Tu Nhân (Xử Thế Và Tứ Ân) - Phật Giáo Hòa Hảo
Có thể bạn quan tâm
- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Trên đây là phần học Phật mà tất cả tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo luôn luôn chuyên trì tu niệm, nhưng ngoài việc họcPhật, họ còn phải tích cực tu Nhân.
-Tại sao ta phải tu Nhân? Tại sao con người Phật tử đã theo Phật rồi, lại không xuất gia, rời thế gian để đi thẳng vào cõi giải thoát mà còn làm việc đời, còn bận bịu trần ai?
Đó là câu hỏi mà có lẽ nhiều người còn băn khoăn khi đứng giữa hai nẻo đường đời và đạo.
Cổ nhân có câu “Dục tu tiên đạo, tiên tu nhân đạo, nhân đạo bất tu, tiên đạo viễn hĩ”. Và Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng dạy rằng :
Tu đền nợ thế cho rồi
Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen.
Như vậy, chúng ta đã được thấy rằng :”Phật đạo bất ly thế gian”. Bởi vì lìa đời, Đạo còn cải sửa cho ai, và một khi đã không được cải sửa thì xã hội nầy sẽ ra sao? Cho nên Đức Giáo Chủ đã nhiều phen ân cần nhắc nhở :
Đòi không đạo đời vô liêm sỉ
Đạo không đời đạo biết dạy ai
Vì vậy mà trong việc tu nhân, điều trước tiên là phải tu thân xử kỷ, Ngài khuyên mọi người nên dứt bỏ những cổ lệ lỗi thời, những tập tục hủ bại để rồi “ rán giữ gìn phong hóa nước nhà”.
Đức Giáo Chủ với lời lẽ ôn hòa lưu loát bàng bạc trong Thi văn. Ngài dạy, tín đồ rạch ròi từ chân tóc kẻ răng, nào cách ở ăn với xóm giềng, việc xã giao trong hương đẳng, rồi tình bè bạn, nghĩa thầy trò, đạo chồng vợ… Tất cả nhữngtình ba trong nho giáo cũng như những giáo điều xử thế tiếp vật của Phật giáo. Ngài đều đã rút tỉa và giảng dụ cho tín đồ. Ngài đã quan niệm một xã hội an lạc tại thế gian, một xã hội mà trong đó toàn là con người chân thực với sự phát triển tột độ về than tâm:
Biết làm sao gieo Đạo khắp đại đồng
Đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc
Ngoài ra, người cư sĩ tại gia còn có bốn trọng ân không thể nào không đền đáp được. Bốn trọng ân đó là :
-Ân tổ tiên cha mẹ
-Ân đất nước
-Ân tam bảo
-Ân đồng bào và nhân loại
1- Ân Tổ Tiên Cha Mẹ: Cây có cội, nước có nguồn. Thân xác nầy có được là nhờ đâu nếu không phải nhờ ở tổ tiên cha mẹ ?
Cổ nhân có câu: “Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên”. Con người nếu không gìn hiếu đạo thì dầu họ không tự tủi hổ với lương tâm, cũng bị mọi người khinh khi xa lánh.
Theo Đức Giáo Chủ thì hiếu đạo chẳng những chỉ“chăm lo nuôi dưỡng báo đền” mà còn phải làm sao cho cha mẹ được luôn luôn yên lòng đẹp dạ nữa.
Một hôm, có một môn đệ hỏi Đức Giáo Chủ rằng : Thầy có dạy :
Nếu ai biết chữ tu trì
Cha mẹ còn sống vậy thì cho ăn
Nhưng con thấy có người lo cho cha mẹ uống ăn no đủ, mà trái lại, họ thường làm phiền cha mẹ thì có nên không? Đức Giáo Chủ liền đọc cho tín đồ kia nghe hai câu trong Sấm Giảng :
Ở cho biết nhượng biết tùy
Vui lòng cha mẹ vậy thì mới ngoan.
Rồi Ngài giảng tiếp rằng : “Người con hiếu không chỉ làm chữ hiếu như Tử Lộ mà còn phải có được cái hiếu của Tăng Sâm.
Thì ra, Tử Lộ người Xuân Thu, học trò Khổng Tử, rất có hiếu. Thường đường xa đổi gạo để kiếm tiền nuôi mẹ. Được liệt vào một trong nhị thập tứ hiếu của Tàu. Nhưng tính Tử Lộ cương cường, đôi khi làm cho mẹ vì con mà lo sợ buồn khổ. Lúc ông được làm quan phú quí thì mẹ đã mất, ông hằng than thở : Ta không còn được đội gạo để nuôi mẹ nữa. Còn Tăng Sâm là con của Tăng Tích, mỗi bửa cơm đều có rượu thịt dâng lên cho cha. Mỗi khi ăn xong dẹp mâm xuống, ông còn hỏi cha : “Đồ ăn thừa nên cho ai?”. Làm như thế Tăng Tử muốn cho cha được vui lòng, vì còn của dư, có thể đem cho người khác. Mạnh Tử khen Tăng Tử biết nuôi cha phải đạo, ông không những nuôi cha về thể xác mà còn nuôi dưỡng tâm trí cha nữa.
2.Ân Đất Nước : Sanh ra con người nhờ tổ tiên cha mẹ, nhưng sống được là nhờ tất đất ngọn rau. Mộtdải giang sơn ta ở đậu phải tự nhiên có được mà phải do công lao tranh thủ không ngừng của các bậc tiền bối tự nghìn xưa :
Bắc Nam một giải san hà
Mồ hôi giọt máu ông cha ta bồi
Cho nên bổn phận công dân là phải bảo vệ đất nước. Bởi vì : “Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên , quốc gia mạnh giàu than ta mới ấm”.
Vì quan niệm như trên, nên Đức Giáo Chủ đã tự mình thực hiện cứu quốc bằng cách “Rứtáo cà sa khoác chiến bào”. Ngài đã cất tiếng buồn than khi non song nghiêng ngửa :
Yêu nước bao đành trơ mắt ngó
Thương đời chưa vội ẩn non cao
Và Ngài đã quả quyết lên đường cứu quốc :
Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa
Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha
Việc cứu nướcchỉ là một phương tiện đượcáp dụng trong một giai đoạn bảo vệ quốc gia, đồng bào và bảo vệ tín ngưỡng mà thôi. Khi nước nhà an lạc, người Phậttử liền trở về vị trí tu hiền để được vào cõi siêu hình, giải thoát :
Đền xong nợ nước thù nhà
Thiền môn trở gót Phật Đà nam mô
3. Ân Tam Bảo : Tam Bảo tức Phật, Pháp, Tăng. Có Phật mới có Pháp, nhờ Phật mà chúng sanh mới có người được chuyển mê thành ngộ, cho nên không Phật tử nào được quên ân Phật. Biết ân Phật, người Phật tử lại phải thực hành các Pháp mà Phật truyền dạy, vậy Pháp bảo là món báu vô song. Đến như Tăng là hạng người giử Pháp và truyền bá các Pháp cho người đời hiểu rõ. Cho nên người Phật tử cũng cần tôn trọng các tăng nit u hành chân chính để cho Phật Pháp được truyền thụ lâ dài.
4. Ân Đồng Bào và Nhân Loại : Con người khi lọt lòng mẹ, đã phải chịu ơn của những kẻ xung quanh. Càng lớn lên, con người càng nhờ nhỏi đồng bào nhiều hơn nữa. Do đó, mọi người phải biết ơn đồng bào, bởi vì không một ai có thể đứng lẻ loi một mình mà sống được. Vì cảm nghĩa đồng bào mà năm 1946 trong bài “Tiếng chuông cảnh tỉnh” Đức Giáo Chủ đã truyền phán :
Khắp Bắc Nam Lạc Hồng một giống
Tha thứ nhau để sống cùng nhau
Quí nhau từng giọt máu đào
Để đem máu ấy tưới vào địch quân
Ngoài đồng bào ta còn phải nghĩ tới nhân loại trên mặt địa cầu.Nếu không có nhân loại chúng ta sẽ không đủ vật liệu cần dung, ta sẽ thiếu người giúp đở khi có thiên tai, địa ách. Những cuộc cứu trợ của ngoại bang trong thời kỳ lụt lội miền Nam 1961 và thiên tai miền Trung năm 1964, há không phải là điều mà ta đáng ghi ân nhân loại hay sao?
Vậy muốn tròn nhân đạo, phải giữ tứ ân mà người tu Phật như chúng ta, nếu không đền tứ ân, nghĩa là ta muốn ly thế gian, không chịu lo tròn nhân đạo, thì khó mong đắc thành đạo quả.
Người tín đồ nhà Phật, khi làm tròn nhân đạo thì tự nhiên đã tiến được nhiều phần trên đường giải thoát. Vì khi tận tâm phục vụ Đạo Đời, chúng ta đã dẹp được ích kỷ tham lam thể hiện từ bi bác ái.
Đức Phật Thích Ca có thuyết : “Nếu ai thọ trì theo phẩm báo tứ ân thì sẽ được siêu việt sanh tử, có mặt trong Long Hoa Hội và sẽ được giải thoát.”
Tổng quan, căn bản giáo lý của Phật Giáo Hòa Hảo là dắt người từ mê si tăm tối trở về con đường lành, lo tròn nhân đạo để xây dựngmột thế giới hòa hảo, an vui. Và sau khi làm xong nhân đạo, con người sẽ tự nhiên tiến đến diệt trừ vọng niệm, ái dục, để tỏ ngộ bản tâm hầu có giải thoát.
Trên hết mọi phàm nhân, Đức Giáo Chủ là hiện thân của nhân đạo, của công bằng, của từ bi và bác ái. Ngài đã hòa quang đồng trần để hướng khách trần gian tiến về nơi quang minh đỉnh.
Người ta không thể tìm thấy nơi Ngài một khuyết điểm nào, những giáo điều mà Ngài ban bố cho chúng sanh, chính bản thân Ngài đã thực thi đầy đủ.
Nhờ phương pháp phổ độ rất thích hợp và nhờ có căn bản giáo lý vừa vững chắc vừa hợp lý hợp tình qua lời văn thông thường êm đẹp, Đức Giáo Chủ đã nắm được thành công lớn lao trong một thời gian kỷ lục.
Hơn một phần tư thế kỷ trước đây, Ngài đã nhận định là cần phải lấy nông dân Việt Nam làm trọng tâm cứu khổ và làm xuất phát điểm gương mẩu cho nông dân thế giới, thì gần đây người ta mới chú ý tới và nhận rằng điều ấy là quan trọng. Nội bấy nhiêu đó tưởng cũng đủ cho chúng ta suy gẫm về sự thành công trên bước đường truyền giáo của Ngài.
Từ khóa » Tu đền Nợ Thế Cho Rồi
-
Tu đền Nợ Thế... - Lời Châu Ngọc Của Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH
-
Tu đền Nợ Thế... - Lời Châu Ngọc Của Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH
-
Đề Tài 2C: Tu đền Nợ Thế Cho Rồi, Thì Sau Mới được đứng Ngồi Tòa Sen.
-
PGHH PHAN CHÍ TÂM -ĐỀ TÀI: TU ĐỀN NỢ THẾ CHO RỒI, THÌ ...
-
Lê Hoàng Bá & PGHH - YouTube
-
Giáo Dục đạo đức Trong Cộng đồng Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo
-
Sấm Giảng Quyển Ba - Phật Giáo Hòa Hảo
-
TÌM HIỄU VỀ CHỮ TU - Diễn đàn Phật Giáo Hòa Hảo
-
Thiên IV: Sự-nghiệp Về Mặt Đạo: Tôn-giáo Phật-Giáo Hòa-Hảo
-
[PDF] Pghh-dao-phat-nhap-the-van-the-vinh.pdf
-
13- Đạo - Tài Liệu - Tuổi Trẻ Phật Giáo Hòa Hảo
-
Phật Giáo Hòa Hảo 20 Năm Hoạt động Và Phát Triển - Đời Sống Tín ...
-
Giải Đáp 4