Tư Thế đi Vệ Sinh đúng Cách - Ổn định Hệ Tiêu Hóa Của Bé Yêu!
Có thể bạn quan tâm
Việc hiểu rõ các tư thế đi vệ sinh đúng cách được coi là điều mà các bậc cha mẹ rất cần lưu tâm, chú trọng. Vì trên thực tế, đây được xem là yếu tố giúp trẻ có được hệ tiêu hóa ổn định, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột. Để có thể hỗ trợ bé đi ngoài đúng tư thế nhất, mời các mẹ tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết sau của chúng tôi.
Mục lục
- I. Tại sao trẻ cần có tư thế đi vệ sinh đúng cách?
- II. Hướng dẫn tư thế ngồi đúng khi bé đi vệ sinh
- III. 5 lưu ý quan trọng khi đi đại tiện
- 1. Không để bé ngồi quá lâu
- 2. Dặn trẻ không được nhịn đi vệ sinh
- 3. Không được rặn quá mạnh
- 4. Rửa sạch tay cho trẻ sau khi đi vệ sinh
- 5. Rửa nước muối loãng và lau khô với giấy mềm
- IV. Tư thế đi vệ sinh đúng cách vẫn chưa chắc hết táo bón
I. Tại sao trẻ cần có tư thế đi vệ sinh đúng cách?
Muốn biết được lý do vì sao bé nên và cần đi vệ sinh đúng cách, đúng tư thế, các mẹ cần nắm rõ được những tác hại và hậu quả khi trẻ đi vệ sinh sai tư thế:
+ Táo bón: Chứng táo bón sẽ quấy rầy em bé của bạn khi tư thế đi vệ sinh sai kết hợp với việc trẻ uống ít nước và ăn uống thiếu chất xơ.
+ Bệnh trĩ: Trẻ đi đại tiện khó khăn do tình trạng táo bón kéo dài gây áp lực rất lớn cho hậu môn. Theo thời gian, các đám rối tĩnh mạch bị viêm và sưng lên.
+ Bệnh đại tràng: Tình trạng táo bón kéo dài gây tích lũy chất thải tồn đọng ở đại tràng, hậu quả là dẫn đến viêm nhiễm, nguy hiểm hơn là ung thư đại tràng.
+ Giảm nhu động ruột: Đây là hậu quả của việc trẻ đi đại tiện quá lâu (trên 15 phút). Giảm nhu động ruột khiến quá trình đào thải phân ra ngoài khó khăn, đi đại tiện không hết phân gây đầy hơi, đau bụng.
II. Hướng dẫn tư thế ngồi đúng khi bé đi vệ sinh
Về cơ bản, các bé đi ị sẽ có 2 tư thế chính, bao gồm: Ngồi bệt và ngồi xổm. Trong đó, ngồi bệt được xem là tư thế phổ biến nhất bởi sự thuận tiện, sạch sẽ và không gây mỏi chân cho các bé.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và chứng minh, ngồi bệt là tư thế đi vệ sinh không tốt cho sức khỏe. Vì khi ngồi ở tư thế này, ruột không thể mở hoàn toàn, từ đó tạo áp lực lớn lên ruột, nhất là cơ vòng hậu môn.
Ngoài ra, khi ngồi bệt (góc 90 độ), ruột kế và ống hậu môn tạo ra đường cong, điều này sẽ gây khó khăn cho việc đào thải phân ra ngoài, đồng thời gây áp lực cho hậu môn, xương chậu.
Vậy đâu là tư thế ngồi vệ sinh chuẩn mà các mẹ nên hướng dẫn bé? Theo các chuyên gia, tư thếchuẩn xác nhất để các bé đi đại tiện là tư thế ngồi xổm. Bởi trên thực tế, khi ngồi xổm phần thân trên và chân của bé sẽ tạo 1 góc 35 độ.
Với tư thế này, ruột kết sẽ không bị cong và phân sẽ được đào thải nhanh, dễ dàng hơn.
Ngoài ra, mẹ vẫn có thể để bé ngồi bệt khi đi vệ sinh nhưng cần lưu ý hướng dẫn bé tư thế ngồi đúng bằng cách: Hướng thân mình ra phía trước nhiều hơn, ngoài ra, mẹ có thể để thêm 1 chiếc ghế cho bé kê chân, tạo thành 1 góc 35 độ.
III. 5 lưu ý quan trọng khi đi đại tiện
Ngoài việc quan tâm đến tư thế ngồi để bé dễ đi vệ sinh , mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi hướng dẫn trẻ đi đại tiện:
1. Không để bé ngồi quá lâu
Các nghiên cứu cho thấy, việc đi đại diện trong khoảng thời gian 2 đến 5 phút có thể giúp kiểm soát tới 70% nguy cơ mắc các bệnh lý về hệ tiêu hóa. Do đó, mẹ không nên để bé ngồi quá lâu khi đi vệ sinh.
2. Dặn trẻ không được nhịn đi vệ sinh
Thường xuyên nhịn vệ sinh sẽ khiến bàng quang bị giãn, tạo áp lực lên hậu môn và đại tràng.
Hậu quả là khiến cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng kém và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, điển hình là tình trạng viêm nhiễm. Do đó, mẹ nên dặn trẻ không được nhịn đi vệ sinh, hãy đi ngay khi thấy buồn.
3. Không được rặn quá mạnh
Hành động rặn quá mạnh và quá nhiều khi đi đại tiện có thể gây nứt hậu môn, nhiễm trùng hậu môn, nguy hiểm hơn là có nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ, ung thư đại tràng.
4. Rửa sạch tay cho trẻ sau khi đi vệ sinh
Mẹ cần hướng dẫn cho trẻ cách rửa tay sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
5. Rửa nước muối loãng và lau khô với giấy mềm
Mẹ nên dùng nước muối loãng để rửa rồi lau khô với giấy mềm cho bé sau mỗi lần đi vệ sinh. Mục đích là để tiêu diệt vi khuẩn có hại, giữ cho hậu môn khô thoáng để giảm thiểu tình trạng vi khuẩn tấn công gây sưng và viêm hậu môn.
IV. Tư thế đi vệ sinh đúng cách vẫn chưa chắc hết táo bón
Tư thế đi vệ sinh đúng cách giúp hỗ trợ loại bỏ các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có táo bón hiệu quả. Tuy nhiên, tình trạng táo bón ở trẻ ngoài nguyên nhân ngồi sai cách còn có nhiều lý do khác nữa nên ngay cả khi bé đi vệ sinh đúng tư thế đã hết táo bón.
Thiếu lợi khuẩn và mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là một trong những lý do phổ biến khiến hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém, gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa trong đó có chứng táo bón.
Vì vậy, các mẹ nên chú ý bổ sung lợi khuẩn giúp duy trì ổn định hệ vi sinh đường ruột cho trẻ.
Bên cạnh việc bổ sung lợi khuẩn qua chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ có thể tham khảo và bổ sung sản phẩm có chứa lợi khuẩn cho bé.
Trên đây là những thông tin về tư thế đi vệ sinh đúng cách giúp hạn chế táo bón ở trẻ mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng sẽ hữu ích cho các mẹ trong quá trình nuôi dưỡng bé yêu.
-
Mua hàng trực tuyến tại:
- Miền Bắc
- Miền Nam
Từ khóa » đi ị đúng Cách
-
Hướng Dẫn Đi Vệ Sinh Đúng Cách - Khỏe Người, Phòng Trĩ
-
Tư Thế đi Vệ Sinh đúng Cách - Tốt Cho Sức Khỏe
-
Bạn Có Biết Tư Thế đi Vệ Sinh Nào đúng Nhất Và Tốt Cho Sức Khỏe
-
Đi Vệ Sinh đúng Cách Giúp Tinh Thần Thoải Mái, Tốt Cho Sức Khỏe
-
Đi Vệ Sinh Dễ Dàng: Mách Bạn 5 Cách Dễ đi Cầu Khi Táo Bón!
-
Hướng Dẫn Tư Thế đi Vệ Sinh đúng Cách Tránh Bị Trĩ - .vn
-
Tư Thế Ngồi Chuẩn, Bé đi Vệ Sinh Dễ Dàng - Bio-acimin
-
Tư Thế đi Vệ Sinh đúng Cách Phòng Ngừa Bệnh Trĩ
-
Hướng Dẫn Tư Thế đi Vệ Sinh đúng Cách, Có Lợi Cho Sức Khỏe
-
Đây Mới Là Tư Thế Ngồi Khi đi Vệ Sinh Tốt Nhất Cho Sức Khoẻ - SOHA
-
Đi Vệ Sinh đúng Cách Như Thế Nào - VnExpress Sức Khỏe
-
Tư Thể Ngồi Bồn Cầu đúng Cách Khi đi Vệ Sinh Phòng Bệnh
-
Hướng Dẫn Tư Thế đi Vệ Sinh đúng Cách Phòng Bệnh Trĩ