Từ Điển - Từ Lúng Túng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: lúng túng

lúng túng trt. X. Lùng-tung // Bối-rối, luống-cuống, không thông, không ngả thoát: Nói chuyện lúng-túng, bộ-tịch lúng-túng; Lúng-túng như thợ vụng mất kim (tng).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
lúng túng - t. Ở vào tình trạng không biết nên nói năng, hành động, xử trí như thế nào, do không làm chủ được tình thế. Lúng túng khi nói chuyện trước đám đông. Trả lời lúng túng. Lúng túng như thợ vụng mất kim (tng.). // Láy: lúng ta lúng túng (ý mức độ nhiều).
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
lúng túng tt. Bối rối, mất bình tĩnh, thiếu chủ động, không biết xử lí sao cho hợp : lúng túng trả lời o lúng túng như cá vào xiếc.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
lúng túng tt, trgt 1. ở cái thế không biết nói hoặc làm gì, như thế nào: Không có lí luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi (HCM). 2. Không thể quyết định ngay được: Vợ chồng anh Hải lúng túng mãi trong nhà (NgĐThi).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
lúng túng tt. Bối rối: Lúng-túng như thợ vụng mất kim (T.ng) Ra tuồng lúng-túng chẳng xong bề nào (Ng.Du) // Lời lúng-túng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
lúng túng .- Không biết nói hoặc làm gì, như thế nào, trước một khó khăn: Hỏi tên phản động nó lúng túng không nói được.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
lúng túng Bí, quẫn, mắc míu: Lúng-túng không nói ra được. Cướp vào nhà, lúng-túng không chạy được. Văn-liệu: Lúng-túng như ếch vào xiếc (T-ng). Lúng-túng như thợ vụng mất kim (T-ng). Ra tuồng lúng-túng chẳng xong bề nào (K).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

lúng túng như ếch vào xiếc

lúng túng như gà mắc tóc

lúng túng như gà phải tóc

lúng túng như gà vướng tóc

lúng túng như thợ vụng mất kim

* Tham khảo ngữ cảnh

Thân lúng túng nói mấy câu rất sẽ , nàng không nghe rõ.
Sửu hốt hoảng , lúng túng nói : Thầy ấy lấy mũ của con... Thầy đội trợn mắt , vụt một cái ngang lưng Sửu và nhếch mép cười nhạt : À , ra thầy ấy ăn cắp mũ của mày.
Chương cau mày suy nghĩ , rồi chàng thò tay vào túi , vì bàn tay phải bị thương , rút ví và lúng túng mãi không mở ra được.
úng túng , vụng về , chàng vội ngả đầu chào Thu , rồi rảo bước đi thẳng.
Anh giận em lắm phải không ? Câu hỏi của Tuyết làm cho Chương càng thêm lúng túng : Không.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): lúng túng

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Giải Thích Từ Lúng Túng