Từ 'tế Nhị' Có Nguồn Gốc Từ đâu? - Vietnamnet
Có thể bạn quan tâm
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do GS. Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Tế nhị: 1. Tỏ ra khéo léo, nhã nhặn trong quan hệ đối xử, biết chú ý đến cả những điểm rất nhỏ thường dễ bị bỏ qua… 2. Có những tình tiết tinh tế, sâu kín, thường khó hoặc không nói ra được…”. Vậy nguồn gốc của từ này ra sao?
Chúng tôi đã tra cứu nhiều tư liệu nhưng không tìm thấy tư liệu nào nêu rõ nguồn gốc của “tế nhị”. Tuy nhiên cũng tìm được một vài gợi ý, xin được chia sẻ với bạn đọc tại đây.
Trước hết xin nói về “tế”. Có nhiều chữ “tế” khác nhau, bao gồm “tế” với nghĩa “dâng, cúng” (hiến tế, cúng tế), “tế” với nghĩa “chạy nhanh” (ngựa tế), “tế” với nghĩa “con rể” (nghĩa tế, hiền tế), “tế” với nghĩa “đưa qua đò” (tế độ, tế bần), “tế” với nghĩa “khoảng, thuở” (quốc tế, giao tế) và “tế” với nghĩa là “nhỏ, hẹp”.
Trong các từ trên, thì “tế” trong “tế nhị” chắc hẳn mang nghĩa “nhỏ bé”, như trong “vi tế”, “tinh tế”, là các từ bạn đã dẫn. Điều này phần nào được phản ánh qua Việt Nam tự điển, khi tác giả Lê Văn Đức giảng về “tế nhị” ngay dưới chữ “tế” với nghĩa “nhỏ bé” mà không phải dưới những chữ “tế” khác. Chữ “tế” này vốn có gốc Hán, được viết bằng chữ 細.
Nếu “tế” là một từ gốc Hán thì hẳn “nhị” cũng vậy. Xét trong các từ điển tiếng Hán, ta thấy có các chữ “nhị” với nghĩa lần lượt là “hai”, “thêm vào”, “mềm, béo, trơn” và “nhuỵ hoa”. Trong các nghĩa này thì khả năng cao “nhị” trong “tế nhị” vốn để chỉ nhuỵ hoa. Để làm rõ, chúng tôi xin đưa ra dẫn chứng:
1. Trong Việt Nam tự điển, học giả Lê Văn Đức giảng: “Ý nhị: Ý tứ tế nhị, thấm thía”. Điều này ngầm cho thấy “nhị” trong “ý nhị” và “nhị” trong “tế nhị” là một.
2. Từ điển Hán Nôm cho biết “ý nhị” vốn được viết bằng 意蘃, với “ý” (意) là “suy nghĩ” và “nhị” (蘃) là “nhuỵ”. Trong tư liệu này “ý nhị” được định nghĩa là “vẻ đẹp sâu kín, khó thấy”. Như vậy, “nhị” mang nghĩa bóng là “sâu kín”, được xây dựng trên nghĩa đen “nhuỵ hoa” (chốn sâu kín nhất của hoa).
Từ hai ý trên, có thể đưa ra nhận định “tế nhị” vốn được viết bằng hai chữ 細蘃, hiểu thuần là những điều nhỏ nhặt, sâu kín nhất. Người “tế nhị” là người biết để ý đến những điều nhỏ, thâm sâu như vậy.
Việc từ này không có trong tiếng Trung cho thấy đây là một sự sáng tạo của người Việt, tạo ra từ mới bằng cách kết hợp những thành phần gốc Hán.
Trọng Nghĩa - Tiếng Việt giàu đẹp
3 nghĩa ít người biết đến của từ ‘tơi bời’
Ta thường dùng từ “tơi bời” để chỉ trạng thái “bị tàn phá mạnh mẽ và dồn dập” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên). Thực tế từ này vốn có những mà ít người biết đến.
Từ ghép hiếm gặp - 'Miên viễn' có nghĩa là gì?
Có thể thấy đây là một từ do người Việt sáng tạo ra bằng cách ghép các yếu tố Hán Việt. Tuy nhiên, từ này đang dần dần biến mất khỏi cuộc sống.
Từ khóa » Cách Tế Nhị Là Gì
-
Tế Nhị Là Gì? Vì Sao Ta Phải Tế Nhị?
-
Tế Nhị - Wiktionary Tiếng Việt
-
Thiếu Tế Nhị Là Gì - Thả Rông
-
Sự Tế Nhị Biểu Hiện Của Trí Tuệ Và Nhân Cách
-
TẾ NHỊ Là Gì? - RA LÀ VẬY ^_^ KNOW HOW!
-
Tế Nhị - SimonHoaDalat
-
Tế Nhị Là Gì Ví Dụ - Quang An News
-
Nghĩa Của Từ Tế Nhị - Từ điển Việt
-
Kỹ Năng Sống: Tế Nhị Không Thừa - Báo Kinh Tế đô Thị
-
Câu 1: Thế Nào Là Lịch Sự, Tế Nhị? Nêu ý Nghĩa. Em ...
-
Người Có Cách Cư Xử Tế Nhị, Lịch Sự Thường được Biểu Hiện Như Thế ...
-
Bài 9: Lịch Sự, Tế Nhị - Hoc24
-
Thế Nào Là Lịch Sự Tế Nhị? - Thu Hang - Hoc247
-
Luận Thêm Một Chút Về Tế Nhị - Tamnhin