Tự Doanh Chứng Khoán Là Gì? 10 Vấn đề Dành Cho Người Mới Phải ...

4.5/5 - (6 bình chọn)

Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ. Thế nhưng tự doanh chứng khoán là gì? Có những loại tự doanh chứng khoán nào? Hãy cùng Luận Văn 24 tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Mục lục ẩn
  • 1. 3 khái niệm cần phải biết để hiểu được “Tự doanh chứng khoán là gì”
    • 1.1. Chứng khoán là gì?
    • 1.2. Thị trường chứng khoán
    • 1.3. Khái niệm tự doanh chứng khoán
  • 2. 3 Đặc điểm của tự doanh chứng khoán
    • 2.1. Tính chuyên nghiệp cao
    • 2.2. Quy mô đầu tư lớn, đa dạng
    • 2.3. Có nhiều rủi ro
  • 3. Mục đích của tự doanh chứng khoán
    • 3.1. Kiếm lợi nhuận từ cổ phiếu
    • 3.2. Đầu tư góp vốn
    • 3.3. Bảo vệ giá
    • 3.4. Tạo lợi nhuận
  • 4. 4 yêu cầu với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
    • 4.1. Sự tách biệt trong quản lý
    • 4.2. Sự ưu tiên cho khách hàng
    • 4.3. Bình ổn giá thị trường
    • 4.4. Tạo lập thị trường
  • 5. 2 phương thức thanh toán của nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
    • 5.1. Trực tiếp
    • 5.2. Gián tiếp
  • 6. 3 Quy định về tự doanh chứng khoán của pháp luật
    • 6.1. Vốn pháp lý
    • 6.2. Hoạt động tự doanh chứng khoán
    • 6.3. Tài khoản
  • 7. Quy trình nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
    • 7.1. Xây dựng chiến lược
    • 7.2. Tìm kiếm cơ hội đầu tư
    • 7.3. Phân tích đánh giá
    • 7.4. Đầu tư
    • 7.5. Quản lý, thu hồi
  • 8. Phân loại tự doanh chứng khoán
    • 8.1. Hoạt động đầu tư ngân quỹ
    • 8.2. Hoạt động đầu tư chênh lệch giá
    • 8.3. Hoạt động đầu cơ
    • 8.4. Hoạt động đầu tư phòng vệ
    • 8.5. Hoạt động tạo lập thị trường
    • 8.6. Hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát
  • 9. Phân biệt giữa tự doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán
  • 10. Tình hình Tự doanh chứng khoán tại Việt Nam hiện nay

1. 3 khái niệm cần phải biết để hiểu được “Tự doanh chứng khoán là gì”

Muốn biết về tự doanh chứng khoán, bạn cần phải biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 

1.1. Chứng khoán là gì? 

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.

Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh, chứng chỉ quỹ đầu tư. Có thể coi chứng khoán như một loại hàng hóa đặc biệt.

Chung-khoan-Thi-truong-chung-khoan.jpg 23 Tháng Mười Một, 2021
Chứng khoán? Thị trường chứng khoán?

1.2. Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán được định nghĩa là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán sản phẩm tài chính bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng… có kỳ hạn từ 1 năm trở lên.

  • Thị trường sơ cấp: Khi khách hàng mua chứng khoán lần đầu phát hành
  • Thị trường thứ cấp: Khi khách hàng trao đổi mua bán chứng khoán ở thị trường sơ cấp

Xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán được đánh giá là nơi diễn ra hàng loạt các hoạt động như trao đổi, mua bán, chuyển nhượng chứng khoán, từ đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. 

Thị trường chứng khoán gồm những chức năng cơ bản sau:

  • Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
  • Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
  • Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
  • Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
  • Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô
  • Phân loại thị trường chứng khoán

Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn: Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường: Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và thị trường phi tập trung (thị trường OTC).

Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: Thị trường tiến hành phát hành, mua bán, trao đổi chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi…

Có thể bạn cũng quan tâm đến: 

  • Tiền tệ, vai trò, chức năng
  • Ưu, nhược điểm của Chính sách tiền tệ 

Sau khi tìm hiểu qua về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chúng ta cùng tìm lời giải đáp cho câu hỏi tự doanh chứng khoán là gì dưới đây.

Hieu-dung-ve-Tu-doanh-chung-khoan-la-gi
Hiểu đúng về Tự doanh chứng khoán là gì?

1.3. Khái niệm tự doanh chứng khoán

Theo Luật chứng khoán, tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình. 

Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán, có cơ cấu tổ chức phức tạp và có tính chuyên nghiệp cao trên thị trường, do đó hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán mà các Công ty chứng khoán thực hiện có nhiều điểm khác biệt so với hoạt động đầu tư của các chủ thể khác trên thị trường chứng khoán.

2. 3 Đặc điểm của tự doanh chứng khoán

Sau khi giải đáp được thắc mắc Tự doanh chứng khoán là gì, bài viết sẽ cung cấp tới bạn đọc 3 đặc điểm chính của tự doanh chứng khoán, bao gồm: tính chuyên nghiệp cao; quy mô đầu tư lớn, đa dạng và tính rủi ro.

3-Dac-diem-cua-tu-doanh-chung-khoan
3 Đặc điểm của tự doanh chứng khoán

2.1. Tính chuyên nghiệp cao 

Một trong những đặc điểm nổi bật của tự doanh chứng khoán là tính chuyên nghiệp cao. Các cán bộ thực hiện hoạt động tự doanh cần có kiến thức chuyên sâu, khả năng phân tích và đưa ra các quyết định đúng đắn. Đồng thời, các cán bộ tự doanh cần có tính tự chủ và năng động trong các phạm vi, quy định ràng buộc chặt chẽ của đơn vị, nhằm mang lại hiệu suất công việc tốt nhất. Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán luôn có mục đích, tính định hướng và nằm trong chiến lược lâu dài của công ty.

2.2. Quy mô đầu tư lớn, đa dạng

Với nền tảng tài chính được xây dựng vững chắc và các hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao nên quy mô đầu tư tự doanh chứng khoán của các công ty thường lớn và đa dạng. Thông thường, hoạt động tự doanh thường hướng đến nhiều ngành nghề, thị trường ( cả trong và ngoài nước)

2.3. Có nhiều rủi ro

Hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán thường chứa đựng rất nhiều rủi ro. Bởi vậy đơn vị thường sử dụng các công cụ phòng vệ như option, future trong hoạt động đầu tư, chiến lược phát triển, chính sách quản lý danh mục đầu tư của công ty để giảm thiểu tối đa sự thất thoát, rủi ro. 

3. Mục đích của tự doanh chứng khoán

Việc hoạt động tự doanh chứng khoán của các đơn vị được hình thành và phát triển bởi 4 mục đích chính, bao gồm: kiếm lợi nhuận từ cổ phiếu, đầu tư góp vốn, bảo vệ giá, tạo lợi nhuận. 

3.1. Kiếm lợi nhuận từ cổ phiếu

Việc tự doanh chứng khoán sẽ mang lại lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán và chênh lệch giá cho các đơn vị chứng khoán. Đồng thời, đơn vị cũng có thể bù được phần mất giá khi giá cổ phiếu bị giảm. 

Muc-dich-kiem-loi-nhuan-tu-co-phieu-khi-tu-doanh-chung-khoan
Mục đích kiếm lợi nhuận từ cổ phiếu khi tự doanh chứng khoá

3.2. Đầu tư góp vốn 

Thông qua việc mua các loại cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi hoặc bao gồm quyền chuyển đổi, các đơn vị chứng khoán sẽ trở thành cổ đông của các công ty cổ phần. Các vấn đề liên quan hạn mức đầu tư đều được quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi song phương.

3.3. Bảo vệ giá 

Để bình ổn giá cả trước tình hình biến động của thị trường, các công ty chứng khoán sẽ thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán nhằm ổn định lại thị trường  theo yêu cầu can thiệp của cơ quan quản lý và tự bảo vệ mình hay khách hàng của mình khi thực hiện các đợt phát hành hay bảo lãnh phát hành.Để thực hiện việc này, các công ty chứng khoán cần có sự thống nhất hợp lực để tự phát hành dưới hình thức “tổ chức bảo trợ thị giá” tức là lập một tập đoàn tài chính (consortium).

3.4. Tạo lợi nhuận 

Mang lại lợi nhuận là mục đích cơ bản của kinh doanh nói chung, kinh doanh chứng khoán và tự doanh chứng khoán nói riêng. Với lợi thế về mặt thu thập và phân tích thông tin, các đơn vị có thể mua bán tích trữ hoặc giao dịch thu lợi nhuận chênh lệch từ chứng khoán trên thị trường. 

4. 4 yêu cầu với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán 

Để hoạt động hiệu quả, bộ phận tự doanh chứng khoán cần tuân theo 4 yêu cầu: sự tách biệt trong quản lý, sự ưu tiên cho khách hàng và bình ổn giá thị trường. 

4.1. Sự tách biệt trong quản lý 

Theo luật pháp nước ta nói riêng và các nước nói chung, nghiệp vụ môi giới và tự doanh chứng khoán cần tách biệt rõ ràng về yếu tố con người, quy trình nghiệp vụ, vốn, tài sản của công ty để đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng và thị trường.

4.2. Sự ưu tiên cho khách hàng 

Do các đơn vị có ưu thế hơn về việc nắm bắt và phân tích thông tin, nên để đảm bảo bình ổn thị trường và không có sự cạnh tranh thiếu công bằng; nguyên tắc hàng đầu của các đơn vị khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh là ưu tiên giao dịch của khách hàng.

Yeu-cau-ve-su-uu-tien-danh-cho-khach-hang
Yêu cầu về sự ưu tiên dành cho khách hàng

4.3. Bình ổn giá thị trường

Theo luật, các công ty chứng khoán đều phải dành 1 tỷ lệ nhất định giao dịch của mình cho hoạt động bình ổn thị trường. Theo đó, các đơn vị buộc phải mua chứng khoán khi giá bị giảm và bán ra khi giá tăng.

4.4. Tạo lập thị trường

Để tạo thị trường cho các chứng khoán mới phát hành, các công ty chứng khoán cần thực hiện tự doanh mua bán chứng khoán, tạo tính thanh khoản trên thị trường cấp 2.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hoặc cần  ngành tài chính vui lòng liên hệ hotline 0988552424 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp. 

Nếu bạn đang có nhu cầu viết bài luận văn ngành tài chính, hãy liên hệ dịch vụ thuê người làm luận văn của Trung tâm. Đội ngũ Luận văn 24 với hơn 300 CTV giàu kinh nghiệm đã viết hơn 958 bài luận văn nhận được đánh giá tích cực với tỷ lệ 98%.

5. 2 phương thức thanh toán của nghiệp vụ tự doanh chứng khoán 

2 phương thức thanh toán phổ biến của nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là phương thức trực tiếp và gián tiếp.

5.1. Trực tiếp 

Phương thức thanh toán trực tiếp là các giao dịch “ trao tay” giữa đơn vị chứng khoán với đối tác và khách hàng. Đây là giao dịch song phương mà trong đó công ty chứng khoán đóng vai trò người bán và đối tác khách hàng đóng vai trò người mua. Giá thành và các thỏa thuận liên quan sẽ được song phương bàn bạc và thống nhất trực tiếp. Ví dụ điển hình về giao dịch tự doanh trực tiếp là mua cổ phiếu IPO, mua đấu giá cổ phiếu,…

5.2. Gián tiếp 

Phương thức thanh toán gián tiếp là các giao dịch được thực hiện qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán. Với các thức thanh toán này, khách hàng có thể thanh toán đa phương tiện.

6. 3 Quy định về tự doanh chứng khoán của pháp luật 

3-Quy-dinh-ve-tu-doanh-chung-khoan-cua-phap-luat

6.1. Vốn pháp lý 

Về vốn pháp lý của tự doanh chứng khoán, theo Điểm b, Khoản 1, Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP, vốn pháp định cho nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài,chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là 100 tỷ VNĐ.

6.2. Hoạt động tự doanh chứng khoán 

Theo Điều 22,Thông tư số 121/TT-BTC, nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của công ty chứng khoán cần đảm bảo những quy định sau:

  • Đơn vị phải đảm bảo đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch cho tài khoản của chính mình.
  • Nghiệp vụ tự doanh phải được thực hiện với danh nghĩa của chính doanh nghiệp, không được mượn danh nghĩa người khác để thực hiện.

Các trường hợp sau không được coi là tự doanh chứng khoán:

  • Mua, bán chứng khoán nhằm sửa lỗi sau giao dịch
  • Mua, bán cổ phiếu của chính mình.

Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình.

Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch thỏa thuận với khách hàng.

6.3. Tài khoản 

Theo Điểm 2.3, mục 2, Công văn số 2327/UBCK-PTTT do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành hướng dẫn thực hiện Thông tư 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn giao dịch chứng khoán: “Công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh chỉ được phép mpr một tài khoản giao dịch tự doanh chứng khoán tại chính công ty chứng khoán và không được phép mở bất cứ tài khoản tự doanh nào tại các công ty chứng khoán khác”.

7. Quy trình nghiệp vụ tự doanh chứng khoán 

Quy-trinh-5-buoc-trong-nghiep-vu-tu-doanh-chung-khoan
Quy trình 5 bước trong nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

Quy trình nghiệp vụ tự doanh chứng khoán gồm 5 bước:

7.1. Xây dựng chiến lược 

Xác định chiến lược trong hoạt động tự doanh của đơn vị là chủ động, thụ động hay bán chủ động. Đồng thời xác định rõ công ty đầu tư vào ngành nghề hay lĩnh vực nào?

7.2. Tìm kiếm cơ hội đầu tư 

Đơn vị có thể và nên tìm kiếm đa dạng các cơ hội đầu tư ở thị trường phát hành và thị trường lưu thông, thị trường chứng khoán đã niêm yết và chưa niêm yết.

7.3. Phân tích đánh giá 

Đây là bước mà bộ phận tự doanh sẽ thực hiện. Có thể kết hợp cùng bộ phận phân tích, thẩm định để đưa ra các kết luận về số lượng, giá cả, thị trường…

7.4. Đầu tư 

Theo quy định của pháp luật, bộ phận tự doanh chứng khoán sẽ triển khai thực hiện giao dịch mua, bán chứng khoán. 

Bộ phận tự doanh sẽ triển khai thực hiện các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán, tuân thủ theo quy định của pháp luật 

7.5. Quản lý, thu hồi 

Bộ phận tự doanh có trách nhiệm với các khoản đầu tư và tìm kiếm các cơ hội mới. Trong đó:

  • Với trái phiếu, đơn vị cần theo dõi biến động lãi suất, tỷ giá hối đoái,…
  • Với cổ phiếu, đơn vị phải theo dõi và phân tích các thông số liên quan nhằm đưa ra quyết định giữ hay bán.

8. Phân loại tự doanh chứng khoán

8.1. Hoạt động đầu tư ngân quỹ

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải dự trữ cho mình một lượng tiền mặt nhất định để thực hiện chi trả và dự phòng cho các nhu cầu thanh toán hàng ngày. Yêu cầu này càng đặc biệt cấp thiết đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính.

Ngoài tiền mặt, các khoản dự trữ này còn được thực hiện dưới dạng tiền gửi tại các ngân hàng và một số chứng khoán ngắn hạn, có tính lỏng cao, dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt. Hoạt động đầu tư ngân quỹ phát sinh nhằm giúp các ngân hàng, các công ty chứng khoán quản lý tốt khoản dự trữ này.

Bằng việc đầu tư số tiền tạm thời nhàn rỗi vào thị trường tiền tệ, họ đạt được cả hai mục đích: vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán, vừa có mức sinh lời nhất định.

Có thể bạn cũng quan tâm đến: Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại

8.2. Hoạt động đầu tư chênh lệch giá

Kinh doanh chênh lệch giá là việc các nhà đầu tư mua chứng khoán  ở một mức giá thấp và bán chúng ở một mức giá cao hơn, phần lợi nhuận thu về là phần chênh lệch giá.

Mục đích đầu tư ở đây là chỉ quan tâm đến chênh lệch giá cả trên thị trường để thực hiện đầu tư, tức là họ mong muốn tạo ra lợi nhuận nhưng không chịu rủi ro trên cơ sở khai thác sự không nhất quán về giá chứng khoán tại các thời điểm khác nhau và tại các thị trường khác nhau.

Chẳng hạn, khi Công ty chứng khoán thực hiện hoạt động tự doanh cổ phiếu với chiến lược tập trung chính vào loại hình này thì chính sách đầu tư của Công ty chứng khoán thiên về đầu tư trong ngắn hạn, còn đầu tư trong dài hạn là cực kì hạn chế. Khi giá cổ phiếu trên thị trường tăng hơn giá mua vào với một tỷ lệ phần trăm nhất định, công ty sẽ thực hiện bán cổ phiếu đó trên thị trường để thu về lợi nhuận từ mức giá chênh lệch.

Phan-loai-tu-doanh-chung-khoan-theo-hoat-dong-dau-tu-chenh-lech-g
Phân loại tự doanh chứng khoán theo hoạt động đầu tư chênh lệch giá

8.3. Hoạt động đầu cơ

Các Công ty chứng khoán tiến hành đầu cơ với hy vọng kiếm được lợi nhuận thông qua hành vi chấp nhận rủi ro về giá chứng khoán. Trong lĩnh vực chứng khoán, đầu cơ là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại chứng khoán nhằm thu lợi từ sự biến động giá mạnh của chúng.

Cơ sở đầu cơ của họ là: tại một ngày nhất định trong tương lai giá chứng khoán  sẽ tăng hơn giá ở thời điểm hiện tại. Do đó, khi đầu cơ, Công ty chứng khoán sẽ mua vào tại thời điểm giá chứng khoán thấp để bán số chứng khoán đó với giá cao hơn trong tương lai.

Những Công ty chứng khoán này sẵn sàng chấp nhận thua lỗ cao nếu gặp rủi ro nhưng lại có thể đạt được những khoản lợi khổng lồ. Hoạt động đầu cơ thường chỉ được thực hiện trong ngắn hạn và chỉ những Công ty chứng khoán cần tích tụ nhiều vốn, đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, có chính sách đầu tư mạo hiểm mới thực hiện hoạt động này.

8.4. Hoạt động đầu tư phòng vệ

Công ty chứng khoán thực hiện hoạt động đầu tư phòng vệ với mục đích tự bảo vệ trước sự biến động của giá chứng khoán. Để thực hiện được mục đích đó, các Công ty chứng khoán phải sử dụng đến các công cụ phòng vệ như option, future, swap,…

Đây là một loại đầu tư được thực hiện để làm giảm hoặc loại trừ rủi ro xảy đến với một loại đầu tư khác, trong khi vẫn đảm bảo một mức lợi nhuận khi thực hiện thương vụ.

8.5. Hoạt động tạo lập thị trường

Tạo lập thị trường là hoạt động của Công ty chứng khoán trong đó công ty chấp nhận rủi ro nắm giữ một khối lượng nhất định của một loại chứng khoán nhất định để hỗ trợ, thúc đẩy giao dịch đối với loại chứng khoán đó.

Khi đã đóng vai trò nhà tạo lập thị trường, Công ty chứng khoán  thường xuyên yết lên các mức giá chào mua, chào bán và thực hiện mua bán theo các mức giá đó.

8.6. Hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát

Mục đích của Công ty chứng khoán ở đây là thao túng và nắm quyền kiểm soát các tổ chức phát hành do vậy Công ty chứng khoán sẽ sẵn sàng chấp nhận một chi phí lớn nhưng hợp lý để nắm được quyền kiểm soát và trong tương lai kỳ vọng có thể thao túng những tổ chức đó và thu được những nguồn lợi cao.

9. Phân biệt giữa tự doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán 

Phan-biet-giua-tu-doanh-chung-khoan-va-moi-gioi-chung-khoan
Phân biệt giữa tự doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán

Tham khảo bảng phân biệt tự doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán dưới đây

Đặc điểm Tự doanh chứng khoán Môi giới chứng khoán
Khái niệm Là hoạt động mà công ty chứng khoán đóng vai trò như một nhà đầu tư trên thị trường. Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.
Vai trò -Xây dựng thị trường cho cổ phiếu mới-Bình ổn giá thị trường-Thu lợi nhuận, mở rộng quy mô đầu tư cho công ty chứng khoán – Tư vấn, tiến hành các giao dịch.- Tìm kiếm, đánh giá, tổng hợp, kiểm tra thông tin thị trường chứng khoán trong và ngoài nước; chứng khoán và trái phiếu.
Số vốn 100 tỷ VNĐ. 25 tỷ VNĐ

10. Tình hình Tự doanh chứng khoán tại Việt Nam hiện nay 

Những năm gần đây, tình hình tự doanh chứng khoán tại Việt Nam ngày một phát triển, giúp cho thị trường chứng khoán Việt ngày một mở rộng và tiềm năng hơn. Mức độ phủ sóng tại và tham gia các sàn chứng khoán nước ngoài cũng ngày một đa dạng và phổ biến. 

Theo thống kê của trang Stockbiz.vn,  tính đến Quý II thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có những điểm tích cực. Sàn giao dịch VN-Index tăng 18,2% so với cuối quý I. HNX-Index tăng 12,8%.UPCoM-Index tăng 11,2%. Bình quân quý II, tổng khối lượng giao dịch đạt 974,6 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 10,5% so với quý I.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc xung quanh vấn đề “Tự doanh chứng khoán là gì?” cũng như cách phân chia các loại tự doanh chứng khoán. Mong rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. 

5/5 (1 Review) CEO Alma Đặng Thu Trà

CEO Alma Đặng Thu Trà là một nhà hoạt động giáo dục trẻ nổi bật trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, là người sáng lập website luanvan24.com, nơi cung cấp đa dạng các dịch vụ viết thuê luận văn, báo cáo, tiểu luận, essay, assignment và đồ án tốt nghiệp, cùng với các dịch vụ phân tích và xử lý số liệu SPSS.

Từ khóa » Tự Doanh Nghĩa Là Gì