Từ Điển - Từ Hầm Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: hầm

hầm dt. Lỗ đào sâu dưới đất: Đào hầm, chận hầm, sụp hầm // tt. Nóng, có nhiều hơi nóng không thoát ra được: Trán nóng hầm; Nhà thiếu cửa sổ hầm quá!
hầm đt. Củn, nấu thật lâu cho mềm rục: Thịt hầm, giò hầm // Nung, đốt lửa chung-quanh lấy hơi nóng cho chín, cho cứng: Hầm gạch, hầm than, hầm vôi.
hầm dt. (động): X. Hùm.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
hầm - 1 dt Con hổ: Chốn ấy hang hầm, chớ mó tay (HXHương).- 2 dt Rãnh hoặc hố đào dưới đất: Đào được một cô thanh niên xung phong bị sập hầm hàm ếch (NgKhải).- 3 đgt Đun lâu cho thật nhừ: Hầm thịt bò.- tt Đã được đun lâu: Vịt .- trgt Nói nằm kín một chỗ: Hắn nằm ở xó nhà.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
hầm dt Con hổ: Chốn ấy hang hầm, chớ mó tay (HXHương).
hầm dt Rãnh hoặc hố đào dưới đất: Đào được một cô thanh niên xung phong bị sập hầm hàm ếch (NgKhải).
hầm đgt Đun lâu cho thật nhừ: Hầm thịt bò. tt Đã được đun lâu: Vịt hầm. trgt Nói nằm kín một chỗ: Hắn nằm hầm ở xó nhà.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
hầm dt. Hố, chỗ rộng đào ngầm dưới đất: Núp ở dưới hầm. // Hầm núp. Làm việc ở dưới hầm. Hầm cát, hầm có cát nhiều. Hầm rượu, hầm để rượu
hầm đt. Đậy nắp kín mà nấu cho nhừ: Hầm thịt, hầm gà. // Gà hầm.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
hầm .- d. X. Hùm: Râu hầm.
hầm .- d. Rãnh hoặc hố đào dưới đất.
hầm .- I. đg. 1. Đun lâu cho thật nhừ: Hầm thịt bò. 2. (đph). Nh. Nung: Hầm vôi; Hầm gạch. II. ph. Kín một chỗ: Ăn xong nằm hầm trong chăn.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
hầm Hố rộng đào ngầm ở dưới đất: Giặc đào hầm để nấp.
hầm Xem “hùm”.
hầm Đậy kín mà nấu cho thật nhừ: Thịt hầm, gà hầm. Nghĩa rộng: nằm kín một chỗ cho ấm: Trời rét, đắp chăn nằm hầm.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

thục thủ

thục thực

thục viết không bằng thục ruộng

thuê

thuê bao

* Tham khảo ngữ cảnh

Chàng hầm hầm mở cửa như người tức giận điều gì.
Hơi nóng toả vào người chàng như trong một cái hầm : ngọn đèn để ở góc nhà nhỏ quá nên Trương đứng một lúc lâu mới nhìn rõ mặt những người trong nhà.
Tôi lăn lộn rất nhiều nơi , có lúc làm lụng vất vả trong các nhà máy , các hầm mỏ , có lúc giầu , có lúc nghèo... Ngồi bán trà ở chốn quê xơ xác này , nhưng chỉ cảnh ngộ đổi khác , còn ở trong vẫn thay đổi.
Bà Hai vẻ mặt hầm hầm : À , ra bây giờ cô lại mắng cả tôi.
Rồi chàng hầm hầm bước vào buồng.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): hầm

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Hầm Nghia La Gi