Từ Hán-Việt | TRANG CHUYÊN NGÔN NGỮ HỌC
Có thể bạn quan tâm
Lê Đình Tư
1. Từ tiếng Hán và từ Hán-Việt
Quá trình tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán đã để lại trong tiếng Việt một tỉ lệ lớn các từ vay mượn của tiếng Hán, gọi là từ gốc Hán hay từ Hán-Việt. Theo các nhà nghiên cứu thì khoảng hơn 60% số từ của tiếng Việt là từ vay mượn của tiếng Hán. Tuy nhiên, các từ tiếng Hán khi đi vào tiếng Việt đã được Việt hóa về cách đọc cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt. Đó gọi là cách đọc Hán-Việt. Cách đọc này đã được hoàn thiện từ khoảng thế kỉ X- XI và được sử dụng ổn định cho đến nay. Điều đó có nghĩa là các từ vay mượn của tiếng Hán được người Việt đọc theo âm cổ – âm tiếng Hán đời Đường – có sự Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Trong khi đó tại Trung Quốc, trải qua các thời kì khác nhau, cách phát âm của các từ đã thay đổi nhiều. Điều này giải thích tại sao từ tiếng Trung hiện đại và từ Hán-Việt có cách đọc không giống nhau. Ví dụ: từ dìfēng của tiếng Trung được người Việt đọc là địa phương. Mặt khác, các từ gốc Hán trong tiếng Việt cũng có sự khác biệt về nghĩa và cách sử dụng so với từ tương đương trong tiếng Trung hiện nay. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, từ ngoại ô được dùng để biểu thị ý nghĩa ‘lãnh vực bên ngoài thành phố’ nhưng tiếng Trung lại dùng thị giao, thành giao để biểu thị ý nghĩa này. Không những thế, tiếng Việt còn dùng các yếu tố gốc Hán để tạo ra từ mới chỉ dùng trong tiếng Việt, ví dụ: tiểu đoàn, đại đội, hoặc kết hợp một yếu tố gốc Hán với một yếu tố thuần Việt để tạo ra từ mới, ví dụ: binh lính, tàu hỏa, đói khổ. Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có một số từ gốc Hán nhưng không đọc theo âm Hán-Việt, ví dụ: rồng – long; sức – lực, xin – thỉnh, hoặc các từ gốc Hán mượn qua khẩu ngữ, ví dụ: mì chính, xì dầu…
2. Mục đích vay mượn từ tiếng Hán
Nhìn chung, tiếng Việt vay mượn các từ ngữ tiếng Hán để phục vụ cho hai mục đích:
1) Bổ sung những từ còn thiếu
Tiếng Việt thời kì đầu còn thiếu rất nhiều từ, nhất là trong các lĩnh vực văn hóa, văn học – nghệ thuật, luật pháp, chính trị, kinh tế, quốc phòng, giáo dục. Để bổ sung những từ còn thiếu, người Việt một mặt đã tạo ra một số từ mới trên cơ sở các nguyên tắc cấu tạo từ tiếng Việt, song mặt khác cũng đã vay mượn một số lượng lớn từ ngữ tiếng Hán. Việc vay mượn các từ ngữ tiếng Hán đã diễn ra trong một thời gian rất dài, ngay từ khi tiếng Việt còn chưa trở thành ngôn ngữ độc lập. Tuy nhiên, những từ ngữ vay mượn từ xa xưa của tiếng Hán đã bị thay đổi nhiều trong tiếng Việt và chúng hoạt động giống như từ thuần Việt nên nhiều người vẫn nghĩ rằng đó là từ thuần Việt, ví dụ: buồng (phòng), buồn, mây, chè… Vì vậy, khi nói đến từ ngữ gốc Hán trong tiếng Việt, thường người ta nghĩ đến những từ được vay mượn trong thời kì tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ độc lập và được đọc theo một nguyên tắc chung giống nhau: đọc theo âm Hán-Việt. Ví dụ:
– Các từ trong lĩnh vực văn hóa: lễ nghi, lễ hội, tôn giáo, giáo phái, văn minh. – Các từ trong lĩnh vực văn học-nghệ thuật: tiểu thuyết, hội họa, điêu khắc, trữ tình. – Các từ trong lĩnh vực luật pháp: hiến pháp, luật sư, tòa án, quy định, hình sự. – Các từ trong lĩnh vực chính trị: chính phủ, độc lập, phụ thuộc, dân chủ, liên minh. – Các từ trong lĩnh vực kinh tế: công nghiệp, tư bản, tỷ giá, chứng khoán.
Có thể thấy rằng, đây chủ yếu là những thuật ngữ khoa học-chuyên môn.
2) Tạo ra một lớp từ có sắc thái nghĩa khác với từ đã có trong tiếng Việt
Do được sử dụng nhiều nên từ ngữ tiếng Việt thường có đặc điểm của từ ngữ giao tiếp hàng ngày. Điều đó làm cho chúng không thể dùng để biểu thị các sắc thái nghĩa trang trọng hay khái quát. Để khắc phục tình trạng này, tiếng Việt vay mượn một số từ ngữ tiếng Hán có nghĩa cơ bản giống với từ tiếng Việt nhưng được bổ sung thêm một sắc thái nghĩa khác. Điều này làm xuất hiện những cặp từ đồng nghĩa, trong đó từ thuần Việt và từ Hán-Việt chỉ có sắc thái nghĩa khác nhau. Ví dụ:
– Từ thuần Việt gây cảm giác thô tục, ghê sợ hoặc đau đớn còn từ Hán-Việt tạo cảm giác lịch sự, trung hòa. Ví dụ:
Từ thuần Việt: chảy máu, chết, nôn
Từ Hán-Việt: xuất huyết, từ trần, thổ
– Từ Hán-Việt tạo ra cảm giác trang trọng hơn từ thuần Việt. Ví du:
Từ thuần Việt: cưới nhau, đàn bà, người già
Từ Hán-Việt: hôn nhân, phụ nữ, phụ lão ___________________________________________________________
Từ khóa » Từ Hán Việt Ngôn Ngữ
-
Từ Hán-Việt – Wikipedia Tiếng Việt
-
3000 Từ Hán Việt Cần Ghi Nhớ
-
Tra Từ: Ngôn Ngữ - Từ điển Hán Nôm
-
Từ điển Hán Nôm: Tra Từ
-
Từ Hán Việt Trong Ngôn Ngữ Tiếng Việt
-
Nên Cẩn Trọng Hơn Khi Dùng Từ Hán Việt
-
Sự Chuyển Nghĩa Thú Vị Của Từ Hán Việt | VOV2.VN
-
Về Việc Dùng Từ Ngữ Hán - Việt
-
Vì Sao Nên Dạy Chữ Hán Cho Học Sinh Phổ Thông?
-
Những Lỗi Sai Phổ Biến Khi Dùng Từ Hán Việt - Báo Tuổi Trẻ
-
Việt Hóa Từ Gốc Hán - Báo Đà Nẵng điện Tử
-
“HÁN -VIỆT” VÀ “THUẦN VIỆT” - .vn
-
[PDF] ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - Dữ Liệu Mở