Tủ Thuốc Gia đình Cần Có Gì để Bảo Vệ Sức Khỏe? - Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Tủ thuốc gia đình rất cần thiết cho mọi nhà vì đôi khi bạn và người thân có thể gặp phải những chấn thương nhẹ trong các hoạt động hàng ngày. Khi đó, những loại thuốc và dụng cụ y tế có sẵn sẽ giúp sơ cứu vết thương trước khi bạn đi gặp bác sĩ. Vậy tủ thuốc gia đình gồm những gì và các loại thuốc cần cho tủ thuốc gia đình là gì để bảo vệ bản thân và những người thân yêu tốt nhất?
MỤC LỤC NỘI DUNG
- 1. Giải đáp “tủ thuốc gia đình cần có những gì?”
- Paracetamol và các thuốc nhóm NSAIDs
- Aspirin
- Thuốc kháng histamin
- Thuốc giảm sung huyết mũi, giảm ho và thuốc cảm cúm
- Thuốc kháng axit (antacid)
- Thuốc mỡ kháng khuẩn
- 2. Top 9 đồ dùng cần có trong tủ thuốc gia đình
- Danh sách các số liên lạc khẩn cấp
- Dung dịch rửa vết thương
- Băng, gạc y tế
- Kéo sạch
- Nhiệt kế
- Nước muối sinh lý
- Các túi chườm nóng và lạnh
- Máy đo huyết áp
- Dầu gió
- 3. Cách chăm sóc tủ thuốc gia đình
1. Giải đáp “tủ thuốc gia đình cần có những gì?”
Tủ thuốc y tế gia đình chắc chắn không thể thiếu những loại thuốc sau đây:
Paracetamol và các thuốc nhóm NSAIDs
Paracetamol (hay acetaminophen) là thuốc giúp giảm đau, hạ sốt, thuộc nhóm NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid), có tác dụng giảm viêm liên quan đến các tình trạng đau lưng, đau răng… Tuy nhiên, bạn cần quan sát mức độ nhạy cảm với thuốc NSAIDs trên các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Aspirin
Aspirin là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), có tác dụng giảm đau hạ sốt, từ cơn đau nhẹ đến đau vừa như đau cơ, đau răng, cảm lạnh thông thường, và nhức đầu. Thuốc cũng có thể được sử dụng để giảm đau và sưng do viêm khớp. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, việc sử dụng aspirin cũng giúp ích khi người bệnh lên cơn đau tim. Thực tế, những người bị đau thắt ngực thường được tiêm aspirin khi được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Lưu ý, không nên dùng thuốc aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi vì sẽ thúc đẩy hội chứng Reye.
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin thường dùng để điều trị phát ban, ngứa và dị ứng từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn nên dự trữ nhiều dạng thuốc kháng histamin bao gồm viên nén, viên nang, dạng lỏng, thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mắt. Một số thuốc kháng histamin không cần toa bạn có thể mua tại các nhà thuốc địa phương:
- Brompheniramine (Dimetane) giảm các triệu chứng dị ứng, sốt mùa hè và cảm lạnh thông thường.
- Cetirizine (Zyrtec) điều trị ngứa và sưng do viêm mũi dị ứng kéo dài, cảm lạnh, nổi mề đay, phù mạch, viêm kết mạc dị ứng.
- Clorpheniramin (Chlor-Trimeton) thuốc chống giảm đỏ, ngứa, chảy nước mắt, hắt hơi, ngứa mũi, điều trị viêm mũi dị ứng và cảm lạnh thông thường.
- Clemastine (TAVIST) giảm các triệu chứng dị ứng, sốt theo mùa, và cảm lạnh thông thường.
- Diphenhydramine (Benadryl) giảm ngứa và đau tạm thời do vết bỏng nhỏ, vết cắt, vết xước, cháy nắng, vết côn trùng cắn.
- Fexofenadine (Allegra) giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, hắt hơi, phát ban.
- Loratadine (Alavert, Claritin) điều trị các triệu chứng như ngứa, chảy nước mũi, chảy nước mắt, ngứa do phát ban.
Thuốc giảm sung huyết mũi, giảm ho và thuốc cảm cúm
Khi bị sổ mũi hay cảm cúm, ho do cảm, bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và không muốn ra khỏi nhà để đến hiệu thuốc. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng này trước khi cần điều trị triệt để hơn. Một số loại thuốc giảm sung huyết mũi như các thuốc kháng histamin, thuốc chống giao cảm, corticosteroid, kháng muscarin, nedocromil hoặc cromoglycat. Các loại thuốc cảm cúm, cảm lạnh như guaifenesin, oxymetazoline, phenylephrine, pseudoephedrine, paracetamol, ibuprofen, naproxen.
Xem thêm: Loại thuốc, trang thiết bị y tế có trong tủ thuốc gia đình?
Thuốc kháng axit (antacid)
Nếu bạn hay người thân thường xuyên bị ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng thì đây là loại thuốc tốt nhất mà bạn nên chuẩn bị trong tủ thuốc gia đình.
Hapacol là một trong những loại thuốc hạ sốt giảm đau được nhiều gia đình tin dùng
Thuốc mỡ kháng khuẩn
Thuốc mỡ có chứa kháng sinh sẽ giúp phòng ngừa nhiễm trùng sau khi bạn vô tình có một vết thương do trầy xước, vết cắt do dao kéo… Sau đó, bạn nhớ băng vết thương lại cẩn thận. Một số loại thuốc mỡ kháng sinh như:
- Bacitracin ngăn chặn những nhiễm trùng da nhẹ gây ra bởi các vết cắt nhỏ, vết trầy hay bỏng.
- Bactroban điều trị nhiễm trùng da như chốc lở, viêm nang lông và bệnh nhọt.
- Begendrem điều trị giời leo.
- Fobancort điều trị tình trạng viêm da nhiễm khuẩn.
2. Top 9 đồ dùng cần có trong tủ thuốc gia đình
Bên cạnh câu hỏi “Tủ thuốc gia đình cần có những gì?”, có bao giờ bạn thắc mắc cần chuẩn bị những vật dụng y tế nào và đồ dùng nào cần thiết cho việc sơ cứu hay không? Dưới đây sẽ là các vật dụng giúp bạn ứng phó kịp thời với các chấn thương nhỏ và các tình huống nghiêm trọng khác.
Danh sách các số liên lạc khẩn cấp
Đầu tiên, bạn nhất định phải ghi lại danh sách các số điện thoại quan trọng của bác sĩ, trung tâm y tế, số cấp cứu khẩn cấp và những hướng dẫn xử trí khi ngộ độc hay dị ứng. Hãy dán chúng vào nơi dễ nhìn thấy nhất, có thể là ở bên cánh tủ hay mặt trong cửa tủ.
Dung dịch rửa vết thương
Tủ thuốc gia đình của bạn cũng cần có một số dung dịch rửa vết thương, điển hình như: Cồn 70°, dung dịch oxy già, dung dịch iod 5% (cồn iod). Bạn nên lưu ý về loại vết thương và tình trạng vết thương để có cách sử dụng sản phẩm rửa vết thương phù hợp:
- Cồn 70° hay còn gọi là cồn y tế dùng để rửa vết thương hở, sát khuẩn vùng da trước khi tiêm. Khi sử dụng dung dịch này sẽ làm vùng da bôi lên bị khô, kích ứng da khi dùng nhiều lần.
- Oxy già thường được dùng để rửa vết thương. Tùy vào loại vết thương mà sử dụng đúng nồng độ (1.5%, 3%, 6%) vì nếu sử dụng oxy già với nồng độ cao sẽ dễ làm tổn thương tế bào lành lặn khiến vết thương nặng hơn.
- Dung dịch iod 5% có tác dụng sát khuẩn, chống nhiễm trùng các vùng mô, da, niêm mạc trước khi phẫu thuật. Tuy nhiên khi dùng iod có thể làm kích ứng da, gây đau và nếu dùng với vết thương lớn, sâu có thể gây nhiễm độc. Do đó, dung dịch iod 5% được khuyến cáo không dùng cho trẻ nhỏ.
Băng, gạc y tế
Bạn đừng quên dự trữ các loại băng cá nhân với nhiều kích cỡ khác nhau trong tủ thuốc gia đình. Băng gạc y tế và băng dính sẽ giúp băng bó vết thương, phòng tránh nhiễm khuẩn.
Kéo sạch
Trong tủ thuốc gia đình bạn cũng nên chuẩn bị một chiếc kéo sạch dùng để cắt bông, băng, gạc khi băng bó vết thương.
Nhiệt kế
Bạn có thể cảm nhận được cơ thể hơi sốt bằng việc đặt tay lên trán nhưng sử dụng nhiệt kế vẫn là cách tốt nhất để đo chính xác nhiệt độ cơ thể. Theo dõi nhiệt độ rất quan trọng để nhận biết những dấu hiệu nghiêm trọng cần được xử lý kịp thời. Do đó, nhiệt kế là một vật dụng cần thiết trong mỗi gia đình.
Nước muối sinh lý
Bạn nên dự trữ khoảng 3-4 chai nước muối sinh lý trong tủ thuốc gia đình của bạn vì chúng có rất nhiều công dụng, điển hình là:
- Rửa mắt khi bị dị vật (hạt bụi, côn trùng, cát…) có tác dụng là đẩy dị vật ra khỏi mắt.
- Vệ sinh mũi hàng ngày sau khi đi đường có nhiều bụi hoặc trong thời điểm có dịch bệnh, trong trường hợp bị cảm cúm hay sốt siêu vi.
- Nhỏ mắt, mũi sau khi đi bơi.
Các túi chườm nóng và lạnh
Chuẩn bị những túi chườm trong tủ thuốc gia đình vì chúng có thể hỗ trợ trong rất nhiều trường hợp, chẳng hạn như đau đầu, đau bụng, bong gân, đau cơ hay chấn thương.
Bạn nên lựa chọn những sản phẩm túi chườm đạt chất lượng cũng như sử dụng túi đúng cách để đảm bảo an toàn và giúp việc chữa trị đạt hiệu quả cao.
Máy đo huyết áp
Những gia đình có người cao tuổi hoặc người mắc bệnh tim mạch, bệnh huyết áp thì nên chuẩn bị thêm máy đo huyết áp. Thiết bị này sẽ giúp bạn kiểm tra thường xuyên chỉ số huyết áp của người bệnh và có hướng xử lý kịp thời.
Dầu gió
Dầu gió là loại thuốc bôi ngoài da, có tác dụng giảm đau khi bị chấn thương nhẹ, làm dịu các vết đốt do côn trùng hoặc trị đau bụng, chống viêm nhiễm…Vì vậy, bạn nên chuẩn bị cho gia đình một một chai dầu gió để sử dụng trong tình huống cần thiết.
Xem thêm: Những thứ không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình
3. Cách chăm sóc tủ thuốc gia đình
Sau khi chuẩn bị tủ thuốc gia đình, bạn nên có kế hoạch kiểm tra định kỳ 3 tháng/lần để luôn chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc cần thiết. Ngoài ra, việc kiểm kê thường xuyên còn giúp bạn loại bỏ những loại thuốc cũ, đã hết hạn sử dụng.
Lưu ý: Với các loại thuốc đã hết hạn sử dụng, bạn không nên vứt lung tung trong thùng rác sinh hoạt. Thay vào đó, hãy tìm hiểu hoặc đến nhà thuốc để hỏi những cách thu hồi thuốc đã hết hạn để có xử lý đúng cách, tránh ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Ngoài ra, khi chăm sóc tủ thuốc gia đình, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Nên treo tủ thuốc gia đình ở nơi khô ráo, trên cao, ngoài tầm tay của trẻ. Bảo quản ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào cũng là điều rất quan trọng.
- Dọn tủ thuốc mỗi tháng một lần để bỏ đi những sản phẩm quá hạn sử dụng cũng như thuốc đã dùng hết.
- Dành một ngăn riêng để chứa thuốc của trẻ em, thuốc điều trị dành cho người bệnh lâu ngày.
- Nên phân loại các sản phẩm theo công dụng chữa trị để bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng chúng khi cần.
Sức khỏe luôn là ưu tiên hàng đầu của tất cả mọi người. Tủ thuốc gia đình sẽ là bước đầu tiên giúp bảo vệ bạn và gia đình. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ biết được tủ thuốc gia đình cần có những gì và tủ thuốc gia đình cần có thuốc gì để có thể bảo vệ gia đình một cách trọn vẹn nhất.
Có thể bạn quan tâm:
8 cách chăm sóc sức khỏe gia đình và người thân
10 vật dụng cần chuẩn bị khi đi du lịch để có chuyến đi trọn vẹn
8 loại thuốc nên mang bên mình khi đi du lịch
Nguồn tham khảo:
10 Medicine Cabinet Essentials. https://blog.nationwide.com/10-must-haves-your-medicine-cabinet/
First-aid kits: Stock supplies that can save lives. https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-kits/basics/art-20056673
Từ khóa » Các Loại Thuốc Thông Dụng
-
Các Loại Thuốc & Vật Dụng Y Tế Cần Có Trong Tủ Thuốc Gia đình
-
Những Loại Thuốc Và Dụng Cụ Y Tế Nhất định Phải Có Trong Tủ ... - Vinmec
-
Những Loại Thuốc Nên Có Trong Tủ Thuốc Gia đình Bạn
-
Những Thuốc Thông Thường Cần Có Trong Tủ Thuốc Gia đình
-
9 Loại Thuốc Và 6 Thiết Bị F0 Cần Chuẩn Bị để Cách Ly, điều Trị Tại Nhà
-
Danh Mục Thuốc điều Trị Ngoại Trú Cho F0 Tại Nhà Theo Hướng Dẫn ...
-
Danh Sách Các Thuốc Thiết Yếu Của WHO – Wikipedia Tiếng Việt
-
13 Sản Phẩm Nên Có Trong Tủ Thuốc Nhà Bạn
-
Tủ Thuốc Gia đình Mùa Dịch Cần Chuẩn Bị Những Gì?
-
12 Loại Thuốc Không Thể Thiếu Trong Nhà - VnExpress Sức Khỏe
-
Các Loại Thuốc Cần Có Trong Nhà Phòng Dịch Bệnh - VnExpress
-
Tủ Thuốc Gia đình - Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố
-
7 Nhóm Thuốc điều Trị Tại Nhà Cho Bệnh Nhân COVID-19 Bộ Y Tế Vừa ...