Tủ Thuốc Gia đình Mùa Dịch Cần Chuẩn Bị Những Gì?

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
  • Home
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Hình ảnh hoạt động
  • Bảng giá dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ tiêm chủng
    • Bảng giá dịch vụ Xét nghiệm, Khám chữa bệnh
    • Bảng giá khám, tư vấn sức khoẻ
    • Bảng giá quầy thuốc
    • Bảng giá khám, tư vấn, điều trị phơi nhiễm HIV
    • Bảng giá thu phí hoạt động Kiểm dịch Y tế quốc tế
    • Bảng giá dịch vụ quan trắc môi trường lao động
    • Bảng giá khám bệnh nghề nghiệp
    • Bảng giá dịch vụ xét nghiệm mẫu nước
  • Hoạt động chuyên môn
    • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng, chống HIV/AIDS
    • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
    • Dinh dưỡng
    • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
    • Bệnh nghề nghiệp
    • Sức khỏe sinh sản
    • Truyền thông, giáo dục sức khỏe
    • Ký sinh trùng - Côn trùng
    • Kiểm dịch y tế quốc tế
    • Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng
    • Phòng khám đa khoa
  • Truyền thông COVID-19
    • Áp phích truyền thông
    • Infographics truyền thông
    • File phát thanh truyền thông
    • Tờ rơi truyền thông
    • Hướng dẫn phòng chống dịch
  • Văn bản
    • Công văn
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Nghị định
    • Thông báo
    • Kế hoạch
  • Báo cáo hoạt động
    • Tuyến Quận, huyện và các Bệnh viện
    • Báo cáo Khoa, phòng
Đã có hơn 80 ca tử vong vì bệnh dại, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo 5 biện pháp phòng bệnh Bệnh 'bí ẩn' tại Congo: Bộ y tế chủ động giám sát và đánh giá nguy cơ CDC tập huấn sử dụng Chat GPT: Đưa công nghệ AI vào hỗ trợ công việc Bệnh sởi – nguy cơ và cách phòng tránh Các biến chứng của bệnh Sởi và cách phòng tránh
  • Trang nhất
  • Hoạt động chuyên môn
  • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
6 2 banner2 1 Tủ thuốc gia đình mùa dịch cần chuẩn bị những gì? Thứ tư - 12/01/2022 13:03 Trong nhà chúng ta nên có một tủ thuốc nhỏ, và trong đó để một cơ số thuốc và vật tư y tế thiết yếu... để dùng khi cần thiết, đặc biệt là vào lúc đêm hôm. 7 loại vật tư y tế nên có trong tủ thuốc gia đình - Thuốc sát khuẩn: 1 lọ thuốc betadin (hoặc cùng loại hoạt chất). - Vài túi gạc con vô khuẩn. - 1 cuộn băng dính vết thương, và băng urgo (hoặc cùng loại) - Nhất thiết phải có cặp nhiệt độ, sử dụng khi cơ thể mệt mỏi kiểm tra nhiệt độ xem có sốt không? - Máy đo huyết áp điện tử, có thể tự các thành viên trong gia đình đo được (gia đình có người bệnh tăng huyết áp, hoặc người già). - Máy đo đường huyết (trong gia đình có người bệnh đái tháo đường). - Máy đo SPO2 (đo độ bão hòa oxy, đo đầu ngón tay). Gia đình có người bị F0 nên trang bị, vì nếu Sp02 dưới 94% là bắt đầu có tín hiệu xấu về đường hô hấp. tu thuoc 6 loại thuốc thiết yếu Thuốc thiết yếu là các loại thuốc mà chúng ta có thể tự sử dụng mà chưa cần chỉ định của bác sĩ. 1. Thuốc hạ sốt Các gia đình nên chuẩn bị cả thuốc hạ sốt cho người lớn và trẻ em. Loại nên sử dụng là acetaminophen hay gọi là thuốc paracetamol. Thuốc hạ sốt này có rất nhiều dạng như uống, đặt hậu môn cho trẻ em, gói bột pha nước... Tùy thuộc vào lứa tuổi chọn dạng dùng cho phù hợp. Khi nhiệt độ trên 38 độ C là có thể dùng, và lặp lại mỗi 4-6 tiếng nếu nhiệt độ không hạ. Liều lượng bạn đọc trong tờ hướng dẫn sử dụng. Trung bình 10-15 mg cho một kg cân nặng. 2. Thuốc xịt mũi họng, rửa mũi rửa họng, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi Người bị ho, chảy nước mũi, có thể rửa súc họng bằng nước muối sinh lý, không cần liều lượng cụ thể. Nên duy trì khoảng 3 lần một ngày, nhiều hơn có thể dùng 4-5 lần một ngày. Các triệu chứng như ho chảy nước mũi là biểu hiện thông thường của COVID-19. Bạn không cần dùng thuốc giảm ho hoặc ức chế ho vì có thể khiến bạn không khạc được đờm trong phổi, làm tăng suy hô hấp. 3. Các thuốc chống dị ứng Hiện nay có nhiều thuốc chống dị ứng khác nhau, phổ biến là loại có tên gốc loratadine hoặc desloratadin. Thuốc này có thể dễ dàng mua ở hiệu thuốc. 4. Thuốc dự phòng điều trị đau dạ dày Trong thời gian cách ly, nhiều người tâm lý căng thẳng nên có thể xuất hiện nguy cơ đau dạ dày, cần dự trữ để uống khi xuất hiện triệu chứng khó chịu, chưa đến mức nhập viện. Ví dụ như: Omeprazol… 5. Thuốc bồi phụ nước và điện giải oresol Dùng khi bị mất nước do sốt cao, do đi tiêu chảy. Pha theo khuyến cáo của nhà sản xuất. 6. Một số vitamin Một số vitamin như: Vitamin C, vitamin tổng hợp, sử dụng trong khi chúng ta đang bị sốt, làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể. 7. Các thuốc trị bệnh mãn tính Đối với những người đang bị bệnh nền, đang điều trị theo đơn của bác sĩ thì luôn phải có cơ số thuốc đầy đủ như thuốc đái tháo đường, tăng huyết áp, hen suyễn... Lưu ý khi sử dụng Mặc dù các thuốc trên không cần dùng theo đơn bác sĩ, nhưng trước khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng đúng liều khuyến cáo của nhà sản xuất và các lưu ý trong cách uống thuốc, và phòng ngừa bất lợi do thuốc gây ra. Bên cạnh tác dụng có lợi để chữa các chứng bệnh thông thường, thuốc cũng có thể gây ra một số bất lợi (được đề cập trong hướng dẫn sử dụng), nếu xảy ra cần ngừng thuốc. Các bất lợi nếu nhẹ, thoáng qua có thể tự hết, nhưng có những bất lợi cần phải xử trí y tế. Phước Bình (Theo SK &ĐS) Tags: đặc biệt, y tế, cần thiết, thiết yếu, tủ thuốc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận

Những tin mới hơn

  • 9 loại thuốc và 6 thiết bị F0 cần chuẩn bị để cách ly, điều trị tại nhà

    (13/01/2022)
  • Đà Nẵng phân loại F0 điều trị tại nhà

    (18/01/2022)
  • Quản lý người nhiễm Covid-19 tại các cơ sở y tế, cơ sở xét nghiệm

    (21/01/2022)
  • Hiệu quả mô hình điều trị, cách ly F0 tại nhà tại xã Hòa Phước

    (21/01/2022)
  • Quy định đi lại đối với vùng đỏ trong trạng thái "bình thường mới" như thế nào?

    (25/01/2022)
  • Mũi tiêm Vắc xin COVID-19 tăng cường- 5 điều cần biết

    (26/01/2022)
  • Người ở 4 cấp độ dịch COVID-19 không phải cách ly y tế khi về quê đón Tết, trừ một số trường hợp

    (27/01/2022)
  • Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới nhất đánh giá cấp độ dịch COVID-19

    (28/01/2022)
  • Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành: Đồng hành cùng bệnh nhân F0

    (08/02/2022)
  • Đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến trường trở lại

    (11/02/2022)

Những tin cũ hơn

  • Kiểm soát, phòng, chống dịch Covid-19 tại vùng cách ly y tế (khu vực phong tỏa)

    (11/01/2022)
  • Hãy cùng hành động để bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ trước dịch bệnh Covid-19

    (10/01/2022)
  • Cách ly, điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà/nơi lưu trú trên toàn địa bàn thành phố

    (10/01/2022)
  • Những điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19

    (07/01/2022)
  • Đà Nẵng hướng dẫn xử lý các trường hợp phát hiện người nhiễm Covid-19 (F0)

    (06/01/2022)
  • Hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19

    (06/01/2022)
  • Thời điểm nào cần tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19?

    (05/01/2022)
  • Những điều cần biết về liều bổ sung và liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

    (17/12/2021)
  • Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh Việt Nam

    (17/12/2021)
  • Cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19

    (17/12/2021)
Số ĐIỆN THOẠI
  • Liên hệ công việc 0236.3890.407
  • Đường dây nóng 0905.108.844 (Không TV tiêm chủng)
Tổng đài tư vấn
  • Tổng đài tư vấn: (Hoạt động trong giờ hành chính không tính Lễ, Tết) - Thứ 7, CN: Buổi sáng 1900.988.975
  • Tư vấn tiêm chủng 1900.988.975 ấn phím 1 hoặc phím 2
  • Tư vấn sức khỏe sinh sản 1900.988.975 ấn phím 3
  • Tư vấn điều trị các bệnh giun sán, viêm gan B, C. Tư vấn xử lý các loại côn trùng 0934.048.568
VIDEO truyền thông
  • Sau
  • Trước
Tài liệu truyền thông GDSK
    TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...
  • Những cách phòng bệnh sởi cần biết
  • INFOGRAPHICH: Khuyến cáo của BYT mới nhất về PC dịch bệnh sởi
  • 6 cách phòng chống dịch Cúm A(H5N1)
  • INFOGRAPHICH: GIỚI THIỆU THÔNG TƯ SỐ 32/2023/TT-BYT HƯỚNG DẪN LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH 2023
© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Các Loại Thuốc Thông Dụng