Tự Hào Mảnh đất, Con Người Hà Nam

Tin nóng:

  • An ninh: Tòa án nhân dân tỉnh triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025

  • Xây dựng Đảng - Chính quyền: Ban Chỉ đạo tỉnh về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở triển khai nhiệm vụ năm 2025

  • Văn hóa: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai nhiệm vụ năm 2025

  • Quốc phòng: Bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Ban CHQS thị xã Kim Bảng

  • Xây dựng Đảng - Chính quyền: Tỉnh đoàn công bố Bộ công cụ Tư liệu trực quan tuyên truyền Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam qua các thời kỳ

  • Giáo dục: Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

  • INFOGRAPHIC: Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp và giải quyết chính sách, chế độ

  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác luận điệu xuyên tạc công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Báo Hà Nam điện tử Quê hương núi Đọi sông Châu Tự hào mảnh đất, con người Hà Nam 22086 06:05 17/10/2020 bình luận

Danh xưng Hà Nam xuất hiện trên bản đồ đất Việt tính đến nay vừa tròn 130 năm (20/10/1890 - 20/10/2020) nhưng truyền thống lịch sử, văn hiến của dải đất núi Đọi - sông Châu thì đã có bề dầy hàng nghìn năm. Nhìn lại những dấu son lịch sử, những trầm tích văn hóa rực rỡ của quê hương, chúng ta càng thêm tự hào, tự tin, thêm kỳ vọng vào bước phát triển đi lên của mảnh đất Hà Nam yêu dấu.

Hà Nam theo cách mô tả rất hình ảnh của các nhà sử học là vùng đất nằm lọt giữa bốn dòng sông lớn: Sông Hồng (phía Đông), sông Đáy (phía Tây), sông Châu (phía Bắc), sông Vị Hoàng (phía Nam); vùng đất có lịch sử lâu đời, lưu giữ nhiều trầm tích văn hóa tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng mà bằng chứng giàu sức thuyết phục nhất là Bảo vật quốc gia Trống đồng Ngọc Lũ - Biểu trưng của văn hiến Việt Nam(*).

Nói đến Hà Nam là nói đến mảnh đất qua nhiều triều đại phong kiến tự chủ luôn gắn bó khăng khít, là một phần của Đại La thành, Hà Nội. Hà Nam còn được biết đến là vị trí tâm điểm của một vòng tròn khép kín các kinh đô, cố đô và đô thị cổ nổi tiếng: Kinh đô Thăng Long, cố đô Hoa Lư, phủ Thiên Trường (kinh đô thứ hai của nhà Trần) và đô thị cổ Phố Hiến (Hưng Yên). Có lẽ bởi sự độc đáo về hình thái địa lý ấy nên dưới chế độ quân chủ, Hà Nam luôn được chọn làm căn cứ tụ nghĩa, luyện binh, tích trữ lương thảo cho nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm: Căn cứ Đồng Ao (Thanh Thủy, Thanh Liêm của tướng quân Vũ Cố); Căn cứ Lạt Sơn (Thanh Sơn, Kim Bảng của Nữ tướng Lê Chân); Căn cứ núi Cõi (Liêm Cần, Thanh Liêm của Thập đạo Tướng quân  Đại Hành Hoàng đế Lê Hoàn); Kho lương Trần Thương (Xã Trần Nhân Đạo, Lý Nhân của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn); Căn cứ Nham Tràng (Thanh Tân, Thanh Liêm của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Ba Đình- Đinh Công Tráng)... 

Tự hào mảnh đất con người Hà Nam
Thành phố Phủ Lý hôm nay. Ảnh: Trương Dũng

Hà Nam tự hào có những người con trung liệt, những công tích hiển hách lưu danh muôn đời cùng lịch sử dựng nước, giữ nước. Thời Vua Hùng dựng nước có Thiện Công, Vực Công đứng lên đánh giặc Ân, bảo vệ bờ cõi Văn Lang. Những năm đầu Công nguyên có các Nữ tướng Cao Thị Liên, Quỳnh Chân, Nguyệt Nga cùng hàng chục nữ tướng nổi danh dấy binh, tụ nghĩa dưới cờ Hai Bà Trưng. Thời Tiền Lý có tướng quân Đinh Lôi giúp Lý Nam Đế dựng nghiệp vương chủ. Các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê…, Hà Nam đều có những tướng tài lập công tích lẫy lừng. Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng (Liêm Cần, Thanh Liêm) với câu nói bất hủ: "Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc" đã trở thành niềm tự hào của bao thế hệ người dân Việt Nam và quê hương Hà Nam. Trong buổi đầu kháng Pháp, Hà Nam có Đinh Công Tráng (Thanh Tân, Thanh Liêm), Đề Yêm (Đồng Hóa, Kim Bảng) dựng cờ khởi nghĩa. Hà Nam còn được biết đến là miền "đất lành" được Đại Hành Hoàng đế Lê Hoàn chọn làm nơi Tịch điền (Xuân Đinh Hợi năm 987), mở đầu một phong tục đẹp - coi trọng khuyến nông.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, các thế hệ người dân Hà Nam chịu thương chịu khó trong lao động, kiên cường trong chống giặc ngoại xâm và không ngừng sáng tạo, bồi đắp nên nền văn hóa giàu bản sắc với nhiều di sản vật thể, phi vật thể độc đáo. Cùng với những bảo vật vô giá: Trống đồng Ngọc Lũ, Bia "Sùng Thiện Diên Linh", mảnh đất mang danh xưng Hà Nam hiện có 1.784 di tích thuộc nhiều loại hình (trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt - chùa Long Đọi Sơn, đền Trần Thương; 89 di tích cấp quốc gia; 113 di tích cấp tỉnh). Cùng với đó là một kho tàng dân ca độc đáo: Múa hát Dậm Quyển Sơn (Kim Bảng), Hát Trống quân (Thanh Liêm), múa hát Lải Lèn (Lý Nhân); hát Giao duyên vùng ngã ba sông Móng... và những lễ hội mang bản sắc riêng có của vùng núi Đọi - sông Châu: Lễ hội chùa Bà Đanh, chùa Long Đọi Sơn, đền Lảnh Giang, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Vật võ Liễu Đôi, Lễ phát lương Đức Thánh Trần... 

Nói về truyền thống lịch sử, văn hiến, người Hà Nam nhiều thế hệ tự hào nhắc đến tên tuổi 58 vị đại khoa mà trong đó nhiều vị có đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng, chấn hưng đất nước như: Lý Trần Thản, Trương Công Giai, Dương Bang Bản, Bùi Văn Dị... Hà Nam cũng là mảnh đất sinh ra những văn sĩ tài hoa, sáng danh trên văn đàn nước nhà: Nguyễn Khuyến, Nam Cao, Phạm Tất Đắc... Thời kỳ cách mạng, Hà Nam rạng ngời tên tuổi những chiến sĩ cách mạng tiền bối: Lương Khánh Thiện, Nguyễn Hữu Tiến, Trần Thị Phúc, Hồ Xanh, Lê Hồ, Nguyễn Úy...; những sự kiện lịch sử đậm chất anh hùng: "Tiếng trống Bồ Đề" (Bình Lục); sự kiện 32 cụ già, thanh, thiếu niên Đức Bản (Lý Nhân) anh dũng hy sinh; sự kiện trận chống càn Núi Chùa (Thanh Liêm), làng Buộm (Hoàng Tây, Kim Bảng); sự kiện "10 cô gái Lam Hạ Anh hùng" hy sinh trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; những làng quê có chung “Ngày giỗ trận”: Cống Vùa, Đồng Lâu (Lý Nhân); Kim Thượng (Phủ Lý)… Nói đến Hà Nam là nói đến những tấm gương kiên cường, trọn đời hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc: Trần Văn Chuông (Bình Lục), Dương Văn Nội (Duy Tiên), Nguyễn Thị Vân Liệu, Nguyễn Văn Nhờn (Kim Bảng), Nguyễn Thị Nhạ (Thanh Liêm)… cùng 1.415 “Mẹ Việt Nam Anh hùng”, trên 17 nghìn liệt sỹ; trên 35 nghìn thương, bệnh binh, hàng trăm tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, Anh hùng Lao động...

Hôm nay, nói đến Hà Nam là nói đến những thông tin thật vui về sự đổi thay ngoạn mục trong lộ trình đổi mới, hội nhập, phát triển. Điểm đổi mới dễ nhận thấy nhất là hệ thống hạ tầng giao thông liên hoàn với các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ thênh thang rộng phẳng cùng hàng chục cây cầu vượt sông Hồng, sông Đáy, sông Châu, cầu vượt đường bộ tại những nút giao, cửa ngõ trọng điểm. Bây giờ nếu ai đến miền rừng núi Ba Sao, Khả Phong (Kim Bảng) với những địa danh đã từng một thời ám ảnh tâm trí bao người: đỉnh Bòng Bong, ngoẹo chữ chi, dốc Ba Chồm sẽ thấy rõ sự thay đổi. Quốc lộ 21A qua đây nhỏ hẹp, len lỏi giữa núi đồi ngày nào giờ được nắn thẳng, hạ thấp độ cao, rộng dài, êm thuận bánh xe đi. Xóm núi Ba Sao đang hiện hữu ngày càng rõ hơn vóc dáng một phố núi du lịch, dịch vụ. Khu du lịch tâm linh, sinh thái Tam Chúc với hàng loạt kỷ lục về quy mô xây dựng và sở hữu hàng loạt bảo vật độc đáo, quý hiếm, mở cửa đón khách đúng dịp Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 đang trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách gần xa.

Năm 2020, năm Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Hà Nam có 98/98 xã, 6/6 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 1 xã được công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu. Thành phố ngã ba sông Phủ Lý đang hướng đến mục tiêu trở thành đô thị loại I. Huyện Duy Tiên đã trở thành thị xã; miền đất bán sơn địa Kim Bảng tự tin hướng đến mục tiêu trở thành thị xã vào cuối nhiệm kỳ 2020 - 2025. Thực hiện các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy khóa XIX, các lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ của tỉnh ngày càng khởi sắc, Hà Nam đã đưa vào hoạt động: Khách sạn Mường Thanh, Trung tâm thương mại Vincom, sân golf Kim Bảng, khu khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và hàng loạt khu, cụm công nghiệp, đô thị, khu dân cư mới trải khắp 6 huyện, thành phố, thị xã. Nói đến những đổi thay của dải đất núi Đọi - sông Châu, không thể không nói đến thành tích rất đáng tự hào về phát triển sự nghiệp giáo dục. Quê hương “Hai tốt” - Hà Nam hiện có 362/373 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia; là một trong ba tỉnh đầu tiên của cả nước có 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Nói đến Hà Nam hôm nay là nói đến những thông tin thật vui về những bứt phá ấn tượng trên lĩnh vực an sinh xã hội. Năm 2020, kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo ở Hà Nam giảm còn 2,2%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90%. 

Nói đến Hà Nam hôm nay là nói đến những định hướng lớn thể hiện rõ ý chí, khát vọng của người dân Hà Nam cho giai đoạn phát triển tiếp theo, những định hướng lớn được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX quyết nghị: Đến 2025 là tỉnh có tốc độ tăng trưởng GRDP trên 10%; tự cân đối ngân sách; GRDP bình quân đầu người cao hơn mức bình quân chung cả nước; đến 2030 là tỉnh có tốc độ tăng trưởng GRDP nằm trong tốp đầu của vùng Đồng bằng sông Hồng; có điều tiết ngân sách về Trung ương; GRDP bình quân đầu người cao hơn mức bình quân chung cả nước; đến 2035 phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Những trầm tích văn hóa đặc sắc, những “kỳ tích” đổi thay cùng những khát vọng vươn tới tương lai đó chính là sự kết tinh từ bề dày truyền thống lịch sử, văn hiến và cách mạng của dải đất sông Châu - núi Đọi, kết tinh từ niềm tự hào, tự lực, tự cường, từ bàn tay, khối óc cùng một quá trình nỗ lực kiên trinh không mệt mỏi của nhiều thế hệ người dân quê hương Hà Nam yêu dấu. ___________________

(*) Phiên bản Trống đồng Ngọc Lũ được chọn là biểu trưng cho văn hiến Việt Nam trưng bày tại Trụ sở Đại hội đồng Liên hợp quốc. 

Thế Vĩnh

Bình luận bài viết

Gửi bình luận

Bình luận

Tin bài khác Tự hào là người lính lái xe tăng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử Tự hào là người lính lái xe tăng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử Ký ức hào hùng của những cựu thanh niên xung phong Ký ức hào hùng của những cựu thanh niên xung phong Trên quê hương nhà cách mạng tiền bối Trần Tử Bình Trên quê hương nhà cách mạng tiền bối Trần Tử Bình
  • Những lớp học đặc biệt trong ký ức của một cựu chiến binh

  • Tự hào vùng đất Duy Tiên

  • Đình Quan Phố và những nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo

  • Âm vang tiếng trống cách mạng Bồ Đề

  • Làng văn hóa Vạn Thọ xưa và nay

  • Dấu ấn mùa Thu lịch sử

  • Tết Độc lập năm 1969 trong ký ức người lính

  • Nữ quân nhân tiêu biểu

o C
  • Đường dây nóng của BCĐ tỉnh về PCTN, TC
  • Chuyển đổi số
  • Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
  • van ban chi dao
  • Bien dao
  • Dien luc Ha Nam
  • sk & bl
  • Ho so tu lieu
  • Dia chi Ha Nam
  • Lien he QC

Truyền hình Internet

Nỗ lực duy trì 100% bảo hiểm y tế học sinh sinh viên

Nỗ lực duy trì 100% bảo hiểm y tế học sinh sinh viên

  • Ghi nhận ngày làm việc đầu tiên sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Nam
  • Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 23 đến 27 tháng 12
  • Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 16 - 20/12
  • Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 12
  • Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 2 - 6/12
  • Ghi nhận từ cuộc thi KHKT 2024
  • Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 25 đến 29 tháng 11

Tin mới

  • Cảnh giác với chiêu trò giả danh nhân viên giao hàng để chiếm đoạt tài sản

    Cảnh giác với chiêu trò giả danh nhân viên giao hàng để chiếm đoạt tài sản

  • Thanh Liêm phát huy vai trò cơ quan tuyên giáo trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

    Thanh Liêm phát huy vai trò cơ quan tuyên giáo trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

  • Đại hội Chi bộ Chính trị, Đảng bộ Quân sự huyện Thanh Liêm

    Đại hội Chi bộ Chính trị, Đảng bộ Quân sự huyện Thanh Liêm

  • Điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • Thực tiễn giáo dục STEM – Nhìn từ các cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học

    Thực tiễn giáo dục STEM – Nhìn từ các cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học

  • Quy định mới về dạy thêm, học thêm ở trong và ngoài nhà trường

    Quy định mới về dạy thêm, học thêm ở trong và ngoài nhà trường

  • Báo động số ca tử vong do ung thư liên quan đồ uống có cồn

    Báo động số ca tử vong do ung thư liên quan đồ uống có cồn

  • Người phụ nữ ra viện được bọc ni-lông kín mít khiến dư luận tranh cãi

    Người phụ nữ ra viện được bọc ni-lông kín mít khiến dư luận tranh cãi

Đọc nhiều

  • Triển khai chương trình công tác Công an năm 2025

    Triển khai chương trình công tác Công an năm 2025

  • Năm 2025, Hà Nam phấn đấu thu cân đối ngân sách nhà nước đạt gần 26 nghìn tỷ đồng

    Năm 2025, Hà Nam phấn đấu thu cân đối ngân sách nhà nước đạt gần 26 nghìn tỷ đồng

  • Thị xã Duy Tiên ra mắt câu lạc bộ Pickleball

    Thị xã Duy Tiên ra mắt câu lạc bộ Pickleball

  • Hội viên cựu chiến binh tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao

    Hội viên cựu chiến binh tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao

  • Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh

    Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh

  • Bế mạc Trại sáng tác Mỹ thuật - Nhiếp ảnh Hà Nam năm 2024

    Bế mạc Trại sáng tác Mỹ thuật - Nhiếp ảnh Hà Nam năm 2024

  • Đặt làm trang chủ
  • Thông tin tòa soạn
  • Liên hệ quảng cáo
  • Đường dây nóng 0982 711 566
  • Sơ đồ website
  • Về đầu trang

Từ khóa » Tự Hào Mảnh đất Quê Hương