còn bình tĩnh như hồ nước im phẳng , trong vắt như da trời xanh không vẩn một gợn mây , bỗng trở nên hỗn loạn như mặt biển đầy sóng gió.
Mặt hồ mênh mông , bát ngát gợn sóng vàng , chảy lăn tăn nhảy trên làn nước màu xanh nhạt... Anh thấy anh ngồi trên một mỏm đá cheo leo.
Ánh nắng dịu dàng buổi chiều in bóng lá thông lấp loáng chạy trên mình Huy , như gợn nước động trên mặt hồ , dưới cơn gió thoảng.
Họ luôn luôn chỉ những chạnh lòng vì tức tối !” Qua kính cửa sổ , ánh hoàng hôn một ngày đông khô ráo chiếu bóng gợn nước sông Tranh lên trần nhà.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): gợn

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Gợn Nước Là Gì