Về đoạn Trích Vở Kịch Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Lớp 12 >>
- Ngữ văn
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.83 KB, 6 trang )
Lưu Quang Vũ được đánh giá là nhà viết kịch xuất sắc trong thời kỳ hiện đại. Ьương thời khi còn sống,kịch của anh luôn có mặt trên sàn diễn của nhiều đoàn nghệ thuật trong cả nước. Trong lịch sử sân khấunước ta, thời kỳ kịch của Lưu Quang Vũ có lẽ là thời kỳ sôi động, giàu sức sống nhất. Những năm 80,kịch của Lưu Quang Vũ xuất hiện đã làm thay đổi t¬ư duy của người biểu diễn cũng như của công chúngyêu sân khấu. Nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình đã đánh giá cao tài năng, tâm huyết vànhững đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với nền sân khấu nói riêng và với nền văn học nói chung. Anhcũng là một trong những "người đi trước” trong phong trào đổi mới văn hoá văn nghệ, dùng ngòi bút củamình góp phần đem lại những điều tốt đẹp cho con người và xã hội.Kịch bản của Lưu Quang Vũ dù được sáng tác nhanh với một số lượng lớn: hơn 50 vở kịch trong khoảngthời gian ch¬ưa đầy 10 năm, nhưng hầu hết đều đạt đến một chất lượng nghệ thuật nhất định. Ngay cảnhững vở được coi là không thành công khi đã lên sàn diễn cũng có một giá trị văn học không thể phủnhận. Chúng ta đều biết rằng vở diễn nếu tách rời khỏi hoạt động sân khấu sẽ mất đi phần “động" chỉ cònlại phần “tĩnh”. Sân khấu đem đến cho kịch một đời sống thứ hai, sống động, hấp dẫn và sân khấu cũngquy định cho kịch những đặc tính nhất định, nên kịch có những đặc tr¬ưng riêng khác hẳn với thơ và tiểuthuyết. Trước khi đến với sân khấu Lưu Quang Vũ đã là người làm thơ, viết văn có phong cách riêng.Anh đã kết hợp và phát huy được những thế mạnh của mình khi đến với loại hình nghệ thuật có ý nghĩatổng hợp như sân khấu. Từ thơ và chất thơ trong văn xuôi, rồi từ chất văn xuôi của đời sống, Lưu QuangVũ đã chuyển sang viết kịch và đã gặt hái được những thành công rực rỡ. Ở đó vẫn tiếp tục những nguồnmạch được khai mở từ khá sớm nhưng Lưu Quang Vũ đã chín chắn, tỉnh táo hơn. Kịch là nơi Lưu QuangVũ có thể bộc lộ trực tiếp hơn những khám phá và nhận thức của anh, là nơi anh có thể đóng góp tích cựchơn cho đời sống. Lưu Quang Vũ đã nói lên những suy nghĩ của mình trong lời tự bạch, trước khi mất:“Trong quan niệm của tôi, thơ và kịch rất gần nhau. Đó là hai thể loại lớn của văn học, là cuộc sống vàthế giới tinh thần của con người được biểu hiện ở dạng tinh chất nhất, mạnh mẽ nhất, tuy ngôn ngữ nghệthuật của chúng có những điểm khác biệt. Tôi say mê sân khấu từ nhỏ và làm thơ cũng từ nhỏ, nhưng chỉmãi đến khi hơn ba mươi tuổi, tôi mới dám cầm bút viết vở kịch đầu tiên. Tôi cho rằng nghề viết kịch đòihỏi người ta phải có sự từng trải khá dày dạn về đời sống và một sự am tường nhất định về sân khấu. Đãcó khá nhiều thi sĩ thành đạt từ thuở thiếu niên nhưng hình như khó có ai thành công về viết kịch khi chưađến 30 tuổi… Động lực xui giục tôi viết kịch cũng là những động lực khiến tôi làm thơ, đó là khát vọngmuốn được bày tỏ, muốn được thể hiện tâm hồn mình và thế giới xung quanh, muốn được tham dự vàodòng chảy mãnh liệt của đời sống, được trao gửi và dâng hiến”(1).Kịch của Lưu Quang Vũ khai thác nhiều đề tài, đi vào khám phá mọi mặt của đời sống xã hội và conngười. Có thể phân chia, sắp xếp kịch Lưu Quang Vũ ra làm nhiều loại căn cứ vào cốt truyện của kịchbản. Cha ông ta có câu “có tích mới dịch nên trò”. Có thể hiểu nôm na “tích” chính là cốt truyện, phải cócốt truyện mới tạo dựng thành tác phẩm, sân khấu mới có kịch để diễn. Kịch của Lưu Quang Vũ thườngđược xây dựng trên một cốt truyện chắc chắn, chủ yếu tập trung vào các vấn đề, các sự kiện quan trọngtrong đời sống. Việc khai thác các mô típ dân gian, dựa vào đó để viết kịch bản mang đậm dấu ấn cá nhânvà phong cách của mình đã tạo cho kịch Lưu Quang Vũ một chiều sâu đáng kể. Nó tạo cho kịch của anhsự phong phú về đề tài, hấp dẫn ở cốt truyện, lôi cuốn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật.Trong số kịch bản của Lưu Quang Vũ, khối lượng những vở khai thác trực tiếp từ cốt truyện dân giankhông nhiều, nhưng hầu hết những vở kịch đó đều đạt tới hiệu quả nghệ thuật tương đối cao. Tiêu biểunhất là vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Vở kịch này được viết từ năm 1984, nhưng cho đến năm 1987,trong không khí đổi mới dân chủ, mới được ra mắt công chúng. Giới nghiên cứu phê bình cho rằng đây làmột trong những vở kịch hay nhất của Lưu Quang Vũ. Ngay khi mới công diễn, vở kịch đã gây chấnđộng d¬ư luận, tạo ra một không khí tranh luận sôi nổi trên báo chí và trong giới sân khấu. Với sự dàndựng của đạo diễn Nguyễn Đình Nghi và lớp diễn xuất có nghề của Nhà hát Kịch Việt Nam, vở diễn đãthể hiện sâu sắc tính đa nghĩa của một kịch bản có cấu trúc chặt chẽ, giàu trí tuệ. Một cốt truyện dân gianquen thuộc, chẳng mấy ai tranh luận về ý nghĩa của truyện, vậy mà khi Lưu Quang Vũ đ¬ưa lên sân khấu,vở kịch không chỉ dừng lại ở những giá trị ban đầu mà nó còn đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ. Vở kịch khôngchỉ nói đến sự hoà hợp và ý thức đạo lý về phần hồn và phần xác con người mà còn đề cao cuộc đấu tranhcho sự hoàn thiện nhân cách con người. Qua những lời đối thoại ngắn gọn, súc tích, các nhân vật trongthế giới dân gian xưa cũ trở nên gần gũi, quen thuộc, như đang cùng tham dự với cuộc sống đương đạicủa chúng ta. Vở kịch không chỉ đề cập đến chuyện của một thời mà còn đề cập đến chuyện của muônđời. Đó là triết lý nhân sinh về lẽ sống, lẽ làm người. Những rắc rối đổ vỡ bắt nguồn từ sự sống vay mượncủa Trương Ba trong xác anh hàng thịt đã khiến cho chúng ta thấy: Cuộc sống thật là đáng quý nhưngkhông phải sống thế nào cũng được. Sống vay mượn, chắp vá, không có sự hài hoà giữa hồn và xác chỉđem lại bi kịch cho con người. Cuộc sống chỉ có giá trị khi con người được sống đúng là mình, được sốngtrong một thể thống nhất. Vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt không chỉ đề cập đến đời sống một cánhân mà còn đặt ra những vấn đề của xã hội. Thói quan liêu, vô trách nhiệm của Nam Tào Bắc Đẩu đãt¬ước đi mạng sống của người dân vô tội và gây nên bao nhiêu chuyện rắc rối. Sự sửa sai chắp vá của ĐếThích lại là tiền đề bất hạnh cho cuộc đời hồn nọ xác kia không hoàn chỉnh của ông Trương Ba. Mọi sựsửa sai không đúng chỗ đều chứa trong nó nhiều bi kịch hơn là niềm vui. Quyết định vĩnh viễn từ bỏ cuộcsống vay mượn giả tạo của Trương Ba ở phần kết là một sự phản kháng mãnh liệt và đau đớn.Trích đoạn Hồn Trương Ba da hàng thịt đưa vào dạy trong SGK Ngữ văn lớp 12 là một phần thuộc CảnhVII – cũng là cảnh cuối cùng của vở kịch, được đặt tên là Thoát ra nghịch cảnh(2). Trọng tâm của lớpkịch là cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác Trương Ba. Do đó lời thoại ở đây vừa có thể coi là độc thoại vừacó thể coi là đối thoại. Nó là một lời thoại đặc biệt, vừa chứa đựng mâu thuẫn vừa mang tính hành động,thúc đẩy tình huống kịch phát triển đến mức cao nhất. Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác là đỉnh cao tưtưởng triết lý của vở kịch. Cuộc đối thoại đó cùng với thái độ và những lời đối thoại của những người ruộtthịt thân yêu nhất đã dẫn đến hành động quyết liệt - kiên quyết chối từ một cuộc sống chắp vá hồn nọ xáckia của Trương Ba. Lưu Quang Vũ đã để cho nhân vật của mình chọn một con đường tưởng như tiêu cựcnhưng hết sức cần thiết và đúng đắn: Rời bỏ cõi đời này để được đúng là mình, để giữ trong ký ức nhữngngười thân kỷ niệm tốt đẹp về mình. Có nhà nghiên cứu cho rằng “cuộc vật lộn giữa “Hồn Trương Ba” và“Da Hàng thịt” thực chất là cuộc giao tranh giữa hai linh hồn trong một thân xác”(3).Lưu Quang Vũ đã kế thừa tư tưởng của truyện cổ dân gian. Anh cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng hơncủa linh hồn so với thể xác. Hàng loạt nhân vật phụ được hư cấu đã phát ngôn cho tư tưởng đó của tácgiả. Trong khi tất cả những người thân, kể cả người vợ, phủ nhận, xa lánh Trương Ba trong xác anh hàngthịt, thì cô con dâu lại càng thông cảm với ông hơn. Mặc dù cô cũng nhận ra bao nhiêu điều ngang tráixuất hiện nơi con người Trương Ba. Bằng những lời mộc mạc, giản dị, cô đã nói khá đúng, khá cơ bản vềlinh hồn: “Thày vẫn dạy chúng con: cái bề ngoài có quan trọng gì, chỉ có tấm lòng yêu thương và trí tuệcao sáng của con người ta là đáng kể”; “Đã gọi là hồn làm sao có hình thù, bởi nó không là vuông haytròn, mà là vui, buồn, mừng, giận, yêu, ghét…”(4). Qua hàng loạt lời thoại của các nhân vật, nhà viết kịchđã thể hiện một cái nhìn biện chứng đối với mối quan hệ Hồn - Xác. Người sống mượn hồn hay xác củakẻ khác thì cũng đều bất ổn như nhau, đều không còn là mình nữa. Một linh hồn dù tốt đẹp khi trú ngụtrong thân xác khác cũng sẽ bị biến dạng, bởi nó bị chi phối theo thói quen và bản năng của thân xác đó,hơn nữa nó luôn bị dằn vặt trong mặc cảm giả dối và ích kỉ. Chưa kể còn hàng loạt những hệ luỵ, rắc rốikhác như đã xảy ra ở các màn kịch trước. Cuộc đấu tranh này cũng cảnh báo khả năng lấn át của thể xác,của những nhu cầu tầm thường đối với khát vọng sống cao đẹp.Cuộc sống chắp vá hồn nọ xác kia là một bi kịch cho Trương Ba và càng đau đớn hơn nữa khi ông ý thứcđược rằng sự vay mượn này còn đem lại bao đau khổ cho những người thân của mình. Nó còn đáng sợhơn cả cái chết. Hồn Trương Ba đã nói với cô con dâu: “Thày đã làm u khổ. Có lẽ cái ngày u chôn xácthày xuống đất, tưởng thày đã chết hẳn, u cũng không khổ bằng bây giờ”(5). Có lẽ đây cũng là mộtnguyên nhân khiến Trương Ba đi đến chấp nhận cái chết, trả lại xác anh hàng thịt. Từ tư tưởng triết lýđúng về quan hệ giữa hồn và xác, Lưu Quang Vũ đã đi đến một quan niệm đẹp về cách sống: sống chânthật đúng là mình, sống vì mọi người, vì hạnh phúc và sự tốt đẹp của con người. Trương Ba chết nhưngông vẫn sống, sống trong tình cảm, trong “cõi nhớ” của mọi ngưòi, sống trong Sự sống, không cần phảimượn đến thân xác của người khác. Đó là suy nghĩ vừa biện chứng vừa lạc quan và cao thưọng. Ý tưởngsâu sắc đó, sau này lại được Lưu Quang Vũ thể hiện đậm nét trong vở Người trong cõi nhớ - một vở diễnđạt Huy chương vàng Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985. Kịch bản này có một lối kếtcấu khá độc đáo. Các nhân vật xuất hiện đồng thời theo các bình diện không gian khác nhau. Nhữngngười đang sống và những người đã chết. Đã chết như chỉ là mất đi cái phần thân xác, những tư tưởng,tinh thần, những khát vọng, ước mơ cao đẹp của họ vẫn sống. Sống trong sự nghiệp, trong nỗi nhớ thườngngày của những người đang sống hôm nay. Qua lời của một nhân vật kịch, Lưu Quang Vũ đã bộc lộ quanniệm của anh về sự sống chết: Con người tồn tại ở ba cõi. Đó là thế giới của những người đang sống vàcõi lặng im. Cõi thứ ba: Cõi của những người đang sống TRONG TRÍ NHỚ CỦA NGƯỜI KHÁC,những người không bị lãng quên... Và có thể nói quan niệm này đã chi phối hàng loạt các vở kịch kháccủa anh.Hồn Trương Ba da hàng thịt là một tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ. Năm1990, tại Liên hoan Sân khấu Quốc tế lần I tổ chức tại Mátxcơva, lần đầu tiên xuất ngoại, vở diễn đã đượcđánh giá xuất sắc nhất Liên hoan. Năm 1998 vở Hồn Trương Ba da hàng thịt đã đi lưu diễn tại Mỹ trongchương trình giao lưu sân khấu Việt - Mỹ (V.A.T.E.I) được đánh giá là sự kiện văn hoá lớn. Nhà văn HồAnh Thái - người được chứng kiến không khí sôi động của đêm diễn trên đất Mỹ sau này đã tái hiện lạiqua bài viết Đêm không ngủ ở Seattle (mượn tên một bộ phim nổi tiếng của điện ảnh Mỹ)(6). Tác giảPhan Ngọc cũng đã có những lời đánh giá cao đối với tác giả vở diễn này: “Theo tôi nghĩ, Lưu Quang Vũlà nhà viết kịch lớn nhất thế kỷ này của Việt Nam, là một nhà văn hóa... Có một Kịch pháp Lưu QuangVũ mà cả Đông Nam Á có thể tiếp thu. Vũ là một Prôtê, vị thần trong thần thoại có thể thay hình đổi dạngtuỳ theo sở thích… Không ai bằng Vũ trong biệt tài nêu lên cái muôn đời trong cái bình thường, biến cổtích, huyền thoại thành chuyện thời sự, dùng cái hư để nói cái thực, dùng cái thô lỗ để khẳng định cái caoquý”(7)_________________(1) Lưu Quang Vũ. Tuổi trẻ Chủ nhật, số ra ngày 3/5/1987.(2) Phần kết của vở Hồn Trương Ba da hàng thịt có hai dị bản, một dị bản viết lần đầu đã in trong sáchLưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh gửi lại, Nxb. Đà Nẵng, 1989. Dị bản thứ hai in trong Kịch Việt Nam chọnlọc, Tập IV, Nxb. Sân khấu, 2001. Phần trích trong SGK dựa vào dị bản thứ hai.(3) Phạm Vĩnh Cư: Thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam, trong sách Sáng tạo và giao lưu, Nxb. HộiNhà văn, H, 2004, tr.120.(4), (5) Lưu Quang Vũ: Hồn Trương Ba da hàng thịt, trong sách Tuyển tập Kịch, Nxb. Sân khấu, H, 1994,tr.301, 311, 336.(6) Hồ Anh Thái: Đêm không ngủ ở Seattle, trong sách Lưu Quang Vũ - về tác gia và tác phẩm, Nxb.Giáo dục, H, 2007, tr.349.(7) Phan Ngọc: Kịch pháp Lưu Quang Vũ, trong sách Lưu Quang Vũ - về tác gia và tác phẩm. Sđd,tr.264.Them vài câu hỏi:Câu 1: Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và nghệ thuật của tác giả Lưu Quang Vũ . Hoàncảnh ra đời , tóm tắt tác phẩm và vị trí đoạn trích ?1- Tác giả :- Lưu Quang Vũ (1948-1988) quê gốc ở Đà Nẵng,sinh ở Phú Thọ trong một gia đình trí thức+Từ 1965-1970 (17-22 tuổi) vào bộ đội và được biết đến như một nhà thơ tài năng đầy hứa hẹn.+Từ 1970-1978 (22-30 tuổi) xuất ngũ làm nhiều nghề để mưu sinh.+Từ 1978-1988 (30-40 tuổi) làm biên tập viên tạp chí Sân khấu ,bắt đầu sáng tác kịch và trở thành mộthiện tượng đặc biệt của kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX với những vở kịch đặc sắcnhư :Lời thề thứ 9, Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Tôi và chúng ta, Hồn Trương Ba, da hàng thịt…-Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài :làm thơ, vẽ tranh, viết truyện ,viết tiểu luận…Rất nhiều bài thơ củaLưu Quang Vũ được bạn đọc yêu thích :Tiếng Việt, Bầy ong trong đêm sâu…nhưng kịch là lĩnh vựcthành công nhất của ông. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiệnđại.-Năm 2000, Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật2- Tác phẩm:a-Hoàn cảnh ra đời :Hồn Trương Ba ,da hàng thịt được Lưu Quang Vũ viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới công diễn vàgây được ấn tượng mạnh đối với công chúng trong và ngoài nước. Từ một cốt truyện dân gian ,LưuQuang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại ,đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng,triết lí và nhân văn sâu sắc.b-Tóm tắt tác phẩm:Trương Ba, một người làm vườn tốt bụng,khoẻ mạnh, giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốnsửa sai nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại ,nhập vào thể xác hàng thịt vừa mới chết.Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái : lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòichồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ…mà bản thân Trương Ba cũng đau khổ vì phải sống xalạ, giả tạo.Đặc biệt ,thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốnkhông phải là của bản thân ông.Trước nguy cơ tha hoá về nhân cách và sự phiền phức phải mượn thânxác của kẻ khác,Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết.3-Vị trí đoạn trích:Văn bản được trích từ cảnh XII và đoạn kết của vở kịch diễn tả sự đau khổ dằn vặt và quyết định cuốicùng vô cùng cao thượng của Trương Ba sau mấy tháng hồn trú nhờ vào thể xác hàng thịt và gặp rấtnhiều phiền toái …Câu 2: Ý nghĩa của những lời độc thoại khẩn thiết của Hồn Trương Ba “Không.Không…” Qua đoạn đốithoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm hàm ý mà tác giả gửi gắm.-Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt:*Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, nhà viết kịch đã để cho hồnTrương Ba ngồi ôm đầu một lúc lâu rồi vụt đứng dậy với những lời độc thoại khẩn thiết ;“-Không.Không.Tôi không muốn sống như thế này mãi1 Tôi chán cái chỗ không phải là của tôi này lắmrồi.Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này ,ta bắt đầu sợ mi,ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc !.Nếu cái hồn của tacó hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái thân xác này dù chỉ một lát!”=>Hồn Trương Ba đang ở trong một tâm trạng bức bối đau khổ vô cùng.*Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi Xác nói nhữngđiều mà dù muốn hay không muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận.+Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà Hồn đưa ra để biện bạch : Ta vẫn còn một đời sốngriêng,nguyên vẹn ,trong sạch, thẳng thắn…+Trong cuộc đối thoại này ,xác thắng thế vì biết những cố gắng để tách khỏi Xác của Hồn là không thểnên tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo,khi lên giọng dạy đời, chỉ tríchchâm chọc .Hồn lúc đầu mắng mỏ nhưng sau chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèmtheo tiếng than,tiếng kêu vì thấm thía nghịch cảnh của mình.=>Hàm ý mà tác giả gửi gắm vào cuộc tranh cãi này là không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thểxác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng thì đừng đổ tội cho thânxác.Không thể tự an ủi mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.Câu 3: Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ,cháu gái và con dâu), anh chị thấy nguyên nhân nàođã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba phải rơi vào bất ổn, đau khổ? Trương Bacó thái độ như thế nào trước những rắc rối đó?-Nỗi đau khổ và tuyệt vọng của Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với người thân.Người vợ nhấtđịnh đòi bỏ đi vì “Ông đâu phải là ông.”Còn cái Gái thì giận dữ vì cái bàn tay giết lợn của ông đã làm gãychồi non ,bàn chân to bè như cái xẻng giẫm nát cây sâm quý mới ươm trong mảnh vườn của ông nội nó…Chị con dâu sâu sắc hơn biết thương cho hoàn cảnh trớ trêu của bố chồng nhưng rồi cũng nói “…chínhcon cũng không nhận ra thầy nữa.”…-Nguyên nhân khiến cho người thân của Trương Ba và chính ông rơi vào bất ổn là bởi Trương Ba bây giờđã thay đổi khi phải sống trong cái xác của hàng thịt. Hình ảnh ,thói quen thô lỗ…của anh hàng thịtkhông sai,không xấu nhưng nó chỉ thích hợp với bản thân một đồ tể thôi, còn với gia đình Trương Ba vàcả chính bản thân Trương Ba thì không thể chấp nhận được vì nó quá xa lạ với họ.-Nhân vật hồn Trương Ba bây giờ rơi vào cái thế bị mọi người xa lánh, sự tồn tại của ông vì thế mà trởnên vô nghĩa, thậm chí nặng nề ,bức bối.Câu 4: Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa của sự sống.Theo anh (chị ),Trương Ba trách Đế Thích ,người đem lại cho mình sự sống : “Ông cứ nghĩ là cho tôisống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết!” có đúng không?Vì sao? Màn đối thoại giữa Trương Bavà Đế Thích toát lên ý nghĩa gì?Những lời độc thoại nội tâm của Trương Ba cho thấy thái độ quyết liệt của nhân vật này khi muốn thoátkhỏi tình trạng giả tạo xác một nơi hồn một nẻo của mình : “Có thật là không có cách nào khác?” và sựkhẳng định dứt khoát: “Không cần cái đời sống do mày mang lại ! Không cần!. Đây là lời độc thoại dẫntới quyết định châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.-Cuộc trò chuyện giữa Trương Ba và hàng thịt trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnhphúc,về lẽ sống và cái chết.Lời thoại sau đây thật có ý nghĩa:“-Sống nhờ vào đồ đạc của cải của người khác đã là chuyện không nên, đừng này đên cái thân tôi cũngphải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống chứ sống như thế nào thì ông cũngchẳng cần biết !”=>Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá ,khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. ĐếThích có cái nhìn khá hời hợt về cuộc sống của con người nói chung và của Trương Ba nói riêng. Nhânvật Hồn Trương Ba đã ý thức sâu sắc về tình cảnh bi hài của mình và quyết tâm giải thoát.Câu 5: Khi Trương Ba cương quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vàoxác cu Tị, Trương Ba đã từ chối .Vì sao?-Khi Trương Ba cương quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào xáccu Tị, Trương Ba đã từ chối .Đây là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Hồn Trương Ba thử hìnhdung mình lại nhập vào xác cu Tị và thấy rõ bao nhiêu sự rắc rối vô lí lại tiếp tục xảy ra. Tình thương mẹcon Cu Tị cũng là một nguyên nhân khiến ông nhanh chóng quyết định dứt khoát xin Đế Thích gọi hồn cuTị trở về. Hành động bẻ bó nhang của ông cho thấy ông là con người nhân hậu, có quyết định dứt khoátvà tự trọng ,hiểu ý nghĩa của cuộc sống.-Cái chết của cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ mở nút một cách hợp lí bởi nếu chậmthì việc cứu cu Tị sẽ không còn kịp nữaCâu 6: Cảm nghĩ của anh chị sau khi đọc đoạn kết ?Trương Ba đã trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch và hoá thânvào những sự vật thân thương ,tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu của mình. Cuộc sống lạitrở về với qui luật vốn có của nó. Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho mộtbi kịch lạc quan và truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của sự sống đích thực, của chân , thiện ,mỹ.Câu 7: Dựa vào đặc điểm thể loại KỊCH,em hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?-Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính đã góp phần tạo nên chiều sâu cho vở kịch ( đối thoại giữahồn Trương Ba với xác hàng thịt, người thân Trương Ba và Đế Thích ..)-Hành động kịch của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh , tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện(thoát xác, đốt hương , bẻ hương…).- Những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật hồn Trương Ba góp phần thể hiện rõ tính cách nhân vật vàquan niệm về lẽ sống đúng đắnCâu 8: Chủ đề tư tưởng của đoạn trích là gì?Qua đoạn trích, Lưu Quang Vũ đã truyền đi bức thông điệp: Được sống làm người quí giá thật nhưngđược sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mà mình vốn có càng quí giá hơn.Sự sống chỉthật sự có ý nghĩa khi con người được sống theo lẽ tự nhiên ,hài hoà thể xác và tinh thần . Con người phảibiết luôn đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân ,chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách vàvươn tới những giá trị tinh thần cao quí.(Sưu tầm) .
Tài liệu liên quan
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ
- 7
- 1
- 16
- Kiến thức lớp 12 Hồn Trương Ba, da hàng thịt –Lưu Quang Vũ-phần1 pptx
- 15
- 800
- 4
- Kiến thức lớp 12 Hồn Trương Ba, da hàng thịt –Lưu Quang Vũ-phần2 pdf
- 13
- 822
- 2
- Kiến thức lớp 12 Hồn Trương Ba, da hàng thịt –Lưu Quang Vũ-phần3 ppt
- 17
- 557
- 1
- Kiến thức lớp 12 Hồn Trương Ba, da hàng thịt –Lưu Quang Vũ-phần4 docx
- 3
- 429
- 1
- Kiến thức lớp 12 Hồn Trương Ba, da hàng thịt –Lưu Quang Vũ-phần5 docx
- 10
- 371
- 1
- Kiến thức lớp 12 Hồn Trương Ba, da hàng thịt –Lưu Quang Vũ-phần6 docx
- 9
- 439
- 0
- Kiến thức lớp 12 Hồn Trương Ba, da hàng thịt –Lưu Quang Vũ-phần7 ppt
- 12
- 426
- 1
- Kiến thức lớp 12 Hồn Trương Ba, da hàng thịt –Lưu Quang Vũ-phần8 pot
- 10
- 347
- 1
- Kiến thức lớp 12 Hồn Trương Ba, da hàng thịt –Lưu Quang Vũ-phần9 pdf
- 13
- 452
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(31.14 KB - 6 trang) - Về đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Vở Kịch Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt được Viết Dựa Trên
-
Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt (kịch) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vở Kịch Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt được Viết Dựa ...
-
Hoàn Cảnh Ra đời Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt
-
Vở Kịch Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt được Viết Dựa ...
-
Trắc Nghiệm Bài Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
-
Vở Kịch Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt Của Lưu Quang Vũ Nhìn Từ Thủ ...
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt - TopLoigiai
-
Top 9 Bài Phân Tích Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Hay Chọn Lọc
-
“Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt” Từ Truyện Cổ Dân Gian đến Kịch Bản ...
-
Lớp Văn Thầy Nhật - HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (Lưu ...
-
Phân Tích ý Nghĩa Nhan đề Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt Của Lưu ...
-
Trình Bày Hoàn Cảnh Ra đời Của Vở Kịch “Hồn Trương Ba- Da Hàng Thịt”
-
Từ đoạn Trích Vở Kịch "Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt" Của Lưu Quang ...