Từ Điển - Từ Tự Hào Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: tự hào

tự hào tt. Đắc-ý vì một công-trình của mình: Tự-hào có đứa con mới thi đậu; tự-hào với tác-phẩm văn-nghệ nổi tiếng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
tự hào - t. (hoặc đg.). Lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có. Tự hào về thành tích. Lòng tự hào dân tộc. Giọng nói tự hào.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
tự hào đgt. Lấy làm hãnh diện một cách chính đáng về cái tốt đẹp mà mình có: lòng tự hào dân tộc o tự hào về những thành tích đã đạt được.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
tự hào tt (H. tự: chính mình; hào: hơn người) Tự lấy làm kiêu hãnh một cách chính đáng: Mọi người chúng ta tự hào là người Việt nam (PhVĐồng); Tổ quốc Việt-nam vô cùng tự hào đã có một mặt trận dân tộc thống nhất đoàn kết và bền vững (LKPhiêu).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
tự hào đt. Tự cho là có tài-trí.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
tự hào .- Lấy làm kiêu hãnh một cách chính đáng: Tự hào về truyền thống anh dũng của dân tộc.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân

* Từ tham khảo:

tự hồ

tự khắc

tự khi

tự khí

tự khí

* Tham khảo ngữ cảnh

Chàng nuốt nước bọt , giọng tự hào nói với vợ : Ừ ! Anh biết thế nào họ cũng đăng mà ! Bài này còn dài lắm.
Hôm ấy nhà Hồng có khách đánh tổ tôm và trong bọn khách có bà án tỉnh Vĩnh Yên , bà phán Trinh , dì ghẻ Hồng , lấy làm tự hào đã mời được đến chơi.
Ở một thành phố nhỏ như Ninh Giang , được biết trước mọi người một chuyện quan trọng vừa xảy ra là một điều tự hào của các bà vô công rỗi nghề ngồi chờ những sự thay đổi.
Chúng ta tự hào đang hy sinh cho một điều cao cả.
Không ngờ Sài làm cho cả trung đoàn bộ ngạc nhiên và ban chính trị thì tự hào mình đã giáo dục được quần chúng có ý thức tự giác lao động cao đến thế.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): tự hào

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Tự Hào Của Nghĩa Là Gì