Từ Lời Thề Hippocrates đến Tuyên Bố Geneva | Văn Hoá Truyền Thống
Có thể bạn quan tâm
[MINH HUỆ 05-09-2021] Hippocrates, một bác sỹ thời Hy Lạp cổ, sống ở cuối thế kỷ 5 đến đầu thế kỷ 4 trước công nguyên. Ông có y thuật cao minh, y đức cao thượng, được vinh danh là ông tổ của nền y học phương Tây.
Theo các nhà sử học, Lời thề Hippocrates được áp dụng rộng rãi suốt mấy thế kỷ nay. Chẳng hạn, năm 1804, Trường Y Montpellier ở Pháp đã lấy nguyên văn Lời thề Hippocrates làm lời tuyên thệ cho các sinh viên tốt nghiệp.
Lời thề có nhắc đến Asclepius, Thần Dược trong truyền thuyết Hy Lạp. Thực ra, người ta nói ông là con trai của Thần Apollo và có mấy người con gái, trong đó có Hygieia (Thần Vệ sinh), Laso (Thần Hồi phục), Aceso (Thần Lành bệnh), Panacea (Thần Trị liệu), và các nữ thần y dược khác.
Vào thời hiện đại, nhiều trường cao đẳng, đại học, kể cả các trường ở Mỹ, dùng phiên bản đã điều chỉnh của Lời thề Hippocrates trong lễ tốt nghiệp khi trao bằng “Tiến sỹ Y học”.
Nội dung lời thề Hippocrates
“Xin thề trước Thần Apollo, Thần Asclepius, Thần Hygieia, Thần Panacea, và toàn thể các chư Thần, xin hãy chứng giám rằng tôi sẽ hành nghề theo năng lực và khả năng phán đoán, tuân thủ lời thề và giao ước này.”
“Coi thầy truyền dạy cho tôi ngành học này như cha mẹ, là đối tác trong công việc; chia sẻ tiền bạc của mình với họ, khi cần; coi các con của thầy như anh em, và truyền dạy lại nếu họ muốn học y mà không lấy tiền công hay giấu nghề; tôi sẽ truyền đạt những quy tắc, chỉ dẫn truyền miệng và các chỉ dẫn khác cho các con tôi và các con của thầy dạy tôi, và tất cả các môn đệ thân thiết cùng có lời thề của thầy thuốc, mà không truyền cho ai khác.”
“Tôi sẽ vận dụng tối đa năng lực và khả năng phán đoán để chỉ dẫn những chế độ dinh dưỡng có lợi cho bệnh nhân, và không gây hại hay đối xử bất công với họ. Tôi sẽ không kê thuốc độc cho bất kỳ ai cho dù được đề nghị, cũng không đề xuất cách điều trị đó. Tương tự, tôi sẽ không kê cho bất cứ người phụ nữ nào loại thuốc gây xảy thai. Mà tôi sẽ gìn giữ sự trong sạch và thiêng liêng trong cuộc đời lẫn nghề nghiệp. Tôi sẽ không tùy ý phẫu thuật, kể cả cho bệnh nhân đang lâm nguy, mà sẽ dành việc đó cho người có chuyên môn.”
“Cho dù đến nhà nào, tôi cũng chỉ đến để giúp người bệnh, và tôi sẽ chế ngữ bản thân cố ý làm bất cứ điều gì sai trái hay có hại, nhất là lạm dụng thân thể người khác, dù là đàn ông hay phụ nữ, người tự do hay phụ thuộc. Và cho dù tôi nhìn hay nghe thấy điều gì khi giao tiếp với mọi người trong và ngoài công việc, nếu đó là điều không nên công bố ra ngoài, tôi sẽ không bao giờ tiết lộ, mà giữ như những bí mật thiêng liêng.”
“Nếu tôi tuân thủ và không vi phạm lời thề này, tôi sẽ luôn được mọi người tôn trọng trong cuộc sống cũng như công việc; nhưng nếu tôi vi phạm lời thề này hay bội ước, tôi sẽ phải gánh chịu hậu quả ngược lại.”
Ý nghĩa sâu sắc
Lời thề Hippocrates ngắn gọn, nhưng mang ý nghĩa hết sức sâu sắc.
Niềm tin vào Thần
Trong các nền văn hóa, người ta thường tin rằng con người là do Thần tạo ra. Để nhân loại tồn tại và sinh sôi, đồng thời để cải thiện cuộc sống con người thì tồn tại rất nhiều ngành nghề, trong đó có ngành y. Trong đó, nghề thuốc có vị trí đặc biệt. Con người có thể đổ bệnh bất cứ lúc nào, nhưng chỉ khi có thân thể khỏe mạnh, người ta mới có thể cống hiến cho xã hội và tham gia vào các hoạt động xã hội. Bởi vậy, từ xưa đến nay, nghề y luôn được coi là một nghề cao quý.
Người muốn trở thành bác sỹ phải có đức tin chính trực, chân thành, và hết lòng tôn trọng sự sống. Người đó phải cống hiến hết mình cho y học và có sự đồng cảm với bệnh nhân. Chỉ có như vậy, người ta mới có thể được thần truyền cho tinh thần và sức mạnh khi chữa trị cho bệnh nhân, để bệnh nhân có thể sớm bình phục. Đây cũng là một quá trình tu tâm dưỡng tính, tức là phải tìm ra những suy nghĩ bất chính của mình mà bỏ đi.
Vậy có nghĩa là, vào thời cổ đại, những bác sỹ vĩ đại chân chính là người tu luyện, dù là ở phương Đông hay phương Tây. Hành nghề y chủ yếu là một phương tiện tu luyện của họ, và nền tảng tu luyện là chính tín của họ vào Thần. Bản thân Hippocrates cũng như các thầy thuốc Trung Hoa cổ đại như Hoa Đà, Biển Thước, và các đại y học gia khác, đã chứng kiến nhiều kỳ tích trong quá trình trị bệnh.
Quy tắc ứng xử
Lời thề Hippocrates này là thước đo hành vi của các bác sỹ trong việc hành nghề y, có thể được coi là quy tắc do thần truyền cho các thầy thuốc, và đã được truyền thừa hàng nghìn năm. Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng yêu cầu của Thần đối với đạo đức và sự liêm chính của người hành nghề y là rất cao, chứ không như các ngành nghề khác. Rốt cuộc, lời thề này đã được lập từ thời cổ đại, khi con người còn có đức tin mạnh mẽ vào Thần, ở cả phương Đông và phương Tây.
Phần cuối lời thề có câu: “Nếu tôi tuân thủ và không vi phạm lời thề này, tôi sẽ luôn được mọi người tôn trọng trong cuộc sống cũng như công việc; nhưng nếu tôi vi phạm lời thề này hay bội ước, tôi sẽ phải gánh chịu hậu quả ngược lại.”
Những người tin vào Thần biết lời thề là không thể coi nhẹ. Họ tuyên thệ hết sức trang trọng và nghiêm túc vì biết rằng lời thề đó thực sự có hiệu lực.
Lời thề thời nay
Lời thề Hippocrate này khá đơn giản. Ngược lại, ngày nay các quy chuẩn, hệ thống, thậm chí cả luật cho các bác sỹ ở các trường y, bệnh viện ở cả phương Đông lẫn phương Tây, đều phức tạp và rườm rà hơn gấp nhiều lần. Còn có đủ loại hành vi trái với y đức, những tranh chấp giữa bác sỹ và bệnh nhân, nhiều hơn nhiều so với trước kia. Tại sao vậy?
Có thể khi coi trọng công nghệ hơn, con người đã lệch khỏi các giá trị đạo đức. Nói cách khác, họ ngày càng không tin vào Thần. Đặc biệt là ở Trung Quốc đại lục, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gần như đã phá hủy các giá trị truyền thống, và nhồi nhét chủ nghĩa vô thần và văn hóa Đảng đấu tranh giai cấp, hận thù và dối trá.
Tình trạng ở phương Tây cũng đáng báo động. Ngày nay, nhiều trường y đã thay thế Lời thề Hippocrates bằng những từ ngữ phù hợp hơn với tình hình hiện tại, như Tuyên bố Geneva được thông qua năm 1947 với nội dung sau:
“LÀ NGƯỜI TRONG NGÀNH Y:
“TÔI TRỊNH TRỌNG CAM KẾT sẽ cống hiến cuộc đời mình để phục vụ nhân loại;
“SỨC KHỎE CỦA BỆNH NHÂN CỦA TÔI là điều tôi cân nhắc trước hết;
“TÔI SẼ TÔN TRỌNG quyền tự chủ và phẩm giá của bệnh nhân của tôi;
“TÔI SẼ LUÔN hết mực tôn trọng mạng sống của con người;
“Tôi SẼ KHÔNG ĐỂ vấn đề tuổi tác, bệnh tật hay tình trạng khuyết tật, tín ngưỡng, nguồn gốc dân tộc, giới tính, quốc tịch, đảng phái chính trị, chủng tộc, khuynh hướng tình dục, địa vị xã hội, hay bất kỳ yếu tố nào khác ảnh hưởng đến nghĩa vụ của tôi và bệnh nhân;
“TÔI SẼ TÔN TRỌNG những bí mật được tâm sự với tôi, kể cả sau khi bệnh nhân qua đời;
“TÔI SẼ HÀNH NGHỀ bằng lương tâm và phẩm giá và tuân thủ các thông lệ tốt trong ngành y;
“TÔI SẼ GÌN GIỮ danh dự và truyền thống cao quý của ngành y;
“TÔI SẼ DÀNH CHO các giáo viên, đồng nghiệp và học sinh của tôi sự tôn trọng và biết ơn mà họ đáng có;
“Tôi SẼ CHIA SẺ kiến thức y khoa của mình vì lợi ích của bệnh nhân và sự tiến bộ của ngành y tế;
“TÔI SẼ CHÚ Ý ĐẾN sức khỏe và năng lực của bản thân để chăm sóc cho bệnh nhất theo tiêu chuẩn cao nhất;
“TÔI SẼ KHÔNG LẠM DỤNG kiến thức y khoa của mình để vi phạm nhân quyền và tự do dân sự, ngay cả khi bị đe dọa;
“TÔI THỰC HIỆN NHỮNG CAM KẾT NÀY một cách nghiêm túc, tự nguyện, và bằng danh dự của tôi.”
Tuyên bố Geneva có vẻ giống với Lời thề Hippocrates, nhưng một trong những điểm khác biệt quan trọng nhất là không thực hiện lời thề trước Thần và tinh thần chấp nhận sự trừng phạt của Thần nếu vi phạm lời thề. Tuyên bố Geneva giống với quy tắc đạo đức của quần chúng hơn, không có những ràng buộc về cái tâm của người ta. Nó giống như một ngôi nhà có vẻ ngoài tráng lệ được xây dựng trên một nền móng lung lay, chỉ cần một cơn gió thoảng cũng có thể sụp đổ.
Kỳ thực, một người có đức tin ngay chính vào lương tâm của mình và chính tín vào Thần sẽ biết hành xử đúng đắn. Không cần phải có quá nhiều luật và quy định. Điều này không chỉ đúng với ngành y mà đúng cả với các ngành nghề khác.
Trong tương lai, nghề y rất có thể sẽ vẫn tồn tại. Lúc đó, bác sỹ có thể sẽ lại có chính tín vào Thần và hiệu quả điều trị y tế có thể rất khác so với ngày nay.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/5/430398.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/6/194953.html
Đăng ngày 22-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Từ khóa » Trình Bày Tuyên Ngôn Geneva
-
Bài 2: Lý Tưởng đạo đức Nghề Y Thông Qua Các Lời Thề Y Học - Quizlet
-
Bài 2 Lý Tưởng Qua Các Lời Thề Y Học Flashcards | Quizlet
-
Ly Tuong Dao Duc Nghe Y 13 3 17 BSDK - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tuyên Ngôn Geneva (Declaration Of Geneva) - Dieu Duong 06
-
[PPT] Các Vấn đề Đạo đức Trong Nghiên Cứu Y Học
-
Lời Thề Hippocrates – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hiệp định Genève, 1954 – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PPT] Các Nguyên Lý Cơ Bản Của đạo đức Trong Hành Nghề Y
-
Chặng đường 60 Năm Từ đàm Phán Geneva: Một Số Bài Học Lớn
-
Y đức Trong Mối Quan Hệ Thầy Thuốc Và Cộng Sự - TailieuXANH
-
Lời Thề Hippocrates: Bản Tuyên Ngôn Về Y đức đầu Tiên Trong Lịch Sử ...
-
Hiệp định Geneva 1954 - Thắng Lợi Và Bài Học Lịch Sử | Chính Trị
-
MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ ỦY BAN NHÂN QUYỀN LIÊN ...