Từ Điển - Từ Lật đật Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: lật đật

lật đật trt. Vội-vã, tất-tả: Lật-đật đi kẻo trễ // (R) a) Vất-vả: Làm-ăn lật-đật lắm! // dt. b) Đồ chơi trẻ-con, thường là con búp-bế đáy có gắn chì, để nằm thì tự nó đứng dậy liền: Con lật-đật.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
lật đật - I t. Có dáng vẻ vội vã, tất tả, như lúc nào cũng sợ không kịp. Bước đi lật đật. Lúc nào cũng lật đật.- II d. Đồ chơi hình người có đáy tròn gắn vật nặng, hễ cứ đặt nằm là tự bật dậy. Con .
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
lật đật I. tt. Có dáng điệu tất tả, vội vã, như lúc nào cũng sợ không kịp (vì chưa xong việc này đã phải làm tiếp ngay việc kia): Vừa về đến nhà chị đã lật đật chạy ra chợ o Cơm vừa ăn xong, cô giáo lại lật đật đến trường o bước đi lật đật o Chị Duyên cũng lật đật trở dậy, ôm vách lạch đạch ra ngõ (Tô Hoài) o ông lật đật đi thẳng về buồng bếp (Nam Cao). II. dt. Đồ chơi hình người, có đáy tròn gắn vật nặng, hễ cứ đặt nằm là bật dậy: Nghe tiếng chào của hắn, y nhỏm phắt dậy như một con lật đật (Nam Cao).
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
lật đật dt Thứ đồ chơi bằng nhựa hình người, phần dưới nặng, khi để nằm thì bật lên ngay: Ông mua cho cháu một con lật đật rồi ngồi cùng chơi với cháu.
lật đật trgt Vội vàng: Tôi lật đật đem bỏ con cá xuống nước (Huỳnh Tịnh Của); Lật đật cũng đến bến giang, anh nay thong thả cũng sang bến đò (cd).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
lật đật 1. tt. Vội-vàng: Bộ-tịch lật-đật. 2. dt. Đồ chơi của trẻ em, thường là con búp-bê nhỏ, một đầu nặng một đầu nhẹ, để xuống thì lật.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
lật đật .- Vội vã một cách vất vả: Vừa về đến nhà phải lật đật đi làm cơm ngay.
lật đật .- Thứ đồ chơi bằng nhựa, hình người, đít nặng, khi để nằm thì đứng lên ngay.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
lật đật Vội-vã hấp-tấp: Đi lật-đật. Nghĩa bóng: Vất-vả: Làm ăn lât-đật. Văn-liệu: Lật-đật như sa vật ống vải (T-ng).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

lật đật như xa vật ống vải

lật đổ

lật gọng

lật lẹo

lật lọng

* Tham khảo ngữ cảnh

Hai người nhìn nhau ; sư cô vội vàng quay mặt đi , và lật đật bước xuống thang về chùa.
Có chuyện gì đấy ông ? Ngọc chỉ kịp trả lời một tiếng : " không " , rồi lật đật đi thẳng , khiến chú Mộc ngạc nhiên đứng nhìn theo.
Cầu cao ván mỏng cong vòng Anh đi mô lật đật trúc cổ xuống sông Em liều mình ướt áo , xuống ẵm bồng anh lên.
Người lính lật đật rút ra một tờ giấy gấp tư trong túi đưa cho An , e dè bảo : Có thư của cậu Chinh gửi về.
Khi Trần Anh sắp cắt cổ ngỗng thì Dã Tràng đã lật đật chạy xuống bếp nắm lấy dao.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): lật đật

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » đi Lật đật