Từ đồng Nghĩa, Trái Nghĩa - Đừng Chủ Quan Bỏ Qua Kiến Thức Này!

Từ đồng nghĩa – trái nghĩa là hai nội dung kiến thức khá cơ bản trong Tiếng Việt. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa từ đồng nghĩa (hoặc trái nghĩa) hoàn toàn và không hoàn toàn lại không hề đơn giản như ta vẫn nghĩ. Vậy thế nào là đồng nghĩa (trái nghĩa) hoàn toàn và không hoàn toàn? Làm thế nào để phân biệt chúng? Cùng cô Trần Thu Hoa (Hocmai.vn) tìm hiểu ngay nhé!

A. Từ đồng nghĩa là gì?

Khái niệm từ đồng nghĩa:

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống, hoặc gần giống nhau.

Phân loại từ đồng nghĩa:

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.

Ví dụ: Mẹ – má, bố – ba – cha

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

Ví dụ: chết – hi sinh (hy sinh mang ý nghĩa trang trọng, thiêng liêng hơn).

– Lưu ý: Đối với từ đồng nghĩa không hoàn toàn, tuy các từ có nghĩa tương đương nhau nhưng lại mang sắc thái biểu thị khác nhau. Khi viết tập làm văn, học sinh hãy thật lưu ý khi lựa chọn từ nào cho phù hợp với văn cảnh, đối tượng nhé!

Mời cha mẹ và học sinh xem video bài giảng chi tiết về từ đồng nghĩa tại đây:

Phân biệt từ đồng nghĩa và từ đồng âm

Từ đồng âm được hiểu là tất cả các từ có sự giống nhau về mặt hình thức, cách đọc nhưng lại khác nhau về mặt ngữ âm.

Ví dụ: Sự giống âm giữa 2 từ “Chân ghế” và “Chân thật”: Một bên là từ chỉ một bộ phận của chiếc ghế còn một bên là từ chỉ về tính cách của con người. Ví dụ trên là một trong những ví dụ điển hình cho từ đồng âm

Từ đó, ta có thể thấy được sự khác biệt rất rõ ràng giữa từ đồng âm và từ đồng nghĩa. Với từ đồng nghĩa ta có sự giống nhau về nghĩa nhưng lại khác nhau về âm, còn đối với từ đồng âm thì hoàn toàn ngược lại có sự giống nhau về âm nhưng nghĩa có thể hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ về sự khác nhau từ đồng âm và từ đồng nghĩa:

Từ đồng âm: “Đồng tiền” và ” Đồng nghĩa”

Từ đồng nghĩa: “Đồng nghĩa” và “Giống nhau”

Phân biệt từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa

Về khái niệm về từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt bao gồm: Một từ mang ý nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển. Bên cạnh đó, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau

Ví dụ 1: Xe máy: Là tên của một loại phương tiện được sử dụng với mục đích di chuyển, chỉ có 2 bánh, sử dụng động cơ để di chuyển và sử dụng xăng làm nhiên liệu. Đối với từ xe máy là một từ xác định và người đọc, người nghe chỉ hiểu duy nhất 1 nghĩa xe máy là phương tiện di chuyển.

Ví dụ 2: Còn đối với các từ sau: Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, miệng túi, nhà có 6 miệng ăn.

Đối với ví dụ trên, từ miệng là từ nhiều nghĩa

  • Nghĩa gốc: bao gồm Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang. Ở đây, các từ miệng đều mang ý nghĩa chỉ một bộ phận của con người hoặc động vật

  • Nghĩa chuyển: bao gồm Miệng túi và nhà có 6 miệng ăn. Đối với từ miệng túi, nghĩa của từ này chỉ phần mở ra của một vật có chiều sau (được sử dụng tương tự với hình ảnh miệng của con người, động vật cũng là bộ phận mở ra). Còn đối với trường hợp: “Nhà có 6 miệng ăn” thì lại là ám chỉ các cá nhân cụ thể trong gia đình. Mỗi người là một đơn vị tính để chỉ về chi phí ăn uống, sinh hoạt trong cuộc sống, cụ thể ở đây là 6 người.

Từ đó ta thấy được sự khác nhau giữa từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa cũng rất rõ rệt. Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa tương tự nhau về nghĩa và có thể thay thế được với nhau. Còn từ nhiều nghĩa có nghĩa chính và nghĩa chuyển và những từ này không thể thay thế được cho nhau.

B. Từ trái nghĩa là gì?

Khái niệm về từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau.

Lưu ý: Từ trái nghĩa là từ không đồng nghĩa nhưng từ không đồng nghĩa chưa chắc đã là từ trái nghĩa. Chính vì thế các em học sinh cần lưu ý khi sử dụng 2 khái niệm này trong quá trình học và làm bài tập.

Ví dụ:

Từ trái nghĩa: Vui – buồn

Từ không đồng nghĩa: vui – xe máy

– Ví dụ: Giàu – nghèo, cao – thấp.

Phân loại từ trái nghĩa

Tương tự như từ đồng nghĩa, học sinh cần phân biệt được hai dạng của từ trái nghĩa như sau:

+ Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa đối lập nhau trong mọi tình huống, văn cảnh.

+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ không phải trong trường hợp nào nó cũng mang nghĩa trái ngược nhau.

Ví dụ: Cao chót vót – sâu thăm thẳm

Cao là từ trái nghĩa (hoàn toàn) với thấp, tuy nhiên trong trường hợp này, “cao chót vót” lại biểu thị sự đối lập với “sâu thăm thẳm” nên chúng cũng được coi là từ trái nghĩa (không hoàn toàn).

– Các từ trái nghĩa không hoàn toàn (tùy trường hợp) như vậy còn được gọi là từ trái nghĩa lâm thời.

Bản đồ kiến thức về từ trái nghĩa
TOPCLASS 2024 - CHƯƠNG TRÌNH HỌC TOÀN DIỆN NẮM CHẮC KIẾN THỨC - BỨT PHÁ ĐIỂM SỐ
  • Chu trình học tập khép kín HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA
  • Đa dạng hình thức học - Phù hợp với mọi nhu cầu
  • Đội ngũ giáo viên giảng dạy nổi tiếng với 16+ năm kinh nghiệm
  • Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này! HỌC THỬ MIỄN PHÍ ĐĂNG KÝ NGAY

Mẹo xác định từ trái nghĩa không hoàn toàn

Trong nội dung về từ đồng nghĩa – trái nghĩa, từ trái nghĩa không hoàn toàn là phần gây nhiều khó khăn cho học sinh nhất. Con cảm thấy khó hiểu về lý thuyết và khi áp dụng làm bài tập. Vậy cô Thu Hoa có gợi ý gì khi xác định từ trái nghĩa không hoàn toàn?

“Khi xác định từ trái nghĩa, cần xác định trong tình huống cụ thể.”

Vì từ trái nghĩa không hoàn toàn mang các ý nghĩa khác nhau tùy trường hợp nên hãy luôn đặt từ đó vào tình huống trong câu để xác định đúng nghĩa biểu thị của nó.

– Ví dụ:

Từ “nhạt” khi mang nghĩa về hương vị món ăn, nó trái nghĩa với từ “mặn”. “Món canh này nhạt quá!” Tuy nhiên, khi từ “nhạt” mang nghĩa chỉ vẻ đẹp, nó trái nghĩa với từ “đằm thắm”. “Hoa cỏ may luôn buồn tủi về vẻ đẹp mờ nhạt của mình, cô ghen tị với nét đằm thắm của chị mẫu đơn”.

Chi tiết về bài giảng từ trái nghĩa, các bậc phụ huynh và các em học sinh có thể xem tại đây: Từ đồng nghĩa – trái nghĩa là nội dung không quá phức tạp, nhưng hãy lưu ý những trường hợp phức tạp về từ đồng nghĩa không hoàn toàn và trái nghĩa không hoàn toàn để không bị nhầm lẫn. Nắm vững nội dung từ vựng này cũng là một phép bổ trợ đắc lực giúp con có vốn từ cho bài viết tập làm văn hay hơn, hấp dẫn hơn. Cha mẹ lưu ý cho con ôn tập nhé!

Mời cha mẹ ghé thăm Hocmai.vn để tìm hiểu nhiều khóa học bổ ích hơn cho con nhé! Hè về, hãy cùng HOCMAI vừa chơi, vừa học vui vẻ ngay tại mái ấm thân yêu với Chương trình Học Tốt – có rất nhiều bài giảng hay, phù hợp với lực học của con!

Từ khóa » Trái Nghĩa Với Bi Quan Là Gì