Từ Điển - Từ Khinh Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: khinh

khinh tt. Nhẹ, có một sức nặng rất ít: Vật khinh hình trọng // (B) Nhẹ, bị trừng-phạt rất ít: Khinh-tội // (R) Khi-dể, xem thường, cầm không đáng: Chớ khinh chùa Tích không thờ, Mà đem xôi oản cúng nhờ gốc cây (CD); Khinh tài trọng nghĩa.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
khinh - đg. 1. Coi là trái ngược với đạo lý thông thường và cần phải lên án : Mọi người đều khinh kẻ lật lọng. 2. Coi rẻ, không quan tâm đến cái mà người bình thường có thể ao ước : Trọng nghĩa khinh tài.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
khinh I. đgt. Coi thường, không tôn trọng hoặc không chú ý đến: khinh người o chủ quan khinh địch o khinh bạc o khinh khỉnh o khinh mạn o khinh miệt o khinh nhờn o khinh rẻ o khinh suất o khinh thị o khinh thường. II. Nhẹ, trái với trọng (nặng): khinh biệt o khinh khí o khinh kị o khinh quân.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
khinh đgt 1. Coi rẻ, coi thường: Anh em khinh trước, làng nước khinh sau (tng); ở đây chớ để tôi đòi xem khinh (NĐM). 2. Không thèm để ý đến: Rằng khinh phép nước, rằng chê lộc trời (NĐM).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
khinh tt. Nhẹ, không bằng: Khinh-khí. Ngr. đt. Coi nhẹ, coi rẽ, không trọng: Mà lòng trọng nghĩa, khinh tài xiết bao (Ng.Du) Ở đây chớ để tôi đòi xem khinh (Nh.đ.Mai) // Đáng khinh.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
khinh .- đg. 1. Coi là trái ngược với đạo lý thông thường và cần phải lên án: Mọi người đều khinh kẻ lật lọng. 2. Coi rẻ, không quan tâm đến cái mà người bình thường có thể ao ước: Trọng nghĩa khinh tài.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
khinh Nhẹ, không nặng: Khinh-khí. Nghĩa bóng: Rẻ, không trọng: Coi khinh. Văn-liệu: Vật khinh hình trọng. Khinh người nửa con mắt. Dung bên gian-đảng mà khinh hiền-tài (N-đ-m). ở đây chớ để tôi đòi xem khinh (N-đ-m). Rằng khinh phép nước, rằng chê lộc trời (N-đ-m). Mà lòng trọng nghĩa, khinh tài xiết bao (K). Khi thầy khi tớ xem thường xem khinh (K).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

khinh bạc

khinh bằng nửa con mắt

khinh bỉ

khinh binh

khinh chiến

* Tham khảo ngữ cảnh

Mẹ nàng cũng đã nhiều lần than phiền điều đó , và vẫn buồn rầu về nỗi chàng rể khinh thường mẹ vợ... Mẹ nàng chết vừa được ba tháng , đứa con gái nàng đẻ được hơn một năm cũng chết.
Nhưng người vợ lẽ ở vào cảnh đó mà may mắn có chút con giai còn được chồng chiều chuộng đôi chút , và vợ cả cũng không khinh rẻ lắm.
Tuy không cần gì cả , tuy việc xấu đến đâu chàng cũng có thể làm được không bao giờ mình tự khinh mình , mà chàng vẫn thấy trước rằng không thể nào làm việc cưới Thu , Trương đứng lên , trong trí bối rối những tư tưởng trái ngược về sự xấu sự tốt của hành vi ở đời.
Trương nói : Cô Thu cũng hát cơ à ? Tôi cứ tưởng... Thu mỉm cười : Vậy thì em hát để cho anh Trương anh ấy khỏi khinh là em không biết hát.
Tuy vậy , Trương chỉ thấy mình sợ mình chứ không thấy sự khinh .

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): khinh

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Khinh ý Nghĩa Là Gì