Tử Hình – Wikipedia Tiếng Việt

Đừng nhầm lẫn với Tư hình.
Một người cộng sản đối lập chính quyền bị tử hình ở Cuba, trong thời kỳ Cách mạng Cuba (1956).

Tử hình, án tử hình hay án tử (tiếng Anh: capital punishment, judicial homicide, execution, death sentence, death penalty) là việc hành quyết một người theo một quy trình luật pháp. Những người bị án tử hình được gọi là tử tù.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua, trong năm 2007, 2008, 2010, 2012 và năm 2014,[1] các nghị quyết không ràng buộc kêu gọi đình chỉ tử hình toàn cầu, nhằm cuối cùng bãi bỏ.[2] Tại các quốc gia thành viên EU, theo Hiệp ước Lisbon, Điều 2 của Hiến chương các Quyền Căn bản của Liên minh châu Âu cấm hình phạt tử hình.[3] Ngoài ra, hội đồng châu Âu, mà có 47 quốc gia thành viên, cấm các quốc gia thành viên áp dụng luật tử hình. Ngược lại, nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc... vẫn sẽ duy trì án tử hình với mục đích tạo hình phạt đủ sức răn đe với các loại tội phạm nghiêm trọng, nhằm đảm bảo an ninh chung cho xã hội. Hơn 65% dân số thế giới sống tại các quốc gia nơi có án tử hình, và 4 quốc gia đông dân nhất thế giới (Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Indonesia) vẫn đang áp dụng hình phạt tử hình và sẽ không xoá bỏ nó trong một tương lai gần.[4][5][6][7][8][9][10][11][12]

Tính đến đầu năm 2016, 65 quốc gia vẫn còn hình phạt tử hình, 103 quốc gia đã hoàn toàn bãi bỏ hình phạt này, 6 nước bãi bỏ cho những tội thông thường (chỉ tuyên tử hình với những tội đặc biệt như tội phạm chiến tranh, tội phản quốc, giết người hàng loạt), và 30 nước vẫn còn án tử hình nhưng đã lâu không áp dụng.[13]

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ "tử hình" có nguồn gốc từ Hán Việt 死刑 (pinyin: sǐxíng), có nghĩa là hình phạt chết.[cần dẫn nguồn]

Một số cách tử hình

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Danh sách phương pháp tử hình
Hình phạt voi giày
  • Xử bắn
  • Đóng đinh
  • Thiêu sống
  • Đun sôi
  • Xử trảm
  • Chôn sống
  • Treo cổ
  • Ghế điện
  • Ném đá
  • Phanh thây
  • Phòng hơi ngạt
  • Tiêm thuốc độc
  • Thả trôi sông
  • Tùng xẻo
  • Voi giày
  • Tứ mã phanh thây/Ngũ mã phanh thây
  • Xẻ đôi người (theo chiều dọc)
  • Lột da
  • Cung hình
  • Tru di
  • Chém ngang lưng

Án tử hình hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết này cần được cập nhật do có chứa các thông tin có thể đã lỗi thời hay không còn chính xác nữa. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách cập nhật cho bài viết này. (tháng 8 năm 2024)
Bài chi tiết: Tử hình theo quốc gia và vùng lãnh thổ
Tình hình áp dụng án tử hình trên thế giới   Hủy bỏ cho tất cả mọi tội   Hủy bỏ trừ các trường hợp đặc biệt (ví dụ như tội phạm chiến tranh)   Có án tử hình, nhưng trong 10 năm qua chưa áp dụng với người nào   Đang áp dụng

Tính đến đầu năm 2016, 65 quốc gia vẫn còn luật tử hình, 103 quốc gia đã hoàn toàn bãi bỏ án phạt này, 6 nước bãi bỏ cho những tội thông thường (chỉ duy trì án tử hình trong những trường hợp đặc biệt như tội ác chiến tranh, phản quốc), và 30 còn án tử hình nhưng đã lâu không áp dụng trong thực tế.[13]

Trong một số các quốc gia có án tử hình, nó chỉ được dùng cho tội giết người và tội liên quan đến chiến tranh. Trong một số quốc gia khác, như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, Ả Rập Xê Út, Việt Nam... nó còn được áp dụng cho các tội bất bạo động như buôn lậu ma túy và tham nhũng... Nói chung, việc quy định án tử hình dành cho tội danh nào tùy thuộc vào nhu cầu an ninh và mức nghiêm trọng của các loại tội danh tại quốc gia đó.

Ví dụ như Singapore có những quy định tử hình rất nghiêm khắc đối với tội phạm ma túy. Cụ thể những đối tượng mang theo các chất sau với khối lượng tương ứng sẽ bị kết án tử hình: heroin (từ 15 g trở lên), cocaine (từ 30 g trở lên), morphine (từ 30 g trở lên), hashish (từ 200 g trở lên), methamphetamine (từ 250 g trở lên), cần sa (từ 500 g trở lên) và thuốc phiện (từ 1.200 g trở lên). Với những quy định nghiêm khắc bậc nhất thế giới về kiểm soát ma túy, người Singapore tự hào với tỉ lệ nghiện ma túy tại nước họ thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia khác[14].

Tranh luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức Ân xá quốc tế khuyến khích các quốc gia bãi bỏ án tử hình,[15] Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua, trong năm 2007, 2008, 2010, 2012 và năm 2014,[1] các nghị quyết không ràng buộc kêu gọi đình chỉ tử hình toàn cầu, nhằm cuối cùng bãi bỏ.[2] Tại các quốc gia thành viên EU, theo Hiệp ước Lisbon, Điều 2 của Hiến chương các Quyền Căn bản của Liên minh châu Âu cấm hình phạt tử hình.[3] Ngoài ra, hội đồng châu Âu, mà có 47 quốc gia thành viên, cấm các quốc gia thành viên áp dụng luật tử hình.

Ngược lại, nhiều quốc gia tuyên bố sẽ duy trì án tử hình với mục đích tạo hình phạt đủ sức răn đe với các loại tội phạm nghiêm trọng, nhằm đảm bảo an ninh chung cho xã hội. Lập luận này dựa trên các phân tích sau[16]:

  • Nếu dựa vào Điều 3 "Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền" (rằng "Mọi người đều có quyền sống, tự do và được bảo vệ an toàn") để diễn giải rằng việc sử dụng hình phạt tử hình là vi phạm nhân quyền thì diễn giải đó là vô lý. Bởi vì, nếu tử hình một ai đó tức là "vi phạm quyền sống" và phải xóa bỏ bản án này, thì đồng thời chính phủ các nước cũng phải xóa bỏ các trại giam tội phạm vì khi giam giữ một ai đó cũng là sự vi phạm "quyền tự do".
  • Mặt khác, khoản 2 Điều 6 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định: "Ở những quốc gia chưa xóa bỏ hình phạt tử hình thì chỉ được phép áp dụng đối với những tội nghiêm trọng nhất…". Điều này cho thấy, công ước thừa nhận ở những quốc gia khác nhau, tùy theo điều kiện cụ thể mà có thể duy trì hình phạt tử hình "với những tội nghiêm trọng nhất", và thế nào là "những tội nghiêm trọng nhất" cũng không có khái niệm cụ thể mà đó là nội bộ mỗi quốc gia tự quyết định.
  • Tính nhân đạo của pháp luật phải dung hòa lợi ích của xã hội và lợi ích của người phạm tội. Việc đề cao lợi ích của người phạm tội mà quên đi lợi ích của toàn xã hội không thể xem là thỏa mãn nguyên tắc nhân đạo của pháp luật. Một người phạm tội rất nghiêm trọng, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng và còn tiếp tục đe dọa đến sự an toàn của xã hội, thì việc nhân đạo đối với tội phạm chính là vô nhân đạo đối với toàn thể cộng đồng xã hội.

Báo cáo năm 2017

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức Ân xá Quốc tế báo cáo, năm 2016, có 1.032 vụ tử hình được ghi nhận, nhưng con số thực sự sẽ cao hơn nhiều (do nhiều nước không công bố số liệu hoặc thống kê không đầy đủ), con số này giảm 37% so với năm trước. Benin và Nauru hủy bỏ luật tử hình. Tổng cộng 141 nước đã hủy bỏ luật tử hình hoặc đã lâu không thi hành nó nữa. Đối với Việt Nam, theo dữ liệu Bộ Công an từ tháng 8 năm 2013 đến 30 tháng 6 năm 2016 có 429 người bị xử tử hình, và như vậy trở thành nước có số án tử hình nhiều thứ 3 sau Trung Quốc và Iran.[17]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tử hình ở Việt Nam

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “117 countries vote for a global moratorium on executions”. World Coalithion Against the Death Penalty.
  2. ^ a b “moratorium on the death penalty”. United Nations. ngày 15 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010.
  3. ^ a b Charter of Fundamental Rights of the European Union
  4. ^ “Asia Times Online – The best news coverage from South Asia”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2009.
  5. ^ Coalithion mondiale contre la peine de mort – Indonesian activists face upward death penalty trend – Asia – Pacific – Actualités
  6. ^ Death penalty rift in states continues in the US Lưu trữ 2015-05-16 tại Wayback Machine By: Information Daily Staff Writer, cập nhật: 25/3, 2009 - 16:39 GMT bản lưu 27/8/2009
  7. ^ AG Brown says he'll follow law on death penalty By DON THOMPSON, The Associated Press 3:30 P.M.ngày 11 tháng 3 năm 2009
  8. ^ lawmakers-cite-economic-crisis-effort-ban-death-penalty
  9. ^ Legislators in U.S. state vote to repeal death penalty 14/3/2009, IHT
  10. ^ Death penalty repeal unlikely says anti-death penalty activist Carol J. Williams, cập nhật 22/11/2008, lưu 7/7/2011
  11. ^ A new Texas? Ohio's death penalty examined – Campus Lưu trữ 2012-01-12 tại Wayback Machine Travis Schulze cập nhật 15/6/2012
  12. ^ THE DEATH PENALTY IN JAPAN-FIDH > Human Rights for All / Les Droits de l'Homme pour Tous
  13. ^ a b “Death Sentences and Executions Report 2015”. Amnesty International. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  14. ^ https://tuoitre.vn/singapore-xu-toi-khoa-than-cong-cong-ma-tuy-the-nao-20180116145650703.htm
  15. ^ “Amnesty International”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2009.
  16. ^ Cần tiếp tục duy trì hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam
  17. ^ “Vietnam executes many more people than previously thought”. www.economist.com. 12 tháng 4 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: Tử hình
  • Tư liệu liên quan tới Death penalty tại Wikimedia Commons
  • Tử hình tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Capital punishment (law) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  • Có nên giữ án tử hình?: BBC Việt ngữ
  • Chương 26: Thi hành hình phạt tử hình Luật số 19/2003/QH11 của Quốc hội: Bộ luật Tố tụng Hình sự, ban hành ngày 10/12/2003
  • x
  • t
  • s
Tử hình
Các quốc gia áp dụng hình phạt tử hình
  • Afghanistan
  • Bangladesh
  • Belarus
  • Botswana
  • Trung Quốc
  • Ai Cập
  • Ấn Độ
  • Indonesia
  • Iran
  • Iraq
  • Nhật Bản
  • Jordan
  • Malaysia
  • Nigeria
  • Triều Tiên
  • Pakistan
  • Ả Rập Xê Út
  • Singapore
  • Somalia
  • Sudan
  • Syria
  • Đài Loan
  • Thái Lan
  • Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất
  • Mỹ
  • Việt Nam
  • Yemen
Hiếm khi sử dụng
  • Bahamas
  • Brunei
  • Cuba
  • Jamaica
  • Kenya
  • Lào
  • Lebanon
  • Maldives
  • Papua New Guinea
  • Nga
  • Saint Kitts và Nevis
  • Hàn Quốc
  • Sri Lanka
  • Tajikistan
  • Tonga
Không áp dụng cho các tội thông thường
  • Kazakhstan
  • Brazil
  • Guatemala
  • Israel
  • Peru
Đã bãi bỏ
  • Albania
  • Andorra
  • Armenia
  • Úc
  • Áo
  • Azerbaijan
  • Bỉ
  • Bhutan
  • Bosnia và Herzegovina
  • Bulgaria
  • Campuchia
  • Canada
  • Cabo Verde
  • Costa Rica
  • Croatia
  • Síp
  • Séc
  • Đan Mạch
  • Estonia
  • Phần Lan
  • Pháp
  • Gruzia
  • Đức
  • Hy Lạp
  • Hồng Kông
  • Hungary
  • Iceland
  • Ireland
  • Ý
  • Kyrgyzstan
  • Latvia
  • Liechtenstein
  • Litva
  • Luxembourg
  • Macau
  • Malta
  • México
  • Moldova
  • Monaco
  • Mông Cổ
  • Montenegro
  • Nauru
  • Nepal
  • Hà Lan
  • New Zealand
  • Bắc Macedonia
  • Na Uy
  • Philippines
  • Ba Lan
  • Bồ Đào Nha
  • România
  • San Marino
  • Serbia
  • Slovakia
  • Slovenia
  • Nam Phi
  • Tây Ban Nha
  • Suriname
  • Thụy Điển
  • Thụy Sĩ
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Turkmenistan
  • Ukraina
  • Vương quốc Liên hiệp Anh
  • Uzbekistan
  • Vatican
  • Venezuela
Các phương pháp tử hình hiện nay
  • Treo cổ
  • Xử bắn
  • Tiêm thuốc độc
  • Ghế điện
  • Phòng hơi ngạt
  • Chém đầu
  • Ném đá
  • Đóng đinh
Các phương pháp tử hình cổ xưa
  • Bestiarii
    • Damnatio ad bestias
  • Đại bàng máu
  • Tử hình bằng đại bác
  • Con bò đồng
  • Boiling
  • Breaking wheel
  • Chôn sống
  • Thiêu sống
  • Nghiền
  • Disembowelment
  • Tứ mã phân thây
  • Drowning
    • Republican marriage
  • Voi giày
  • Rơi
  • Lột da
  • Garrote
  • Treo, kéo lê lết và phân thành bốn
  • Immurement
  • Cọc xiên người
  • Ishikozume
  • Mazzatello
  • Xẻ đôi người
  • Scaphism
  • Tùng xẻo
  • Ném đá
  • Suffocation in ash
  • Upright jerker
  • Chém ngang lưng
  • Tử hình đun sôi
Chủ đề liên quan
  • Theo quốc gia
  • Most recent executions by country
  • Tội phạm
  • Xà lim tử tù
  • Tuyên án
  • Bữa ăn cuối cùng
  • Tội phạm học
  • Tôn giáo và tử hình
  • Thi hành án sai
  • Tử hình do buôn bán ma tuý
  • x
  • t
  • s
Tử / Chết và các chủ đề liên quan
Y học
Chết tế bào
  • Hoại tử
    • Hoại tử mạch máu
    • Hoại tử đông
    • Hoại tử nước
    • Hoại thư
    • Hoại tử bã đậu
    • Hoại tử mỡ
    • Hoại tử dạng tơ huyết
    • Hoại tử thùy tạm thời
  • Sự chết theo chương trình của tế bào
    • Sự tự hủy của tế bào
    • Sự tự thực của tế bào
    • Anoikis
    • Chết rụng tế bào
    • Chết rụng tế bào nội tại
  • Tự phân hủy
  • Màng môi hoại tử
  • Tế bào sinh miễn dịch chết
  • Tế bào chết do thiếu máu cục bộ
  • Sự kết đặc tế bào
  • Sự vỡ nhân tế bào
  • Sự tiêu nhân
  • Thảm họa phân bào
  • Gen tự sát
  • Phá thai
  • Tử vong do tai nạn
  • Khám nghiệm tử thi
  • Chết não
  • Chết lâm sàng
  • Tiết nấc hấp hối
  • Rối loạn nhịp thở
  • Chăm sóc cuối đời
  • An tử
  • Dấu hiệu Lazarus
  • Hiện tượng Lazarus
  • Định nghĩa y học của chết
  • Hiến tạng
  • Bệnh nan y
  • Chết tự nhiên
  • Chết phi tự nhiên
Danh sách
  • Tử vong do sóng thần
  • Tử vong do động đất
  • Tử vong bất thường
  • Tỷ lệ tử vong
    • Tử vong ở trẻ em
    • Định luật tử vong Gompertz–Makeham
    • Tử vong ở trẻ sơ sinh
    • Chết sản phụ
    • Chết sản phụ trong tiểu thuyết
    • Sự dịch chuyển tỷ lệ tử vong
    • Tử suất
      • Tỷ lệ tử vong được điều chỉnh theo rủi ro
    • Mức độ tử vong
    • Tử vong chu sinh
    • Chết non
    Bất tử
    • Trường sinh bất tử
    Sau khi chết
    Xác chết
    Các giai đoạn
    • Tái nhạt tử thi
    • Mát lạnh tử thi
    • Co cứng tử thi
    • Hồ máu tử thi
    • Thối rữa
    • Phân hủy
    • Skeletonization
    • Hóa thạch
    Sự bảo tồn
    • Bảo quản lạnh
      • Đông xác
      • Bảo quản thần kinh
    • Ướp xác
    • Phân hủy tự nhiên (xương)
    • Xác ướp
    • Plastination
    • Mổ xẻ
    • Nhồi xác động vật
    Xử lý xác người
    • Chôn cất
      • Chôn cất tự nhiên
    • Hỏa táng
    • Tứ mã phân thây
    • Cắt bỏ mô thừa
    • Thủy phân kiềm
    • Mộ
    • Thiên táng
    • Thủy táng
    • Bốc mộ
    • Nhà xác
    • Hiến tặng cơ thể
    • Co thắt tử cung sau khi chết
    • Sinh ra trong quan tài
    • Cương cứng sau khi chết
    • Phẫu tích
    • Gibbeting
    • Nhiệt lượng sau khi chết
    • Khoảng thời gian sau khi chết
    Khía cạnh khác
    • Thế giới bên kia
    • Nghĩa trang
    • Ý thức sau khi chết
    • Tập tục chôn cất
    • Lò hỏa táng
    • Giám định y tế
    • Đám tang
    • Thương tiếc
    • Trạng thái tạm thời
    • Cái chết và Internet
    • Địa ngục
    • Đồ tang
    • Cáo phó
    • Cầu kinh
    • Quan tài
    • Điếu văn
    • Một phút mặc niệm
    • Giỗ
    • Quan Quách
    Siêu linh
    • Ma
    • Trải nghiệm cận tử
    • Nghiên cứu cận tử
    • Trải nghiệm ngoài cơ thể
    • Đầu thai
    • Lên đồng
    • Đồ mã
    • Cầu hồn
    Pháp lý
    • Luật phá thai
    • Luật chứng thực di chúc
    • Nguyên nhân tử vong
    • Chết dân sự
    • Nhân viên điều tra những vụ chết bất thường
    • Giấy chứng tử
    • Giả định về cái chết
    • Tử hình
    • Xà lim tử tù
    • Tuyên bố sắp chết
    • Cuộc điều tra
    • Cái chết hợp pháp
    • Giết người
    • Necropolitics
    • Luật cấm chết
    • Quyền được chết
    • Cái chết đáng ngờ
    • Luật ủy thác
    • Di chúc
    Trong nghệ thuật
    • Memento mori
    • Ars Moriendi
    • Vũ điệu của cái chết
    • Vanitas
    • Carpe diem
    • Những nụ hồng hãy nhanh tay góp nhặt
    • Thơ Rubaiyat
    • Tử thư
    • Quyển sách của cái chết
    Lĩnh vực liên quan
    • Pháp y
    • Người hộ tang
    • Khoa học nhà xác
    • Chết tế bào
    • Hóa học sau khi chết
    • Chụp ảnh sau khi chết
    • Mồ học
    • Tử vong học
    Khác
    • Giả chết
    • Giải thưởng Darwin
    • Cái chết và văn hóa
    • Ngày giỗ
    • Hội chứng sợ cái chết
    • Danh sách các vị thần chết
      • Thần chết
      • Thần tái sinh
      • Kẻ thái nhân cách
    • Trại hành quyết
    • Ổ tử thần
    • Giáo dục về cái chết
    • Chết vì cười
    • Trò lừa bịp chết chóc
    • Hồi chuông báo tử
    • Cuộc diển hành tử thần
    • Người đưa tin về cái chết
    • Thông báo về cái chết
    • Bảng tử thần
    • Tuyệt mệnh thi
    • Tư thế chết
    • Sát thủ
    • Mối đe dọa tử vong
    • Quỹ đạo tử vong
    • Cái chết trang nghiêm
    • Tuyệt chủng
    • Chết do quạt
    • Lễ hội Người chết
    • Mê mẩn với cái chết
    • Thứ bậc của cái chết
    • Sự giết người
    • Nghi thức cuối cùng
    • Tử đạo
    • Megadeath
    • Bảo tàng Tử thần
    • Necronym
    • Ái tử thi
    • Săn mồi
    • Hiến tế
      • Hiến tế con người
    • Tự sát
      • Trợ tử
    • Chết đói
    • Chết rét
    • Chết đuối
    • Chết cháy
    • Thể loại Thể loại
    Cổng thông tin:
    • flag Việt Nam
    • icon Cơ Đốc giáo
    Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
    • BNE: XX529849
    • BNF: cb126475351 (data)
    • GND: 4060306-4
    • HDS: 009617
    • LCCN: sh85019949
    • NARA: 10638012
    • NDL: 00570945
    • NKC: ph126727
    • TDVİA: olum-cezasi

    Từ khóa » Những Tội Danh Bị Tử Hình ở Việt Nam