Từ đơn, Từ Phức, Từ Ghép, Từ Láy Lớp 6 - Blog Của Thư

Từ đơn và từ phức là một hình thức cấu tạo của từ trong tiếng Việt. Đây là kiến thức tiếng Việt thực hành căn bản mà học sinh được học từ lớp 4 và mở rộng kiến thức thêm ở lớp 6. Phân biệt từ đơn và từ phức sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức cấu tạo nên từ tiếng Việt. Để các bạn học sinh học tốt môn học này, Worldsearchjournal sẽ cung cấp thông tin về từ đơn trong bài viết sau!

Thế nào là từ đơn?

Khái niệm về từ đơn đã được nhắc tới trong chương trình tiếng Việt lớp 4, sau đó mở rộng ở Ngữ Văn lớp 6. Theo khái niệm này, từ đơn là từ được tạo thành bởi một tiếng. Trái ngược với từ đơn là từ phức, đây là loại từ được cấu tạo từ 2 hoặc nhiều tiếng có quan hệ ngữ nghĩa với nhau.

  • Từ đơn: nồi, chảo, mập, ốm, năm, ngày, giờ,…
  • Từ phức: cửa hàng, xe máy, lung linh,…
Chi tiết về các kiểu từ trong tiếng Việt

Cấu tạo của từ đơn

Từ định nghĩa của các từ đơn, ta có thể rút ra kết luận cấu tạo của từ đơn gồm một tiếng có nghĩa. Trong đó tiếng bao gồm: âm, vần, thanh.

  • Âm: Trong tiếng Việt có 22 phụ âm: b, c (k,q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, tr, th, v, x và 11 nguyên âm: i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ, a, ă, â.
  • Vần: bao gồm âm đệm, âm chính, âm cuối.
  • Thanh: gồm 6 thanh – ngang (hay thanh không), huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng.

Ví dụ: Tiếng “Khế” được cấu tạo bởi phụ âm “kh”, vần “ê” và thanh sắc.

Phân loại từ đơn

Theo định nghĩa trong sách giáo khoa bộ môn Ngữ Văn 6, từ đơn được phân loại thành hai nhóm, gồm: từ đơn một âm tiết và từ đơn đa âm tiết. Trong đó:

Từ đơn một âm tiết là những từ chỉ có một âm tiết. Ví dụ: núi, muối, kẹo, kem,…

Ngược lại, từ đơn đa âm tiết thì có 2 âm tiết trở lên. Ví dụ như: vali, oto…

Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt khi từ gồm hai tiếng riêng biệt nhưng vẫn được phân loại vào từ đơn như xà phòng, bồ kết, mì chính… Nguyên nhân phân loại là bởi vì dù những từ này được tạo từ 2 hình vị nhưng chúng lệ thuộc vào nhau nên chỉ được xem là 1 hình vị, hay còn gọi là từ đơn đa âm.

Từ đơn, từ ghép là kiến thức quan trọng trong chương trình Ngữ Văn

Hướng dẫn cách phân biệt từ đơn từ ghép từ láy

Để hiểu hơn về các khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy và biết cách phân biệt chúng, hãy tham khảo ngay bảng sau đây:

Từ đơn Từ ghép Từ láy
Tạo thành từ 1 tiếng có nghĩa Tạo thành từ 2 tiếng có quan hệ ngữ nghĩa với nhau Tạo thành từ 2 tiếng có quan hệ ngữ âm với nhau
Phân loại: từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp Phân loại: láy âm, láy vần, láy tiếng và láy cả âm lẫn vần
Ví dụ: xa, nhớ, tủ, khăn, áo, nhà, bàn, ghế, cây, hoa, lá, đẹp,… Ví dụ: Quần áo, cha mẹ, sách vở, máy tính, vui vẻ, xinh xắn, câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình,… Ví dụ: ngoan ngoãn, thoang thoảng, thăm thẳm, luôn luôn, xa xa, lanh lảnh, ngồn ngộn, bong bóng, lâm râm, mênh mông, róc rách, lách cách,…

Trên đây là những thông tin để các bạn học sinh hiểu hơn về từ đơn bao gồm khái niệm, cấu tạo và phân loại. Ngoài ra là những kiến thức liên quan về từ ghép, từ láy và cách phân biệt ba loại từ trên. Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm rõ về từ đơn và áp dụng vào việc nhận biết, đặt câu.

Từ khóa » Trình Bày Khái Niệm Từ đơn Từ Phức Từ Láy Từ Ghép