Từ "sẽ" Trong Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
1. Phân biệt phó từ “sẽ” với các từ “sẽ” đồng âm
Theo Từ điển tiếng Việt, có hai từ “sẽ” đồng âm: (1) Sẽ là tính từ và (2) Sẽ là phó từ. Có thể phân biệt hai trường hợp trên theo các tiêu chí sau:
– Về mặt nghĩa:
- Tính từ sẽ (tương tự như khẽ) có nghĩa “ không gây ra tiếng ồn hoặc một chuyển động có thể làm ảnh hưởng đến không khí yên tĩnh chung”. Ví dụ: Nói sẽ, làm sẽ. đi sẽ.
- Phó từ sẽ có có ý nghĩa biểu thị sự việc, hiện tượng xảy ra trong tương lai, sau thời điểm nói, hoặc sau thời điểm mốc. Ví dụ: Ngày mai tôi sẽ đi Hải Phòng.
– Về khả năng trả lời câu hỏi: đã…chưa…? thì tính từ sẽ không có khả năng này. Phó từ sẽ có khả năng này.
– Về khả năng kết hợp với vị từ chính: Tính từ sẽ kết hợp hạn chế với một số vị từ nói năng và động tác: nói, lắc, gật, hát,…Phó từ sẽ có khả năng kết hợp với hầu hết các vị từ.
– Về khả năng thay thế bằng các từ khác:
- Tính từ sẽ có khả năng thay thế bằng các từ chỉ đặc điểm, tính chất như khẽ, sẽ sàng, nhẹ nhàng, dịu dàng,..
- Phó từ sẽ có khả năng thay thế bằng các phó từ thời thể như đang, đã, từng, chưa,…
– Về khả năng thay đổi vị trí trong câu:
- Tính từ sẽ có khả năng đứng trước hoặc sau vị từ chính. Ví dụ: Chị ấy sẽ nói; Chị ấy nói sẽ.
- Phó từ sẽ thì chỉ có khả năng đứng trước vị từ chính. Ví dụ: Ngày mai, chị ấy sẽ nói với anh ta; Ngày mai, chị ấy nói sẽ với anh ta.
2. Những kiến giải khác nhau về từ “sẽ”
a. Xu hướng công nhận ý nghĩa tương lai của “sẽ”
Đại diện cho xu hướng này là Trương Vĩnh Ký, Phan Khôi, Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Anh Quế, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Minh Thuyết,…
Trong một nghiên cứu sâu hơn, Nguyễn Kim Thản khẳng định sẽ là dấu hiệu về thời gian tương lai không xác định. Ví dụ: Y sẽ tổ chức lại cái trường.
Đinh Văn Đức cũng phản đối ý kiến cho rằng các phó từ như đã, sẽ, đang hoàn toàn không có ý nghĩa thời gian. Và ông khẳng định: sẽ có một nét nghĩa được coi là chỉ số tình thái và thời gian cho ý nghĩa trong tương lai. Thời gian được chỉ ra là thời gian tuyệt đối trong quan hệ với thời điểm phát ngôn.
Còn Nguyễn Minh Thuyết thì cho rằng, phó từ sẽ ngụ ý hành động, trạng thái nêu ở thuật từ diễn ra sau một thời điểm mốc. Thời điểm mốc có thể là thời điểm phát ngôn, cũng có thể là một thời điểm trước hay sau thời điểm phát ngôn. Quan điểm nổi bật của ông là coi phó từ “sẽ” là dấu hiệu để phân biệt thời tương lai và thời phi tương lai. Từ đó, tác giả đi đến khẳng định: Trong tiếng Việt có phạm trù thời.
Hoàng Tuệ tuy khẳng định tiếng Việt không có các phạm trù thời và thể nhưng vẫn cho rằng để miêu tả ý nghĩa thời gian tương lai, có thể dùng ba phó từ: sẽ, sắp và rồi. Trong đó, sẽ là phó từ thể diễn ra trong tương lai. Ví dụ : Tuần sau tôi sẽ về quê.
Nguyễn Anh Quế cũng cho rằng: “ Chúng tôi không có tham vọng đóng góp ý kiến của mình về những vấn đề lí luận phức tạp đó”. Nhưng tác giả vẫn khẳng định: “Sẽ thì có nét nghĩa chủ yếu là biểu thị một hành động xảy ra trong tương lai”.
Như vậy, dù khẳng định hay phủ định sự tồn tại của phạm trù thời trong tiếng Việt, hoặc dù chưa bàn đến vấn đề này , vẫn có rất nhiều ý kiến công nhận phó từ sẽ có ý nghĩa tương lai. Đây là ý nghĩa tuyệt đối, ý nghĩa bản thể, nhất quán trong mọi trường hợp xuất hiện của nó.
b. Xu hướng phủ nhận ý nghĩa tương lai của “sẽ”
Đại diện cho xu hướng này là Cao Xuân Hạo, Nguyễn Đức Dân, Phan Thị Minh Thuý, Nguyễn Tuấn Đăng,…
Nguyễn Đức Dân khẳng định: Nói rằng các từ đã, đang, sẽ để chỉ các thì quá khứ, hiện tại, tương lai của sự kiện là không thoả đáng . Tuy nhiên khi chứng minh điều này, ông lại chỉ lấy các ví dụ đối với từ đã, không lấy ví dụ đối với từ sẽ.
Còn Cao Xuân Hạo thì phủ nhận quan điểm cho rằng trong tiếng Việt có sự đối lập giữa thời tương lai/ phi tương lai.
Phạm Quang Trường thì cho rằng đại đa số các câu trong tiếng Việt biểu đạt sự tình trong tương lai không cần đến sẽ. Ví dụ: Ngày mai, cậu nên đến đúng giờ.
Một tác giả khác là Phan Thị Minh Thuý cho rằng: sẽ dường như tí có khả năng biểu thị các thời khoảng khác nhau, và trong một số trường hợp , nó có vẻ được dùng bắt buộc hơn đã và đang.
Năm 2004, Nguyễn Đăng Tuấn công bố kết quả nghiên cứu thì, thức, thể trong tiếng Việt trên cơ sở cấu trúc ngữ nghĩa của câu, với cách chia động từ thành ba nhóm: động từ chỉ trạng thái – quá trình, động từ chỉ hành động, động từ chỉ hành động – quá trình. Ông khẳng định cả ba từ đã, đang, sẽ đều không dùng để định vị một sự tình trên trục thời gian, tức là chúng hoàn toàn không có ý nghĩa thời gian. Những kết luận mà ông đưa ra không chỉ phủ nhận ý nghĩa tương lai của sẽ mà còn phủ nhận toàn bộ cái gọi là thời tương lai trong ngôn ngữ học.
3. Miêu tả phó từ “sẽ”
a. Sẽ với ý nghĩa thời
“Sẽ” với ý nghĩa tương lai tuyệt đối
Sẽ có ý nghĩa tương lai tuyệt đối khi biêu hiện một sự tình diễn ra sau thời điểm nói
Ví dụ:
Hôm qua tôi sẽ viết thư cho anh ấy.(*) Bây giờ tôi sẽ viết thư cho anh ấy.
Ngày mai tôi sẽ viêt thư cho anh ấy.
Qua các ví dụ trên ta thấy:
- Sẽ không thể đứng trước vị ngữ chính của câu khi câu ấy có chứa trạng ngữ chỉ thời gian quá khứ bởi có sự mâu thuẫn giữa ý nghĩa của trạng ngữ với ý nghĩa biểu hiện hành động diễn ra trong tương lai của sẽ.
- Sẽ không bao giờ biêu hiện sự việc diễn ra ở hiện tại, dù nó có đi với trạng ngữ chỉ thời gian hiện tại (như hôm nay, lúc này) trở thành thời gain có ý nghĩa tương lai (Ngày hôm nay chưa hết, tôi vẫn còn đủ thời gian viêt thư cho anh ấy).
Nói cách khác, trong bản thân phó từ sẽ luôn có ý nghĩa tương lai. Và sẽ không thể kết hợp trực tiếp với các trạng ngữ chỉ thời gian quá khứ cũng như việc sẽ không bao giờ biểu thị một sự tình đã diễn ra trước thời điểm mốc là một căn cứ quan trọng trong việc khẳng định ý nghĩa tương lai của sẽ. Đây là một đặc điểm rất nhất quán của phó từ này.
“Sẽ” với ý nghĩa tương lai tương đối
Phó từ “sẽ” có ý nghĩa tương lai tương đối trong những trường hợp sau:
– Thời điểm được chọn làm mốc là trước thời điểm nói . Lúc này, sẽ đứng sau vị ngữ chính của câu, biểu thị một sự kiện chưa diễn ra so với thời điểm mốc.
Ví dụ:
+ Đầu năm ngoái, anh ấy định cuối năm sẽ lấy vợ nhưng rồi việc không thành.
+ Hôm qua tôi nói là sẽ viết thư cho anh ấy.
– Sẽ đứng trong câu điều kiện, giả thiết – kết quả. Đối với loại câu này, sẽ biểu thị một hành động hay một trạng thái chỉ diễn ra với một điều kiện nhất định.
Ví dụ:
+ Nếu ta thả vào nước một vật có tỉ trọng lớn hơn nước, nó sẽ chìm.
+ Giá như không có chiến tranh … thì cuộc đời sẽ dễ thương biết chừng nào.
– Sẽ biểu hiện một sự kiện diễn ra sau một sự kiện khác.
Ví dụ:
+ Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
+ Báo ân rồi sẽ trả thù.
+ Lập am rồi sẽ rước thầy ở chung.
b. Sẽ với ý nghĩa thể
Có thể nói ý nghĩa thể của phó từ sẽ là hết sức mờ nhạt. Tuy nhiên, nếu hiểu thể chưa hoàn thành biểu thị hành động trong diễn biến của nó mà không chỉ định giới hạn, nghĩa là hành động không bị hạn định, không có giới hạn thì có thể xem như sẽ có ý nghĩa chưa hoàn thành. Nó đối lập với phó từ sắp – diễn đạt ý nghĩa hoàn thành.
4. Cách sử dụng sẽ
a. Bắt buộc dùng “sẽ”
*Dùng “sẽ” khi văn cảnh không xác định rõ thời gian diễn ra sự tình.
Quy tắc này liên quan đến ý nghĩa thời của “sẽ”. Đối với ba trường hợp dưới đây, bắt buộc phải dùng “sẽ”:
– Trường hợp trong câu không có trạng ngữ thời gian.
Ví dụ:
+ Bộ trưởng Nguyễn Minh Hải đã không ngần ngại mà nói tiếp rằng: Câu trả lời trước tiên phải từ các địa phương. Chúng tôi sẽ yêu cầu các địa phương trả lời chúng tôi tại sao.
– Trường hợp trạng ngữ thời gian có ý nghĩa mơ hồ.
Ví dụ:
+ Hôm nay tôi sẽ viết thư cho anh ấy.
– Trường hợp các ý nghĩa thời gian đan xen phức tạp.
Ví dụ:
+ Giá gạo hiện nay đã giảm nhưng sẽ tăng trong thời gian tới.
* Bắt buộc dùng “sẽ” trước các vị từ tĩnh và một số vị từ động, không chủ ý
Đối với các vị từ tĩnh như đau, to, lo lắng, sớm, muộn, yêu và một số vị từ động, không chủ ý, biểu hiện sự nhận thức của chủ thể như hiểu, thấy, biết,…dù ý nghĩa tương lai trong câu đã rõ cũng bắt buộc phải dùng sẽ.
Ví dụ:
+ Ừ, ừ, lớn lên con sẽ hiểu.
+ Không đầy hai năm nữa kế hoạch của chúng ta sẽ được thực hiện.
* Bắt buộc dùng “sẽ” để đánh dấu thông tin quan trọng.
Ví dụ: Tối nay ông ta đến xem mặt con và ngỏ lời với con, con sẽ nói với ông ta. Chúa sẽ soi sáng cho ông ta nghe ra mà không giận, không hờn gì với chú Tú cả.
* Bắt buộc dùng “sẽ” để phân biệt sự kiện chưa diễn ra với sự kiện đã diễn ra.
Ví dụ:
+ Hãy để em đi. Em sẽ tìm thấy.
+ Tuy có nhiều khó khăn nhưng chúng ta sẽ làm được vì có đông người, lại có quyết tâm cao.
b. Bắt buộc không dùng “sẽ”
Không dùng “sẽ” khi hoạt động, trạng thái nói ở vị từ là bản chất, quy luật vận động, đặc điểm thường xuyên của sự vật. Ví dụ: Bố ơi, ngày mai con sẽ đi học.(*)
Câu này không được chấp nhận trong trường hợp việc đi học của con là việc diễn ra thường xuyên.
– Không dùng “sẽ” trong câu cầu khiến.
Ví dụ: Hãy sẽ đóng cửa lại.
– Không dùng “sẽ” trước các vị từ biểu thị dự định: toan, định, dự định,…
Ví dụ:
+ Ngày mai, tôi sẽ định đánh cho nó một trận.(*)
+ Tôi sẽ dự định mua một cái ôtô trong tháng tới.
Không dùng “sẽ” trong vế chỉ điều kiện của câu điều kiện – kết quả, trong mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian tương lai, trong vế phụ chỉ mục đích.
Ví dụ:
+ Nếu trời sẽ mưa, tôi nghỉ học.
+ Tôi chờ tới khi anh sẽ đến.
5. “Sẽ” và các đơn vị tương đương: “sắp”, “chưa”
Phó từ “sắp”
Theo Từ điển tiếng Việt “sắp” là phó từ biểu thị sự việc, hiện tượng xảy ra vào thời gian tới, rất gần.
Ví dụ: Trời sắp sáng.
Khi đóng vai trò là một phó từ, “sắp” bổ sung ý nghĩa thời gian cho vị từ đứng sau. Đó là ý nghĩa thời gian tương lai gần.
Ví dụ: Tôi sắp đi Huế.
Nếu cóc nghiến răng là trời sắp mưa.
Phó từ “chưa
Theo Từ điển tiếng Việt, từ chưa có thể biểu hiện các nghĩa:
– (Dùng trước vị từ) biểu thị ý phủ định với điều mà cho đến một lúc nào đó không có hoặc không xảy ra (nhưng tương lai có thể xảy ra).
Ví dụ: Bản thân Tâm và bác cũng có đôi lúc chưa hiểu nhau.
– Từ biểu thị ý muốn hỏi về điều mà cho đến một thời điểm được xác định nào đó không biết có có xảy ra hay không. Ví dụ: Anh ấy đã đến chưa?
– (Khẩu ngữ, dùng trong đối thoại, thường ở cuối câu hoặc cuối vế câu) Từ biểu thị ý khẳng định về một điều mà người nói cho là đã có biểu hiện hay tác động rõ ràng, và nêu như muốn hỏi lại để được đồng tình, đồng ý của người nghe.
Ví dụ: Tội nghiệp thằng bé chưa, ngã đau quá!
“Chưa” giống với “không” ở chỗ cùng mang ý phủ định, nhưng “không” là từ phủ định mang tính chất phi thời gian, nghĩa là phủ định tuyệt đối trong mọi khung cảnh thời gian, còn “chưa” chỉ phủ định trong một khoảng thời gian nhất định. “Chưa” vẫn liên quan đến mốc thời gian một cách trực chỉ, vì vậy, nó là một chỉ tố thời thể.
“Chưa” giống với “sẽ” và “sắp” ở chỗ cùng biểu thị một sự kiện chưa diễn ra trong thời điểm mốc, tức là giống nhau ở tính phi thực hữu.
6. Tiểu kết
Không thể phủ nhận ý nghĩa thời tương lai của phó từ “sẽ” vì:
+ “Sẽ” luôn luôn biểu hiện một sự tình diễn ra sau một thời điểm mốc.
+ Dù không bắt buộc phải xuất hiện trong mọi câu có trạng ngữ hoặc ngữ cảnh chỉ thời gian tương lai, song “sẽ” luôn luôn có khả năng đứng trong những câu như vậy.
+ Khác với “đã” và “đang” ý nghĩa thời của “sẽ” rất rõ ràng.
Không thể phủ nhận tư cách chỉ tố đánh dấuthời tương lai/ phi tương lai của “sẽ” vì:
+ “Sẽ” bắt buộc phải xuất hiện trước các vị từ tĩnh, trong mọi trường hợp biểu thị sự tình diễn ra trong tương lai.
+ “Sẽ” có thể tuỳ ý xuất hiện trước các vị từ động, song đây là một ngoại lệ. Không có một ngôn ngữ nào là không có ngoại lệ. Không có một sự phân chia nào trong ngôn ngữ học có tính chất tuyệt đối, có hiệu lực trong mọi trường hợp.
Dù không bắt buộc phải xuất hiện trước các vị từ động mà trong câu ngữ cảnh đã đủ rõ là chỉ tương lai, song tần số xuất hiện của từ này là rất lớn.
(Tổng hợp)
5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:- Số từ là gì? Chức năng và phân loại số từ
- Đại từ là gì? Chức năng và phân loại đại từ
- Chủ ngữ, vị ngữ là gì?
- Thực hành tạo lập đoạn văn
Từ khóa » Từ Ghép Với Từ Sẽ
-
Sẽ - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Sẽ - Từ điển Việt
-
Vietgle Tra Từ - Định Nghĩa Của Từ 'sẽ' Trong Từ điển Lạc Việt
-
Sẻ Hay Xẻ? - Báo Lao động
-
Tiếng Việt Lớp 4 Từ Ghép Và Từ Láy Có Gì Khác Nhau? Cách Phân Biệt ...
-
Cách Phân Biệt: X/s, Gi/d/r
-
Từ Ghép Là Gì? Cách Phân Biệt Từ Ghép Từ Láy Nhanh - PLO
-
8 Loại Và 3 Cách Thành Lập DANH TỪ GHÉP Trong Tiếng Anh
-
[PDF] HƯỚNG DẪN NHẬN DIỆN ĐƠN VỊ TỪ TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
-
Ngữ Pháp Tiếng Việt - Wikipedia