Từ Khóa SEO Là Gì? Hướng Dẫn Tối ưu SEO Website 2022 - GTV SEO
Có thể bạn quan tâm
Từ khóa SEO là những từ hoặc cụm từ hiện hữu trong trang web và được tối ưu hóa để giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của bạn. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chủ đề, từ đó tối ưu hóa nội dung và cải thiện thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm (SERP).
Người làm SEO cần phân biệt được 4 loại từ khoá và vai trò của nó trong các dự án. Từ đó cần biết cách sử dụng những loại từ khóa ấy phù hợp trong mỗi giai đoạn SEO của bạn. 4 loại từ khóa đó bao gồm:
- Từ khóa thông tin (Informational Keywords)
- Từ khóa điều hướng (Navigational Keywords)
- Từ khóa giao dịch (Transactional Keyword)
- Từ khoá điều tra thương mại (Commercial Investigation Keywords)
Khi phân loại xong, bạn buộc phải lựa chọn từ khóa theo một số yếu tố nhất định. Tuỳ vào mục tiêu, ngân sách, nguồn lực của chiến lược SEO mà bạn hãy cân nhắc 4 yếu tố sau để lựa chọn từ khóa:
- Cơ hội (Opportunity).
- Lượng tìm kiếm (Search Volume).
- Độ khó (Keyword Difficulty).
- Tính tiềm năng (Potential).
Cụ thể ở bài viết này, mình sẽ giúp bạn hiểu rõ từ khóa SEO là gì, cách phân loại và cách lựa chọn từ khóa để bạn có thể tự hoàn thành một bài viết chuẩn SEO một cách tốt nhất. Đặc biệt, mình cũng sẽ đề cập tới 2 loại từ khóa mà bạn nên quan tâm là Phantom Key nếu muốn thúc đẩy traffic hoặc là Long-tail Keywords nếu muốn tăng khả năng chuyển đổi.
Từ khoá SEO là gì?
Từ khoá SEO là những từ hoặc cụm từ chức năng mô tả nội dung bài viết hoặc chủ đề của website cho một thông tin cụ thể. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa nội dung trang web để cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
Hiểu đơn giản, khi người dùng tìm kiếm về một chủ đề nhất định, họ sẽ đưa ra truy vấn với từ khóa tương ứng. Công cụ tìm kiếm sẽ trả về kết quả khớp nhất và liên quan nhất tới truy vấn. Khi tối ưu từ khoá đúng cách, các trang web có thể xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm, từ đó thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn.
Ví dụ, nếu bạn có một trang web bán giày thể thao, các từ khóa SEO có thể bao gồm:
- “giày bóng rổ nam”
- “mua giày bóng rổ nam”
- “giày bóng rổ chính hãng”
Việc sử dụng các từ khoá này trong nội dung, tiêu đề, và meta description sẽ giúp trang web của bạn xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm liên quan, từ đó thu hút khách hàng tiềm năng.
Tại sao từ khoá SEO lại quan trọng?
Từ khóa rất quan trọng vì chúng giúp kết nối những gì người dùng đang tìm kiếm và nội dung mà bạn cung cấp. Mục tiêu của bạn khi SEO từ khóa là giúp các từ, cụm từ xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm và hướng lưu lượng truy cập không phải trả tiền đến trang web của bạn từ SERP.
Bên cạnh đó, từ khóa chuẩn SEO sẽ giúp bạn:
- Giảm thiểu gánh nặng cho các chiến dịch quảng cáo.
- Rút ngắn thời gian đồng thời vẫn đem lại hiệu quả cho công việc.
- Đem lại mức ROI vượt mong đợi (ROI là tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư ban đầu).
Các loại từ khóa trong SEO (dựa trên mục đích tìm kiếm)
Sau khi đã nắm rõ tầm quan trọng của từ khóa SEO, hãy cùng mình khám phá 4 loại từ khóa trong SEO và cách chúng ảnh hưởng đến chiến lược Inbound Marketing của bạn.
Từ khóa thông tin (Informational Keywords)
Từ khóa thông tin (Informational Keywords) là những từ khóa mà người dùng thường tìm kiếm khi họ muốn tìm hiểu về một chủ đề cụ thể. Chúng thường chứa các từ để đặt câu hỏi như “là gì”, “làm thế nào”, “ở đâu”, “cách”…
Ví dụ: “seo là gì”, “cách lập kế hoạch seo” hay “từ khóa seo” đều là các từ khóa thông tin.
Bạn hãy lưu ý rằng, ý định trong mỗi từ khóa rất đa dạng nên Informational Keywords có thể không chứa các từ để hỏi nhưng bản chất vẫn là dạng từ khóa “thông tin”.
Mình lấy ví dụ như các cụm từ “cách lập kế hoạch seo” hay “từ khóa seo”… Chúng đều là các từ khóa thông tin mặc dù chẳng có lấy 1 từ nào để hỏi. Nguyên nhân chính là intent của người dùng vốn dĩ đã mang dạng thông tin.
Sử dụng những từ khóa này có thể giúp trang web của bạn xây dựng uy tín và định vị thương hiệu bằng cách chia sẻ kiến thức chuyên môn với khách hàng. Điều quan trọng là các từ khóa thông tin cũng có tiềm năng tạo ra các chuyển đổi vì mọi người thường tìm kiếm thông tin trước khi quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan.
Để viết nội dung cho từ khóa thông tin, bạn cần tránh việc viết như là một bài PR sản phẩm. Người dùng khi tìm kiếm thông tin mong muốn thấy những bài viết chất lượng và đáng tin cậy. Tuy nhiên, bạn có thể thêm các lời kêu gọi hành động (CTA) và quảng cáo sản phẩm khi thấy thích hợp. Cái quan trọng là nội dung cần mang lại giá trị thông tin thực sự thay vì chỉ là một bài viết quảng cáo.
Từ khóa điều hướng (Navigational Keywords)
Từ khóa điều hướng (Navigational Keywords) là từ khóa người dùng sử dụng để đi đến trang hoặc website cụ thể do họ không nhớ chính xác URL hoặc không muốn gõ tất cả tên ra.
Loại từ khóa này thường thể hiện sự hiểu biết của người tìm kiếm về nơi họ muốn đến. Người dùng khi tìm kiếm đã biết đến công ty hoặc sản phẩm trước đó có thể nhờ sự phổ biến của thương hiệu, website. Từ khóa điều hướng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng trực tiếp người dùng đến các trang web hoặc tìm kiếm thông tin chính xác.
Chẳng hạn ai đó search từ “Trang chủ Microsoft”. Họ sẽ không click vào bachhoaxanh hay thegioididong dù hai cái tên này cũng xuất hiện trên SERP.
Một ví dụ dễ hình dung hơn, người dùng tìm kiếm “từ khoá seo gtv”. Lúc này, họ sẽ muốn đọc bài viết Từ khoá SEO của GTV SEO chứ không phải của một bên nào khác dù là bài viết không phải ở top 1,2,3.
Để tối ưu từ khóa điều hướng trong SEO, bạn cần đảm bảo rằng trang web của bạn liên quan chặt chẽ đến từ khóa này, đặc biệt nếu nó là tên thương hiệu của bạn. Sử dụng từ khóa điều hướng trong các tiêu đề, thẻ meta và các vị trí quan trọng khác khi viết bài sản phẩm, dịch vụ để giúp công cụ tìm kiếm xác định mối liên quan cũng như đánh giá cao website của bạn.
Từ khóa giao dịch (Transactional Keyword)
Từ khóa giao dịch hay từ khóa chuyển đổi là những từ khóa khi người dùng xác định sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
Các từ khóa dạng giao dịch bao gồm “đầm váy”, “giày Nike”, hoặc “đầm váy dự tiệc size lớn tại TP.HCM.” Đây là các từ khóa mà người dùng sử dụng khi họ muốn tìm sản phẩm cụ thể để mua hoặc muốn thực hiện giao dịch trực tiếp.
Từ khóa giao dịch thể hiện một mức độ sẵn sàng mua hàng hoặc thực hiện hành động cụ thể. Chúng có khả năng chuyển đổi cao hơn, nhưng cũng thường có độ cạnh tranh lớn. Vì thế, để SEO từ khóa dạng giao dịch, việc tìm ra các từ khóa đuôi dài (Long-Tail Keywords) có độ cạnh tranh thấp là vô cùng quan trọng.
Để tối ưu hóa từ khóa giao dịch, bạn nên tập trung vào các yếu tố sau:
- Sử dụng các tính từ như “tốt nhất,” “khuyến mãi”,… để làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nổi bật.
- Bao gồm tên thương hiệu để thu hút những người tìm kiếm sản phẩm cụ thể của bạn (ví dụ: “giày bóng rổ Nike”).
- Sử dụng các mô tả sản phẩm rõ ràng để tối ưu hóa nội dung cụ thể của bạn (ví dụ: “giày bóng rổ nam tốt nhất 2023”).
Từ khóa giao dịch là những từ khóa thể hiện ý định mua hoặc thực hiện hành động ngay lập tức. Do đó, bạn nên tập trung vào những mục tiêu thực tế và có thể tạo ra chuyển đổi.
Từ khoá điều tra thương mại (Commercial Investigation Keywords)
Từ khóa điều tra thương mại là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm và so sánh các sản phẩm hay dịch vụ trước khi quyết định mua hàng.
Ví dụ: Các từ khóa thương mại bao gồm “đánh giá laptop Dell,” “so sánh iPhone 15 và 15 plus”, “máy pha cà phê breville 878 và 876 loại nào rẻ hơn ” hoặc “mã giảm giá shopee”.
Đây là các từ khóa mà người dùng sử dụng khi họ muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi quyết định mua.
Từ khóa thương mại thể hiện rằng người dùng đang ở trong giai đoạn nghiên cứu và xem xét. Chúng có khả năng chuyển đổi cao hơn so với các từ khóa thông tin.
Cách tối ưu hóa trong SEO: Để tối ưu hóa từ khóa thương mại trong SEO, bạn có thể nhắm mục tiêu các từ khóa này bằng cách tạo các loại nội dung như:
- Bài viết so sánh sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Bài viết danh sách liệt kê top các sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan.
- Bài viết hướng dẫn sử dụng hoặc chọn mua sản phẩm cụ thể.
Tiêu chí khi lựa chọn từ khoá SEO
Opportunity
Opportunity (cơ hội) là việc lựa chọn từ khóa SEO đề cập đến, xác định xem trang web của bạn có cơ hội để tạo nội dung chất lượng và liên quan với từ khóa đó hay không. Có nghĩa là bạn cần loại bỏ các từ khóa không phù hợp với chủ đề trang web và lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Giả sử bạn quản lý một trang web chuyên cung cấp thông tin về các giống mèo, cách nuôi mèo và sản phẩm chăm sóc mèo. Tuy nhiên, bạn không bán mèo. Vì thế, bạn không nên chọn SEO các từ khóa mang ý định mua hàng như “mua mèo anh lông ngắn hà nội” hoặc “bán mèo anh lông ngắn”. Mặc dù bạn vẫn có thể triển khai các topic như “Top địa chỉ mua mèo”. Nhưng nó sẽ rất khó để lên top cao.
Một ví dụ khác, từ khóa “mèo con trong tiếng anh là gì”. Từ này mang ý định tìm kiếm từ tiếng anh về con mèo. Chắc chắc SERP sẽ hiển thị là “Google dịch” hoặc các website từ điển tiếng Anh. Bạn nên loại bỏ từ khóa này khỏi danh sách của bạn vì nó không liên quan đến chủ đề và mục đích hoạt động của website.
Volume
Search volume (lượng tìm kiếm) là chỉ số cho biết số lượng tìm kiếm của một từ khóa trong thời gian nhất định, thường là 1 tháng.
Dựa vào volume, bạn có thể:
- Ước tính traffic bạn có thể nhận được nếu Website của bạn lên top.
- Biết nên ưu tiên chủ đề nào cùng với nội dung trong website.
- Dự đoán được xu hướng tìm kiếm từ khóa.
Các từ khóa ngắn thường có volume rất lớn và kiếm được rất nhiều traffic về cho website của bạn nếu SEO thành công. Tuy nhiên, quy tắc quan trọng là không phải lúc nào cũng nên tập trung vào các từ khóa có khối lượng tìm kiếm lớn ấy.
Bạn cần hiểu rằng mức độ khó sẽ tương đương với lượng tìm kiếm. Do đó, bạn cần xem xét độ khó của từ khóa (Keyword Difficulty) để đảm bảo lựa chọn từ khóa phù hợp với chiến lược SEO.
Keyword Difficulty
Keyword Difficulty (độ khó của từ khóa) là chỉ số ước tính về độ khó (có thể hiểu là mức độ cạnh tranh) để một từ khóa được xếp hạng trên trang kết quả đầu tiên của công cụ tìm kiếm.
Chỉ số độ khó của từ khóa (KD) được biểu thị trên thang điểm từ 1-100. Đây là một phản ánh về độ khó mà một từ khóa có thể đối mặt khi xếp hạng trên Google. Đánh giá này dựa trên các yếu tố như độ cạnh tranh, số lượng từ khóa tương tự, chi phí cho mỗi lần click…
Thông thường, các từ khóa ngắn và tổng quát có độ khó cao hơn, thường vượt quá mức 30 điểm. Ngược lại, các từ khóa đuôi dài (long-tail keywords) chứa nhiều hơn 3 từ sẽ có KD thấp hơn và có nội dung cụ thể. Do đó, nếu bạn tập trung viết nội dung chất lượng về một từ khóa dài và cụ thể, có khả năng bạn sẽ có cơ hội đánh bại các đối thủ và đạt vị trí top 1 trên kết quả tìm kiếm. Đây là một lựa chọn an toàn cho website mới.
Potential
Potential ở đây là tiềm năng trong kinh doanh (Potential Business). Nếu bạn chưa hiểu nó là gì hoặc đang nhầm lẫn với “Opportunity” bên trên thì hãy để mình làm rõ nhé:
- Thứ nhất, từ khóa tiềm năng kinh doanh thể hiện giá trị mà từ khóa mang lại cho doanh nghiệp của bạn. “Giá trị” này thực sự phụ thuộc vào lĩnh vực cũng như mô hình kinh doanh.
- Thứ hai, tiêu chí này đề cập đến việc bạn nên ưu tiên SEO từ khóa nào so với các từ khóa khác.
Để dễ dàng hơn trong việc chọn lọc, mình thường chấm điểm các từ khóa trong quá trình research với một giá trị từ 0 đến 3. Con số càng cao thì từ khóa ấy càng quan trọng.
Giả sử, mình đang tìm từ khóa SEO là một doanh nghiệp bán gậy golf đã qua sử dụng. Việc tìm từ khóa tốt để giới thiệu sản phẩm một cách tự nhiên cho người dùng sẽ mang lại giá trị kinh doanh cao nhất.
Từ khóa | Điểm số |
mua gậy golf cũ”, “gậy golf cũ full set | 3 |
gậy đánh golf tốt nhất | 2 |
điểm chấp trong golf | 1 |
đánh giá phim happy gilmore | 0 |
Cụ thể, một số từ khóa từ lĩnh vực này như “mua gậy golf cũ” hoặc “gậy golf cũ full set”. Mình nhận thấy tiềm năng từ khóa này rất lớn vì người tìm kiếm rất có thể có ý định mua rất cao và mua ngay tại thời điểm search. Thêm nữa, đây chính là sản phẩm chủ chốt của website. Vì vậy, từ khóa này sẽ có giá trị kinh doanh là 3.
Bây giờ, một từ khóa khác là “gậy đánh golf tốt nhất” cũng rất liên quan tới trang web. Về mặt ý định tìm kiếm, từ khóa này cho biết người dùng đang muốn tìm thương hiệu gậy golf nào tốt nhất (mình search trên google để xem intent). Mặc dù vậy, người tìm kiếm có thể sẵn sàng mua hàng nhưng không biết nên mua loại gậy nào? Mới hay cũ?
Mình có thể cài cắm sản phẩm vào bài viết vì mỗi thương hiệu mình đề cập sẽ có ngữ cảnh tốt để đi link điều hướng người dùng. Vì vậy, từ khóa trên xứng đáng với giá trị kinh doanh là 2.
Bạn hiểu vấn đề rồi chứ?
Tiếp tục với truy vấn khác là “điểm chấp trong golf”. Từ khóa này sẽ thực sự khó khăn để giới thiệu sản phẩm của mình một cách tự nhiên. Nhưng nó lại có ưu điểm là thu hút lượng truy cập miễn phí có liên quan đến trang web. Mình sẽ chấm từ khóa này ở mức là 1.
Khi đánh giá, bất cứ từ khóa nào có điểm 0 thì bạn nên bỏ qua vì nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì với website của bạn. Ví dụ như từ khóa “đánh giá phim happy gilmore” cũng là một intent liên quan đến môn golf. Đây là một bộ phim tuyệt vời nhưng ngoại trừ điều đó ra thì thực tế mình không có giá trị gì khi sử dụng từ khóa ấy.
Thêm một ví dụ trực quan khác là tìm từ khóa SEO cho một doanh nghiệp kinh doanh tour du lịch châu Âu, thứ tự ưu tiên của các từ khóa theo thứ tự giảm dần sẽ là:
Từ khóa | Điểm số |
tour du lịch châu âu 3 nước | 3 |
tour châu âu | 2 |
kinh nghiệm du lịch châu âu | 1 |
du lịch châu Âu mùa nào đẹp nhất | 1 |
Website cung cấp tour du lịch châu Âu này chủ yếu là bán gói tour xuyên quốc gia Châu Âu. Từ khóa liên quan và đề cập cụ thể như “tour du lịch châu âu 3 nước” sẽ là ưu tiên nhất của mình vì nó cụ thể và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh.
“Tour châu âu” cũng quá là liên quan nhưng từ khóa này còn chung chung và không đề cập đến niche (ngách). Mình sẽ chấm điểm nó là 2.
Tiếp đến là “kinh nghiệm du lịch châu âu” và “du lịch châu âu mùa nào đẹp nhất”. Intent chính từ 2 key này đang thể hiện sự hứng thú khi nhắc tới việc đi du lịch và muốn tìm hiểu kỹ về du lịch. Việc gắn link đi đến các danh mục sản phẩm hoàn toàn có thể, miễn là có ngữ cảnh đủ tốt. Tuy nhiên, mình vẫn chỉ xếp nó ở mức điểm 1.
Vừa rồi là về 4 tiêu chí cơ bản chọn từ khóa mà bên phía mình áp dụng khi SEO từ khóa và dưới đây là 2 lưu ý chính bạn nên để tâm khi chọn lựa từ khóa.
Lưu ý khi lựa chọn từ khoá SEO
Để đạt hiệu quả tối ưu tốt nhất, bạn nên ưu tiên các từ khóa ít cạnh tranh. Các từ khoá này thường được gọi là “Phantom Keyword” (Từ khoá bóng ma) vì họ có ít đối thủ cạnh tranh, giúp bạn dễ dàng đạt vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét sử dụng “Long-tail Keywords” (Từ khoá đuôi dài) – những từ khóa chi tiết hơn và chính xác hơn. Bằng cách tập trung vào những từ khoá dài và cụ thể, bạn có thể thu hút khách hàng tiềm năng đồng thời giảm cạnh tranh và tăng cơ hội chuyển đổi.
Từ khoá SEO Traffic (Phantom Keyword)
Phantom Keyword hay từ khóa bóng ma là những từ khóa trong lĩnh vực của bạn mà khách hàng có thể có hoặc chưa có ý thức về sản phẩm, dịch vụ. Những từ khóa dạng này thường không ai hoặc số ít người SEO vì có rất ít thông tin trên mạng nhưng lượng search volume của nó lại rất cao, hàng trăm hàng nghìn lượt tìm kiếm hàng tháng. Để thành công với Phantom Keyword, bạn cần tạo nội dung chất lượng và có giá trị xung quanh từ khóa này để thực sự đáp ứng nhu cầu của người tìm kiếm.
Một ví dụ đơn giản, nếu mình làm về website về thông tin mèo, các từ khóa bóng ma mình có thể tìm kiếm và bắt tay vào SEO có thể là “mèo kêu gừ gừ” và “mèo đi xiêu vẹo”. Bạn biết đấy, khi nuôi mèo các hành động như tiếng rung gừ gừ từ cơ thể mèo và cách đi đứng loạng choạng, xiêu vẹo khiến bạn nghĩ đó chỉ là một đặc tính cơ bản của loài mèo. Tuy nhiên, có rất nhiều người thích mèo và họ luôn quan tâm tới việc tại sao con mèo của tôi lại như thế này, thế kia. Chính vì quan tâm mà họ sẽ nảy sinh ra rất nhiều keyword mang intent mới và lạ. Những từ khóa này tưởng chừng như khá vô tri nhưng lại đem rất nhiều lợi ích cho SEOer nếu như họ biết cách sử dụng tốt.
Ngoài việc có lượng traffic có chất lượng. Việc triển khai loại từ khóa có tính cạnh tranh thấp này giúp bạn có khả năng cao được xếp hạng và xuất hiện ở vị trí top 10 kết quả tìm kiếm. Content website của bạn sẽ được xây dựng một cách có uy tín và chuyên môn khi đi sâu vào từng chủ đề nhỏ như vậy. Từ đó, bạn có cơ hội tối ưu hóa khả năng chuyển đổi.
Nhớ rằng, để tận dụng được lợi ích của các Phantom Keyword, bạn cần cung cấp thông tin giá trị và hữu ích cho người đọc và đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất. Video hướng dẫn cách tăng traffic cho website dưới đây sẽ giúp bạn hiểu toàn bộ về keyword phantom để có thể ứng dụng để cải thiện trên trang web của mình:
Từ khóa SEO chuyển đổi (Long-tail Keywords)
Long-tail Keywords là những từ khóa không được tìm kiếm nhiều như các từ khóa ngắn phổ biến trong chủ đề, chúng thường có ít nhất 3 đến 4 từ và rất chi tiết. Mặc dù là những từ khoá có ít lượt tìm kiếm, thường dài nhưng chúng lại ít cạnh tranh và thể hiện cụ thể ý định tìm kiếm của người dùng. Điều đó dẫn đến việc từ khóa đuôi dài có thể ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ chuyển đổi.
Lưu ý, từ khóa đuôi dài (Long-tail Keywords) khác với từ khóa dài (Long Keywords).
Từ khóa dài (Long Keywords) có độ dài lớn hơn so với từ khoá ngắn hoặc từ khóa gốc (head keyword), nhưng chúng vẫn khá tổng quát.
Trong khi đó, từ khóa đuôi dài (Long-tail Keywords) là một dạng siêu cụ thể hơn của từ khóa dài. Chúng chứa thông tin chi tiết, mô tả cụ thể về sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin mà người dùng đang tìm kiếm.
Ở đây mình lấy ví dụ 1 từ khóa hạt giống là “mua điện thoại”.
Vậy, với từ khóa “mua điện thoại di động”, bạn có cho rằng đây là một từ khoá đuôi dài không?
Nếu trả lời đúng thì bạn sai rồi bởi vì “mua điện thoại di động” là một từ khóa dài (Long keywords). Bản thân từ khóa này có đến 5 từ, nhưng bản chất của từ khóa vẫn không miêu tả hết được ý định của người dùng đang muốn mua điện thoại gì? Như thế nào?
Một từ khóa đuôi dài phù hợp nhất trong trường hợp này phải là “mua điện thoại di động Samsung Galaxy S21 Ultra”. Bởi vì từ khóa này chỉ định rõ hơn ở chỗ có thương hiệu và có tên sản phẩm cụ thể. Điều này giúp cho Google biết rõ người tìm kiếm thực sự muốn gì và hiện lên SERP về sản phẩm ngay lập tức. Đó mới chính là cái “chuyển đổi” mà mình đã nhắc tới ở bên trên.
Bạn thấy đấy, người tìm kiếm Long-tail Keywords thường đã hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ và thường sẵn sàng mua hoặc thực hiện hành động cụ thể. Bởi vì tính cạnh tranh xung quanh các từ khoá dài này thấp hơn, bạn có cơ hội cao hơn trong việc nhận được nhiều chuyển đổi.
Để tìm hiểu cách tìm kiếm và sử dụng Long-tail Keywords một cách hiệu quả, bạn có thể xem thêm bài viết chi tiết về cách tìm kiếm và tối ưu hóa Long-tail Keyword bên phía mình. Mình chắc chắn đây sẽ là một nguồn thông tin quan trọng để bạn có thể lựa chọn từ khóa nhằm làm tăng khả năng chuyển đổi.
Cách tìm từ khoá SEO?
Để tìm từ khoá SEO hiệu quả, bạn có thể tham khảo theo quy trình nghiên cứu từ khoá của GTV SEO. Quá trình này là một trọng những bước đầu tiên và quan trọng trong quy trình SEO đối với website mới.
1. Xác định chủ đề
Xác định lĩnh vực kinh doanh trong SEO đòi hỏi một quá trình tìm hiểu chi tiết và toàn diện về hoạt động kinh doanh. Tập trung chủ yếu vào việc hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ, đối thủ cạnh tranh và các xu hướng ngành. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là khách hàng mục tiêu, điều này đặc biệt quan trọng khi xây dựng chiến lược SEO.
2. Tìm ý tưởng
Tìm ý tưởng từ khóa là quá trình “sáng tạo” dựa trên sự tìm kiếm để xác định từ khóa phù hợp. Bắt đầu với “seed keyword” là một cách hiệu quả để hiểu rõ thị trường ngách và phát triển các từ khóa liên quan. Một số cách tìm ý tưởng dựa vào các phương pháp như:
- Brainstorm “seed” Keywords
- Universal Keywords
- Expand List Post
- Dựa trên đối thủ và thông tin từ thị trường
3. Phân loại và chọn từ khoá
Đây là giai đoạn mà mình đã đề cập chi tiết ở các phần nội dung bên trên.
4. Nhóm từ khóa
Gom nhóm từ khóa là quá trình liệt kê và hợp nhất các từ khóa có cùng ngữ nghĩa hoặc chung ý định tìm kiếm của người dùng. Qua quá trình này, xuất hiện một thuật ngữ được gọi là “Parent Keyword” (từ khóa cha mẹ), mô tả một lĩnh vực hoặc chủ đề lớn liên quan đến một ngách hoặc chủ đề cụ thể. Parent Keyword phản ánh ý định tìm kiếm chung của người dùng.
5. Mở rộng ý tưởng bộ từ khóa bằng cách sử dụng công cụ:
Để mở rộng bộ ý tưởng từ khóa, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google và YouTube Suggestion Box, khám phá diễn đàn ngành hoặc tham khảo Wikipedia. Ngoài ra, việc sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner, SEMrush, hoặc Ubersuggest cũng là một phương tiện hiệu quả để tìm kiếm từ khóa liên quan và đánh giá lượng tìm kiếm hàng tháng.
Cách tiếp cận tìm kiếm có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lược SEO hoặc đối tượng khách hàng và thị trường. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế riêng và quyết định cách thực hiện nghiên cứu từ khóa phải phản ánh mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.
Để biết thông tin chi tiết và hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện mỗi phương pháp trong quy trình nghiên cứu từ khóa, bạn hãy xem chi tiết tại bài viết Keyword Research: Cách nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả [2023]
Công cụ hỗ trợ tìm từ khoá SEO
Khi thực hiện tìm kiếm từ khóa SEO chất lượng, việc lựa chọn công cụ hỗ trợ sẽ phụ thuộc vào nguồn lực, ngân sách cũng như phong cách nghiên cứu từ khoá của bạn.
Dưới đây là 5 công cụ phổ biến tra cứu từ khóa mạnh mẽ được sắp xếp theo thứ tự tối ưu chi phí trong quá trình nghiên cứu từ khóa.
Google Keyword Planner
Có thể sử dụng công cụ miễn phí này để khám phá các từ khóa mới có liên quan đến doanh nghiệp của bên phía bạn. Nếu đang chạy quảng cáo Google, bạn có thể xem ước tính về số lượt tìm kiếm cụ thể của từ khóa cũng như chi phí để nhắm mục tiêu.
Bạn sẽ truy cập vào công cụ lập kế hoạch từ khóa Google, cung cấp các đề xuất từ khóa, thông tin chi tiết về lượng tìm kiếm và dữ liệu hiệu suất lịch sử. GKP đặc biệt có lợi cho các nhà quảng cáo và những người nhắm mục tiêu vào công cụ tìm kiếm của Google, giúp họ tìm các từ khóa có liên quan và đánh giá tiềm năng.
Keyword Tool.io
Đây là công cụ nghiên cứu từ khóa linh hoạt sử dụng Google Autocomplete để tạo hàng trăm từ khóa đuôi dài có liên quan cho bất kỳ chủ đề nào.
Nó cung cấp dữ liệu về lượng tìm kiếm, hiểu biết sâu sắc về xu hướng từ khóa, giao diện thân thiện với người dùng. Công cụ này có giá trị trong việc xác định từ khóa và đánh giá khả năng cạnh tranh của chúng trên nhiều công cụ tìm kiếm.
KW Finder
KW Finder được biết đến với việc tập trung vào nghiên cứu cụm từ khóa đuôi dài. Nó cung cấp giao diện thân thiện với người dùng, phân tích độ khó của từ khóa và dữ liệu về lượng tìm kiếm. Với những tính năng trên, KW Finder trở thành một công cụ mạnh mẽ để khám phá và ưu tiên các từ khóa cụ thể, ít cạnh tranh.
Semrush
SEMrush cũng là công cụ nổi bật trong việc hỗ trợ nghiên cứu từ khóa nhờ các tính năng như tìm kiếm các loại từ khóa từ ngắn đến dài, phân tích cạnh tranh, điểm độ khó của từ khóa, theo dõi xu hướng từ khóa và phân loại từ khóa dựa trên mục đích tìm kiếm. Những điều đó cho phép chúng ta đưa ra chiến lược từ khóa sáng suốt hơn.
Ahrefs
Công cụ trình khám phá từ khóa của Ahrefs giúp bạn tìm các từ khóa có liên quan. Công cụ này có hơn 3 tỷ từ khóa trong cơ sở dữ liệu của nó, vì vậy bạn có thể yên tâm rằng mình sẽ không bị thiếu đề xuất. Ahrefs cung cấp hỗ trợ nghiên cứu từ khóa mạnh mẽ với các điểm nổi bật bao gồm phân tích cạnh tranh chuyên sâu, dữ liệu từ khóa toàn diện, hiểu biết sâu sắc về các liên kết ngược và khả năng đánh giá độ khó của từ khóa
Nhìn chung, tất cả những công cụ này có tính năng tốt trong việc tìm kiếm từ khóa, nhất là đối với các từ khóa đuôi dài và ít cạnh tranh. Mỗi tool có thể có ưu điểm riêng biệt và phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn trong việc nghiên cứu từ khóa SEO.
Chiến lược SEO từ khoá là gì?
Chiến lược SEO từ khóa là việc tập trung vào xếp hạng cao cho các từ khóa cụ thể hoặc cụm từ khóa mục tiêu theo tuân theo tiêu chuẩn của các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Bing, Yahoo và nhiều công cụ khác. Đây là một thủ thuật và bước quan trọng quyết định đến thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm, bao gồm nhiều công đoạn để đưa các từ khóa lên vị trí hàng đầu.
Chiến lược SEO từ khóa có mục tiêu chính là đưa các từ khóa cụ thể lên top và thu hút lượt truy cập từ những người tìm kiếm. Bằng việc xuất hiện trên trang đầu của kết quả tìm kiếm cho các câu hỏi tổng quan hoặc kiến thức trong lĩnh vực, doanh nghiệp có cơ hội thu hút lượt truy cập và xây dựng uy tín là nguồn tài liệu chất lượng trong lĩnh vực của họ.
Khác nhau giữa SEO từ khoá và SEO tổng thể?
Đúng vậy, đây là 2 công việc bạn cần phải biệt biệt rõ ràng. Mình sẽ so sánh chi tiết giữa 2 phương pháp theo từng tiêu chí sau:
SEO từ khóa | SEO tổng thể | |
Định nghĩa | Tập trung vào tối ưu hóa trang web dựa trên từng từ hoặc cụm từ khóa cụ thể để xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. | Bao gồm các nỗ lực rộng hơn để cải thiện hiệu suất và vị trí của trang web trên mọi mặt, không chỉ giới hạn ở việc tối ưu hóa từ khóa. |
Mục tiêu | Mục tiêu chính là xếp hạng cao cho các từ khóa mục tiêu trên các công cụ tìm kiếm. | Mục tiêu rộng hơn là cải thiện sự hiện diện trực tuyến, tạo dựng thương hiệu, tăng lượt truy cập và tối ưu hóa trang web từ mọi khía cạnh. |
Công việc cần làm | Tối ưu các tiêu chí Onpage. Tạo nội dung quanh từng từ khóa, tối ưu hóa thẻ tiêu đề, meta description và nội dung trang cho từng từ khóa cụ thể. | Bao gồm tối ưu hóa nội dung, trải nghiệm người dùng, tốc độ trang web, backlink, tạo dựng uy tín và thương hiệu, cải thiện tầm nhìn tổng thể của trang web. |
Thời gian | Thời gian SEO ngắn, chỉ 2 – 3 tháng. | Là một quá trình dài hạn và phức tạp, yêu cầu thời gian dài để thấy hiệu suất cải thiện trên nhiều khía cạnh. |
Sự hiệu quả | Thường hiệu quả ngay lập tức đối với từng từ khóa cụ thể, nhưng có thể không bền vững theo thời gian do biến đổi trong thuật toán tìm kiếm. | Hiệu quả bền vững theo thời gian khi cải thiện toàn diện trang web và thương hiệu.Theo đó các hiệu quả có thể nhìn thấy được như:Tính ổn định cao.Lượng truy cập lớn.Hiệu quả thứ hạng bền vững.Ít bị ảnh hưởng bởi các thay đổi của thuật toán.Tăng nguồn khách hàng tiềm năng do quá trình tối ưu từ khóa ngắn và dài.Đảm bảo sự phát triển cân đối của website, tạo nền tảng uy tín và tăng trải nghiệm cho người dùng. |
Trong bài viết trên, chúng ta đã khám phá sâu hơn về từ khóa SEO, định nghĩa và phân loại dựa trên mục đích tìm kiếm. Chúng ta cũng đã tìm hiểu về tiêu chí quan trọng khi lựa chọn từ khóa bao gồm cơ hội, lượng tìm kiếm, độ khó và tiềm năng. Bạn hãy tiếp tục áp dụng kiến thức này vào chiến dịch SEO của bạn và theo dõi sự phát triển tích cực trên hành trình tối ưu hóa trang web của mình nhé!
Từ khóa » đẩy Top Từ Khóa
-
Làm Thế Nào để SEO Từ Khóa Lên Top Google? - Gobranding
-
Cách SEO Website Lên Top Google Nhanh Nhất Chỉ Với 8 Bước
-
33 Bước Thần Thánh để Seo 1 Từ Khóa Lên Top Google Nhanh Chóng ...
-
7 Cách đưa Từ Khóa Lên Trang Nhất Google Nhanh Chóng - LPTech
-
Cách SEO Từ Khóa để đưa Trang Web Lên Trang đầu Google
-
Top 15 đẩy Top Từ Khóa
-
QUÁ DỄ Với Hướng Dẫn Seo Từ Khóa Lên Top 1 Google Nhanh Nhất
-
Cách SEO Top 1 Từ Khóa Lên Google Nhanh, SEO Từ Khóa Hiệu Quả
-
Dịch Vụ SEO Từ Khóa Top 1-10 Google Uy Tín & Hiệu Quả
-
Cung Cấp Dịch Vụ SEO Từ Khóa TOP #1 Uy Tín + Báo Giá Chi Tiết
-
9+ Bí Quyết Giúp đẩy Từ Khóa Lên TOP 1 Nhanh Chóng
-
Dịch Vụ Seo Từ Khóa Top Google - Báo Giá Nhận Seo Web Giá Rẻ
-
Mất Bao Lâu để Từ Khóa Lên Top?
-
Cách đưa Website Lên Top Google Hoàn Toàn Miễn Phí
-
Cách SEO Lên Top Google (Miễn Phí & Chưa Biết Gì Cũng Làm Được)
-
Hướng Dẫn SEO Từ Khóa Lên Top 10 Google Nhanh Nhất
-
6 Cách Tìm Từ Khóa SEO Youtube Giúp Tối ưu Video Lên Top Nhanh Nhất