Từ đoạn Trích Vở Kịch "Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt" Của Lưu Quang ...

Nhận diện mình là ai không phải dễ dàng và sống thật với chính mình lại càng không phải điều đơn giản. Cuộc sống giống như một sân khấu khổng lồ, tại đó, mỗi con người là một nhân vật, điều thú vị là ở sân khấu này, ai cũng được làm nhân vật chính của cuộc đời mình. Nhưng có lẽ là sân khấu, nên mỗi người lại mang một mặt nạ khác nhau ở từng đoạn cảnh, vậy bộ mặt nào mới là mặt thật? Ta đã sống thực với chính mình hay chưa? "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" là một vở kịch gây tiếng vang lớn nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch đã cho ta thấy được niềm hạnh phúc khi được sống thực với chính mình của Trương Ba, niềm khát khao sống và ham sống đến tột cùng nhưng không vì thế mà chấp nhận đời sống dựa, sống gửi, sống giả dối giữa cuộc đời. Được sống theo đúng bản chất của mình là một nhu cầu, một quyền lợi thiêng liêng của con người. Việc sống nhờ, sống dựa vào thân xác của anh hàng thịt khiến hồn Trương Ba không được sống thật với con người mình. Cuối cùng, ông đã chấp nhận cái chết để không phải sống giả, sống mà không được là mình. Vậy mới biết được sống là chính mình là cả một niềm hạnh phúc lớn lao.

Dựa vào câu chuyện Trương Đồ Dục trong dân gian, Lứu Quang Vũ đã đưa "Hồn Trương Ba, da hàng thịt” trở thành một điển tích nổi tiếng trong nghệ thuật và xã hội. Ông tiên cờ Đế Thích vì yêu mến tài đánh cờ của Trương Ba mà khi Trương Ba chết đã cho hồn ông nhập vào xác anh hàng thịt, sống nhờ. Nhưng được sống liệu Trương Ba có vui? Trong thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba lâm vào hoàn cảnh vô cùng trớ trêu. Tâm hồn Trương Ba vô eùng cao khiết, một con người có học thức, giỏi đánh cờ và thích chăm cây cối thế nhưng thân xác anh hàng thịt lại là một thể xác phì nộn, luôn đòi hỏi những thứ tầm thường, dung tục. Nhiều khi, hồn Trương Ba không muốn nhưng vẫn phải làm những điều trái hẳn với lương tâm, tư tưởng của mình để thoả mãn những đòi hỏi của thân xác ấy. Cuộc sống không phải là chính mình với những bi kịch liên tiếp xảy ra: mọi người xung quanh không ai thừa nhận ông. Người thân trong gia đình, từ đứa cháu nhỏ đến người vợ, đến cô con dâu đều cảm thấy xa lạ với cái thể xác thô tục và những hành vi bất chợt tầm thường của nó. Họ xa lánh, sợ hãi, thậm chí ghét bỏ, ghê tởm nó. Trương Ba rơi vào trạng thái hụt hẫng, cô đơn. Trong khi đó, gia đình anh hàng thịt càng không thế thích nghi được với những lời nói, việc làm, tư tưởng của một hồn Trương Ba xa lạ trong thân xác của chồng, của cha họ.

Tình yêu, con người hay hạnh phúc thực ra là sự sẻ chia và dám sống thực với chính mình nhưng nhiều người đã lổn lên rồi trưởng thành mà không hề sống thực, không dám đối diện với cái tôi của mình để rồi tất cả chúng ta đều đi chung một con đường. Khi sống không phải là mình, Trương Ba đã gặp những nỗi dằn vặt, trăn trở trong cuộc sống ngang trái. Nỗi dằn vặt, trăn trở khi luôn phải làm những việc nhằm thoả mãn những ham muôn mà tnân xác anh hàng thịt đòi hỏi trong khi mình không hề mong muốn. Cuộc sống thực cũng vậy, đôi khi để làm vừa lòng người khác, đôi khi để phù hợp với môi trường, để người khác không đánh giá mình lập dị, người ta phải sống giả dối với chính bản thân và lương tâm của mình. Tôi nhớ đến .một câu chuyện tình cờ đọc được khi lướt web, có một điều mà tôi nhớ mãi đến tận bây giờ: không biết người ta đã sống thực với mình khi nào, ở đâu, bởi ngay trang nhật ký chưa chắc đã là những điều thực, bởi ta vẫn hình dung có ai đang đọc nó, hay ta đang đối thoại với một ai đó và ta vẫn cần giữ lại một chút những bí mật của riêng mình. Ngay trong nhật ký - vốn được coi là những cảm xúc chân thật nhất chỉ viết cho riêng mình, cho một mình mình biết cũng chưa chắc đã là những cảm xúc thật. Điều đó chứng tỏ, đôi khi ta chưa sống thực ngay với chính bản thân mình. Từ nhỏ đến lớn, được nuôi dưỡng và giáo dục theo một khuôn mẫu nhất định nên hiếm khi có ai đó dám đi lệch khỏi con đường chung. Bạn không muốn học Đại học, bạn muôn đi làm thế nhưng liệu bạn cố đủ can đảm để làm điều đó? Ta đang sống giữa gia đình và xã hội, cuộc sống không chỉ có một mình ta, thế nên đôi khi phải chấp nhận vứt bỏ đi mơ ước, khát khao của mình để làm vừa lòng mọi người. Đó là khi, bạn đã không sống thực với chính bàn thân. mình. Nếu như hệ lụy tất yếu của Trương Ba vì đã không được sống thực với chính mình đó là sự dằn vặt, trăn trở trong tâm hồn, là sự trớ trêu của hoàn cảnh bị mọi người xa lánh thì với chúng ta, hệ quả của việc không dám sống thật với chính mình đó là sự trơ lì của cảm xúc, và đôi khi nó ảnh hưởng đến cả cuộc sống thực của bạn. Bởi khi bạn làm những điều bạn không thích, bạn không có đam mê thì sẽ chẳng hết sức để đạt được kết quả tốt đẹp. Sự quyết tâm, nhiệt huyết của tuổi trẻ ngày càng bị bào mòn bởi những giây phút sóng "ảo".

Mạnh mẽ trải qua nhiều sự cám dỗ của xác anh hàng thịt, có những lần hồn Trương Ba đã rơi vào bế tắc: "sống mà chấp nhận sự mỉa mai của tạo hoá như vậy hay sao?". Cuộc sống thực cũng vậy, khi không thể làm theo những gì mình thực sự mong muốn và đam mê thì sẽ rơi vào bế tắc.

Có những, người luôn luôn khao khát được sống thật, được là chính mình thế nhưng lại không thể sống thật ở cuộc sống thực, họ đã tìm nhiều cách khác nhau để được là chính mình. Cuộc sống phát triển, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, của mỗi người. Họ tìm đến Net, đến Blog, đến Game để thoả mãn đam mê, để có thể chia sẻ những cảm xúc thật nhất của mình. Bởi Net chỉ là ảo, một thế giới ảo, không ai biết mình là ai, vì thế mà có thể tự do thể hiện cảm xúc, tự do để sống thật với chính mình.

Cổ nhiều cách để sống và Trương Ba đã chọn cách sống được làm chính mình. "Không thể sống bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo được", Trương Ba không thể cứ sống nhờ, sống dựa dẫm vào thân xác của anh hàng thịt mãi. ông muốn được làm theo những gì mình thích, được là chính mình chứ không phải hằng ngày làm theo những ham muốn dung tục mà thân xác anh hàng thịt đòi hỏi. Nhận định trên mang mật tư tưởng về sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động. Nếu như cứ sống mãi trong cái thân xác của anh hàng thịt, thì mãi mãi hồn Trương Ba phải làm những việc bị chi phối và điều khiển bởi một kẻ khác. Đó không phải là điều mà ông mong muốn. Trương Ba đã từng trách Đế Thích: "Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết". Trong cuộc sống, con người ta đôi khi chỉ quan tâm đến kết quả mà quên đi cách thức. Đế Thích chỉ nghĩ đơn giản là cho Trương Ba sống lại, nhưng ông tiên cờ ấy lại không nghĩ sâu xa đến việc Trương Ba sỗ sống như thế nào, cuộc sống trở lại có phải là cuộc sống trước đây với những thú vui tao nhã - chơi cờ và chăm cây cối? Trương Ba đã được sống lại, thế nhưng trong thân xác anh hàng thịt. Đế Thích đã cho Trương Ba sống lại nhưng lại là một cuộc sống không phải là mình, cuộc sống dựa vào hơi kẻ khác. Thế thì còn gì là hạnh phúc. "Những cung bậc của cuộc sống muôn màu, đa chiều trôi đi không bao giờ ngừng lặng". Quan trọng nhất là sống thật vởi mình, có cách nhìn và thái độ sống đúng đắn. Nhiều khi vì sợ sai lầm, sợ thất bại, sợ mình trở thành người lập dị mà bạn đi theo số đông, bỏ qua hết những ước mơ, khát khao của mình. Ngày bé, mong muôn trở thành tiếp viên hàng không để được lên máy bay, bay đến tất cả các quốc gia trên thế giới, được sang Ai Cập khám phá kim tự tháp, được sang Mỹ chiêm ngưỡng tượng Nữ thần Tự Do nhưng lớn lên, vì chiều theo lòng cha mệ, vì sợ cuộc sống sau này không ổn định, vất vả theo những chuyến bay, bạn từ bỏ ước mơ của mình để trở thành một nhân viên vãn phòng bình thường, cuộc sống đều đều, giản dị và bình yên, nhưng sau rồi bạn sẽ cảm thấy nó vô vị và nhạt nhẽo bởi không có sự đam mê. Nếu cứ chỉ chọn con đường mòn để bước, cuộc sống sẽ mất đi ý nghĩa rất nhiều. "Nếu chỉ sống như ai đó vạch sẵn đường đi cho mình, đó cũng là một cách sống, nhưng cách sống ây có lẽ chỉ như một dòng suôi nhỏ quẩn quanh chưa từng khát vọng vượt cửa sống ra biển rộng"(Nguyễn Văn Phước).

Sống thật với bản thân mình là điều không bao giờ hối tiếc. sống để được làm những gì mình muôn và sống đúng với cảm xúc của mình. Đó chính là hạnh phúc, hạnh phúc chính là những gì giản dị nhất và hạnh phúc nhất là được sống thật với chính con người mình đã có. Bởi thế mà Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho anh hàng thịt. Và khi Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào xác chú bé Tị, Trương Ba đã từ chối. Dù rết khao khát sự sống nhưng thiết nghĩ, có sống trong thân xác của bé TỊ rồi cũng sẽ lại giống như sống trong thân xác anh hàng thịt trước đây. Trương Ba khổ sở nghĩ đến những tình huống dở khóc, dở cười khi một tâm hồn già cỗi ngụ trong thể xác một cậu bé con. Ông cay đắng nghĩ đến sự mỉa mai của tạo hoá. Trương Ba không chấp nhận nhập vào xác chú bé Tị một lần nữa nhưng cũng không cam chịu quay trở lại với thân xác của anh hàng thịt. Ông dứt khoát xin cho chú bé Tị được sống lại còn mình chấp nhận cái chết, mặc dù vô cùng khát khao sự sống. Trải qua một quá trình đâu tranh tâm lý với những dằn vặt và đau khổ, Trương Ba đã chấp nhận cái chết để không phải sống giả, sống mà không được là chính mình.

Hãy luôn chọn con đường mới mẻ, luôn nghĩ, ước mơ và dám thực hiện, dù chắc chắn có rất nhiều khó khăn -nhưng ở đó ta có thể sống thực với chính cảm xúc của mình, luôn có cảm hứng với những niềm vui khám phá, với con tim thao thức thương yêu và trăn trở những khát vọng. sống thực là chính mình, ta có cơ hội để hoàn thiện và hiểu mình, để chia sẻ và khám phá con người, cuộc sống. Hạnh phúc không phải cảm giác tới đích mà là trên những chặng đường đi. Con người làm mọi điều cốt yếu chỉ để tìm kiếm niềm vui và hạnh phúc, mà hạnh phúc .thì luôn ở phía trước chứ không phải những gì ta đang nắm giữ trong tay. Chính vì lẽ đó mà Cass Darley - một cô gái luôn mơ ước mình trở thành ca sĩ đã vượt qua được sự tự ti của bản thân, chấp nhận con người thực của mình, bằng đam mê, niềm khát vọng không những đã trở thành một ca sĩ mà còn là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng. Còn Mary Margarit đã không chối bỏ vẻ đẹp "quê mùa" của mình để trở thành "người phụ nữ quý tộc” mà ngược lại, cô đã biết khai thác vẻ đẹp "quê mùa" của mình để chiếm được biết bao cảm tình của người yêu mến điện ảnh. vẻ đẹp cũng là của chính mình, và khi bạn là chính mình thì chắc chắn vẻ đẹp đó sẽ lung linh, toả sáng.

Có thể nói rằng, sống thực với những gì mình nghĩ, mình ước ao đối với con người không phải là một chuyện dễ dàng. Không phải lúc nào con người ta cũng sống giả dối nhưng vì một lý do này hay lý do khác mà người ta buộc phải sống không thật lòng với mình. Thế giới xung quanh ta là ai? Là cha mẹ, gia đình, là thầy cô, bạn bè — là những người mà ta yêu thương, thế thì tại sao ta lại cam tâm lừa dối họ, mà quan trọng hơn là lừa dôì chính con người thật của mình. Thật đáng buồn khi có những bạn trẻ ngày nay, đi sang nước ngoài du lịch, khi được hỏi đến từ đâu, họ hồn nhiên trả lời mình là công dân của Hàn Quôc, Nhật Bản chứ không phải là Việt Nam, Họ muốn trở thành công dân nước bạn hay muốn từ chối nguồn cội, dân tộc mình? Cũng giống như trên đường về thăm quê, có ai hỏi bạh đi đâu, bạn trả lời là đi du lịch chứ không phải về thăm quê của mình. Cho đù thế nào đi chăng nữa, chối bỏ quê hương, nguồn cội cùng là điều nhẫn tâm nhất của mội con người.

Hay chăng câu chuyện củi hai người đàn bà vô tình gặp nhau trên một chuyến tàu, họ kể cho nhau nghe về cuộc sống của mình. Một người phụ nữ hỏi: Cụộc sống gia đình chị thế nào?". Người phụ nữ kia trả lời: "Chẳng giấu gì chị, ông nhà tôi đã có người đàn bà khác...Còn chị thì sao, cuộc sống tốt đẹp chứ?'. Người phụ nữ đâu tiên sụt sùi: "Tôi cũng có hơn gì chị đâu, xem ra hạnh phúc xa vời quá chị nhỉ?". Thế rồi họ tâm sự với nhau trên suốt chặng đường đi. Hai người đàn bà ấy cho dù có nhiều chuyện buồn trong cuộc sống nhưng có một Hạnh phúc mà họ đang nắm giữ đó là họ đã sống thực với lòng mình, cho dù chính là nỗi đau.

Hãy sống thật với chính mình, khi đó bạn sẽ thấy thanh thản hơn rất nhiều. giống như hai người đàn bà trên, sau khi trút cạn đáy lòng, họ sẽ tìm thấy một niềm cảm thông thực sự với nỗi đau cố thật của mình. Thật ra, giá trị của niềm hạnh phúc là khi người ta có thể sống bằng chính con người thực của mình. Hãy để cho chính trái tim mình lên tiếng. Bạn vui khi hạnh phúc, bạn nhỏ lệ khi thây lòng khổ đau chứ đừng cười lớn tiếng khi trong lòng tràn trề nước mắt. Và hãy sống, làm việc bằng chính niềm dam mê của mình, đi theo con đường mà mình đã từng lựa chọn và ước ao. Cuộc sống vì thê mà có ý nghĩa hơn rất nhiều.

"Hồn Trương Ba, đa hàng thịt" là một cốt truyện dân gian. Tư tưởng nổi bật của tác phẩm là thái độ trân trọng, gìn giữ những thái độ tự nhiên của con người đang bị xã hội làm cho thui chột. Bất cứ sự can thiệp thô bạo, sự vá víu phản tự nhiên nào cũng sẽ tạo ra bi kịch. Cuộc sống chỉ có giá trị khi con người được sống đúng là mình, có sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn" (Vũ Thanh). "Thời gian không phải là mãi mãi, nó không ngừng chảy trôi, cũng như dời người thì hữu hạn lắm. Chính vì thế mà đừng rơi vào bẫy của sự độc đoán, giáo điều của người khác. Đừng để tiếng nói ồn ào xung quanh đánh chìm tiếng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy có dũng cảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và linh tính của chính mình. Chúng thật sự biết bạn muốn gì, mọi thứ khác chỉ là thứ yếu mà thôi"(Steve Jobs). Hạnh phúc thật sự tìm thấy là khi bạn sống thực với chính mình.

Từ khóa » Vở Kịch Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt được Viết Dựa Trên