Tứ Diệu đế Là Gì? Khám Phá ý Nghĩa Sâu Sắc Của 4 Chân Lý Trong đạo ...

Mục lục bài viết

  • Tứ diệu đế là gì?
  • Ý nghĩa của giáo pháp Tứ Diệu Đế
    • Khổ đế – Sự thật về đau khổ (Dukkha)
    • Tập đế – Nguyên nhân của đau khổ (Samudaya)
  • Diệt đế – Chúng ta có thể chấm dứt đau khổ (Nirhodha)
  • Đạo đế – Con đường chấm dứt khổ đau (Magga)

Tứ diệu đế được coi là cốt lõi, là nền tảng của hệ thống các giáo lý trong đạo Phật. Tất cả các bài học, triết lý của nhà Phật sau này đều được phát triển và mở rộng dựa trên nền tảng của Tứ diệu đế. Bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu xem Tứ diệu đế là gì và những ý nghĩa sâu sắc của 4 chân lý này trong đạo Phật nhé !

Tứ diệu đế là gì?

Đạo Phật được hình thành khi Thái tử Tất Đạt Đa đắc đạo ở dưới gốc cây Bồ Đề. Tại đây Ngài đã phát hiện ra chân lý của vũ trụ của muôn loài và gọi đó là Tứ diệu đế.

"Tứ" có nghĩa là bốn, "diệu" có nghĩa là quý báu, "đế" có nghĩa là sự thật. Tứ diệu đế được hiểu nôm na chính là 4 sự thật quý bát mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã phát hiện ra. Trong Tứ diệu đế bao gồm:

Khổ đế: Sự thật về đau khổ

Tập đế: Nguyên nhân của đau khổ

Diệt đế: Chấm dứt đau khổ đi kèm với chấm dứt tham ái

Đạo đế: Con đường giải phóng chúng ta khỏi đau khổ

Phật pháp tựa như một phương thuốc chữa bệnh. Hai chân lý đầu tiên trong Tứ diệu đế đưa ra vấn đề, nguyên nhân dẫn đến đau khổ ở con người. Chân lý thứ 3 giúp ta ngộ ra được một vài sự thật và tìm ra được những phương thức để chấm dứt nó. Chân lý cuối cùng tựa như liều thuốc kê đơn, giúp giải thoát con người khỏi nỗi đau. Những giáo lý này bao gồm cả hai mặt lý thuyết và thực hành.

tu-dieu-de-la-gi-kham-pha
Dưới gốc cây Bồ Đề, Đức Phật Thích Ca đã giác ngộ được nhiều chân lý về nhân sinh

Đức Phật đã dạy rằng: “Nếu con người ta không hiểu rõ Tứ Diệu Đế là gì thì không có cách nào khác có thể tránh được con đường sinh tử luân hồi, không hiểu rõ Tứ Diệu Đế là gì thì sẽ không thể nào tìm được con đường để thoát ly khổ đau, trầm luân từ kiếp này sang kiếp khác”.

Tứ diệu đế được xem là cốt lõi của hệ thống giáo lý trong đạo Phật. Đây cũng được xem là bài Pháp đầu tiên khi Đức Phật chuyển bánh xe Pháp Luân, thuyết Pháp cho 5 anh em ông Kiều Trần Như. Từ đó trong suốt 49 năm hoàng Pháp, Ngài đã thuyết giảng Tứ diệu đế đến với tất thảy những chúng sinh hữu tình. Bởi đây chính là nơi giúp chúng sinh có thể giác ngộ, thấu hiểu được những chân lý ở đời.

Tuy nhiên phương thức truyền đạt của Đức Phật cũng vô cùng tinh thế và thấu hiểu lòng người. Ngài chỉ cho chúng sinh thấy rõ những đau khổ trong cuộc sống. Thế nhưng không phải là để cho chúng ta cảm thấy bi quan và mất niềm tin vào cuộc sống. Sau khi thuyết giảng xong về Khổ đế, Đức Phật tiếp tục thuyết giảng về nguyên nhân dẫn đến đau khổ và cách để chúng sinh có thể thoát khỏi được những khổ đau.

Ý nghĩa của giáo pháp Tứ Diệu Đế

“Tứ diệu đế” là bốn chân lý quý báu mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã phát hiện ra ở dưới gốc cây bồ đề. Tứ diệu đế là bao gồm 4 chân lý: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế, cụ thể như sau:

Khổ đế – Sự thật về đau khổ (Dukkha)

Có nhiều cách để khiến con người rơi vào trạng thái đau khổ, thế nhưng trong Phật giáo, có ba loại đau khổ rõ ràng nhất, tương ứng với 3 cảnh tượng đầu tiên mà Đức Phật nhìn thấy trong chuyến đi đầu tiên bên ngoài cung điện của mình đó là: Tuổi già, bệnh tật và cái chết.

Theo Đức Phật Thích Ca, vấn đề khổ đau được đào sâu hơn thế. Cuộc sống xung quanh chúng ta từ khi sinh ra trưởng thành rồi chết đi đâu phải lúc nào cũng màu hồng. Không những thế nó lại chẳng xuôn xẻ như chúng ta mong muốn.

Con người cũng có những ham muốn và thèm khát nhất định. Nhưng ngay cả khi chúng ta có thể thỏa mãn được những ham muốn đó thì sự hài lòng cũng chỉ là tạm thời. Rồi con người cũng sẽ trở nên nản chí khi mọi mong muốn không được đáp ứng như kỳ vọng.

tu-dieu-de-la-gi-kham-pha
Cuộc sống xung quanh chúng ta từ khi sinh ra trưởng thành rồi chết đi đâu phải lúc nào cũng màu hồng

Ngay cả khi chúng ta cũng không phải chịu đựng những thứ như ốm đau bệnh tật, chúng ta vẫn cảm thấy không hài lòng. Chúng ta có thể hiểu cuộc sống này chỉ là vô thường và ngay bản thân chúng ta cũng thế. Đức Phật cũng đã từng nói rằng, trước khi chúng ta hiểu được sự sống và cái chết thì chúng ta phải hiểu rõ bản thân mình trước đã.

Một số người khi nghe thuyết giảng đến phần này sẽ thấy bi quan và chán nản. Không lẽ cuộc sống lại đau khổ như vậy sao? Vậy chúng ta còn sinh ra trên đời này để làm gì? Nhưng may mắn thay, lời dạy của Đức Phật không kết thúc bằng đau khổ. Thay vào đó, Người nói cho chúng ta biết nên làm thế nào để kết thúc nó.

Tập đế – Nguyên nhân của đau khổ (Samudaya)

Những rắc rối xung quanh cuộc sống của chúng ta xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Bệnh tật, thất bại trong công việc, nỗi buồn trong tình yêu,... Tuy nhiên trong giáo lý của mình, Đức Phật tuyên bố đã tìm ra được nguyên nhân của mọi khổ đau, và nó sâu xa hơn so với những lo lắng trực tiếp của mỗi chúng ta.

Đức Phật đã chỉ ra được nguồn gốc của mọi khổ đau chính là xuất phát từ mọi ham muốn của con người. Trong đó, 3 gốc rễ của điều ác có thể kể đến như:

Sự tham lam và khao khát, đại diện bởi một con gà trống.

Sự thiếu hiểu biết hoặc ảo tưởng, đại diện bởi một con lợn.

Sự hận thù và phá hoại, đại diện bởi một con rắn.

tu-dieu-de-la-gi-kham-pha
Chúng ta là những cá thể luôn khao khát kiếm tìm niềm vui từ cuộc sống

Chúng ta liên tục tìm kiếm cái gì đó từ thế giới bên ngoài để làm cho chúng ta hạnh phúc. Nhưng cho dù chúng ta có đạt được nó đi chăng nữa, chúng ta vẫn chẳng bao giờ cảm thấy hài lòng. Sự khao khát này phát triển từ vô minh của bản thân. Chúng ta trải qua cuộc sống chỉ để có được một cảm giác an toàn cho chính bản thân mình. Chúng ta gắn bó với lý tưởng, với quan điểm về bản thân và thế giới xung quanh mình. Những thứ mà chúng ta đạt được trên thế giới này như tiền tài, danh vọng khiến chúng ta ảo tưởng về một "cái tôi vĩnh cửu", từ đó chúng ta bất chấp tất cả để lao vào những mục tiêu đó.

Nếu những thứ đó không dạt được kết quả như ý hoặc bị ai đó cướp đi mất thì chúng ta sẽ nảy sinh ra tâm trạng chán nản, tiêu cực. Ý niệm tiêu cực sẽ dần sinh ra những lời nói tiêu cực và hành động tiêu cực. Lúc đó hận thù sẽ xâm chiếm tâm trí dẫn tới con người dễ có những hành động xấu.

Diệt đế – Chúng ta có thể chấm dứt đau khổ (Nirhodha)

Chân lý thứ 3 trong Tứ diệu đế có ghi rằng, cách để dập tắt ham muốn gây ra tổn thương, đau khổ đó là chúng ta phải tự giải thoát khỏi nó trước.

Đức Phật dạy rằng, sau khi chúng ta có thể tự mình thoát ra được nghịch cảnh, chấm dứt được những dục vọng của chính bản thân mình. Kết thúc vòng luân hồi khổ đau thì khi đó chúng ta sẽ được vãng sanh về cõi Niết bàn.

Niết bàn có nghĩa là dập tắt. Để đạt được cảnh giới này, chúng ta phải dập tắt được 3 ngọn lửa đó là Tham lam, Ảo tưởng và Thù hận. Niết bàn chính là một trạng thái tâm lý mà chúng ta có thể đạt được nhưng rất khó có thể duy trì được. Đó chính là một trạng thái của niềm vui tinh thần sâu sắc, không tiêu cực, không sợ hãi, không dục vọng.

Đạo đế – Con đường chấm dứt khổ đau (Magga)

Chân lý cuối cùng trong Tứ diệu đế của Phật Giáo đó là cách để ta chấm dứt mọi khổ đau. Đây là nơi tập hợp tất cả các nguyên tắc gọi là Bát Chánh Đạo. Khi Ngài chứng đạo là Ngài thấy rõ ràng hết tất cả mọi chuyện.

Bát Chánh đạo giúp ta tránh được sự ham muốn và khổ hạnh. 8 chánh này không được thực hiện theo thứ tự mà là hỗ trợ và cũng cố lẫn nhau, bao gồm:

Chánh kiến: Hiểu và nhận thức đúng đắn về đạo đức của cuộc sống, cái nào là thiện, cái nào là ác. Nhận biết đúng về bản chất cuộc sống là vô thường, vô ngã, duyên sinh,..

Chánh tư duy: Suy nghĩ đúng đắn, không được để đầu óc nghĩ ngợi về những thứ bất thiện như dục vọng, giận hờn, bạo động, hãm hại,... Dẫn tư duy của mình về yêu thương giúp đỡ chúng sinh,...

tu-dieu-de-la-gi-kham-pha
Bát chánh đạo giúp chúng sinh giác ngộ nhiều điều

Chánh ngữ: Ngôn từ đúng đắn, không nói những lời đau khổ, chia rẽ, hung bạo, căm thù. Nên nói những lời xây dựng niềm tin, đoàn kết hòa hợp, yêu thương, lợi ích,...

Chánh nghiệp: Hành vi đúng đắn, không giết hại, trộm cướp, phi pháp. Thay vào đó là sự thương yêu, cứu giúp, không ham muốn thú vui bất thiện.

Chánh mạng: Đời sống đúng đắn, nghĩa là phương tiện mưu sinh, nghề nghiệp chân chính, không sống bằng những nghề phi pháp, độc ác, gian xảo.Chánh tinh tấn: Nỗ lực đúng đắn, luôn nỗ lực đạt đến điều thiện nguyện, đoạn trừ những điều ác ra khỏi tâm trí.

Chánh niệm: Suy nghĩ đúng đắn, không nên ghi nhớ những điều bất thiện, đừng để cho các đối tượng bất chính dẫn dắt mình, trú tâm vào thiện pháp.

Chánh định: Tập trung tư tưởng đúng đắn, nghĩa là đừng để tâm thức bị rối loạn, tập trung tư tưởng làm an tịnh tâm thức một cách đúng đắn, có hiệu quả phát triển tuệ giác.

Mối quan hệ giữa các chi phần trong Bát chánh đạo đều không hề riêng rẽ, tất cả chúng đều có quan hệ mật thiết với nhau, chi phần này có trong chi phần kia, cái kia hỗ trợ cho cái này.

Với trí tuệ sáng suốt của mình, Đức Phật đã chỉ ra bốn sự thật trong kiếp nhân sinh: Sự thật về những đau khổ ở nhân gian, nguyên nhân dẫn đến mọi sự đau khổ, cách để vứt bỏ những vướng bận trong lòng và con đường chấm dứt khổ đau. Đó chính là Tứ diệu đế – giáo lý hoàn chỉnh mang lại hạnh phúc vô tận cho chúng sinh, giúp con người thoát ra khỏi những khổ đau của nhân sinh thế thái. Đức Phật đã giương cao ngọn đuốc sáng dẫn dắt chúng sinh ra khỏi nơi tăm tối vô minh bằng con đường chính đạo. Mong rằng, mỗi chúng ta sẽ hiểu rõ và thực hành theo Tứ diệu đế để tìm cho bản thân mình những điều hạnh phúc lâu bền nhất.

Từ khóa » Tứ Diệu đế Bát Chánh đạo Là Gì