Từ Trục Tung, Trục Hoành đến Tung Và Hoành
Có thể bạn quan tâm
Bạn biết rằng “Hệ tọa độ Oxy gồm 2 trục, trục dọc gọi là trục tung, trục nằm ngang gọi là trục hoành …” và chắc rằng đã rất rất nhiều lần bạn vẽ hai trục đó. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc “tung” là gì, “hoành” là gì? Nếu chưa thì bạn giống mình rồi đấy!
1. Tung là dọc, hoành là ngang
Kể cũng lạ, học toán, làm toán và dạy toán bao năm nay, số lần vẽ hệ trục tọa độ, vẽ trục tung, vẽ trục hoành có lẽ lên đến hàng trăm lần. Nhưng gần đây mình mới biết ý nghĩa của hai từ tung và hoành: “Tung là dọc, hoành là ngang” và vì lẽ đó mà người ta mới gọi “Trục dọc là trục tung, trục ngang là trục hoành”.
Điều thú vị, khiến bài viết này ra đời là ở cái sự mình “phát hiện” ra ý nghĩa của 2 từ tung và hoành, thú vị ở chỗ mình hiểu ý nghĩa của hai từ này không phải do đọc một tài liệu về toán học nào đó có giải thích về chúng mà là do đọc một … khổ thơ trong Truyện Kiều:
Một tay gây dựng cơ đồ Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành Bó thân về với triều đình Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu Áo xiêm ràng buộc lấy nhau Vào luồng ra cúi công hầu mà chi Sao bằng riêng một biên thùy Sức này đã dễ làm gì được nhau Chọc trời khuấy nước mặc dầu Dọc ngang nào biết trên đầu có ai …1
Khi đọc câu “Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành” mình thắc mắc “bể Sở sông Ngô” là gì và khi google thì có một kết quả tìm kiếm cho ra nghĩa của từ “tung hoành”: “Nói hành động dọc ngang, không chịu khuất phục”,2 lúc này mình vỡ lẽ, hóa ra “tung hoành” là “dọc ngang”. Té ra câu giang hồ hay nói “một thời tung hoành ngang dọc” là sai, mà đúng ra phải là “một thời tung hoành dọc ngang” :))
Thế đấy, thêm một ví dụ nữa cho thấy mình cần phải tự trau dồi vốn từ nói và văn học hơn nữa để hiểu toán học hơn 🙂 và sẽ không bao giờ quên “Tung là dọc, hoành là ngang”!
2. Trục dọc hay trục đứng?3
Khi định nghĩa về hệ trục tọa độ Oxy, một số tài liệu viết “Trục đứng được gọi là trục tung”, mình nghĩ dùng từ “trục đứng” không được hợp lý và tổng quát.
Không hợp lý là vì từ “đứng” thể hiện thuộc tính “độ cao” của đối tượng, trong khi nói hệ tọa độ Oxy thì hiển nhiên ta đang nói trên mặt phẳng, mà trên mặt phẳng thì chỉ có 2 chiều là chiều dài và chiều rộng hay chiều dọc và chiều ngang chứ không có chiều đứng/cao.
Không tổng quát là vì, nếu dùng từ “trục đứng” để nói về một trục trong hệ tọa độ Oxyz thì theo bạn trục nào trong hình vẽ dưới đây là trục đứng Oy và trục nào là trục cao Oz?
Trong khi, nếu dùng các từ “trục ngang, trục dọc và trục cao” thì rõ ràng ta sẽ nói ngay trục (3) là trục cao Oz, trục (1) là trục ngang và trục (2) là trục dọc. Vì ngang là “ngang đường, ngang mắt”, dọc là “dọc đường, dọc theo mắt” và cao là “ngước cao”. 🙂
Th6 25, 2014Thapsang.vn Bài hay?Viết bình luận Share Xem tiếp bài có từ khóa- Khẩu quyết
- Trục tung
- Trục hoành
Có thể bạn muốn xem
Cách vận dụng định lý Côsin trong tam giácQuy tắc xét dấu logarit và ứng dụngTìm nguyên hàm bằng cách phân tích nghịch đảo của một tích thành tổng các nghịch đảoTại sao nên vẽ đường cao của hình chóp theo phương thẳng đứng?- Trích đoạn Kiều tự vẫn khi Từ Hải bị Hồ Tôn Hiến bao vây. Nguồn: Wikipedia [↩]
- Từ điển trực tuyến: vietdicts.com [↩]
- Mục này được bổ sung vào lúc 22h45′ ngày 25/06/2014 [↩]
Từ khóa » Trục Tung Dùng Biểu Diễn Gì
-
Trục Tung Và Trục Hoành Biểu Diễn Gì - Phạm Bơ
-
Trục Tung Dùng để Biểu Diễn? A.Tần Số B.Các Gí Trị Của X C.Điểm ...
-
Giúp Em Hết Phần Tự Luận ạ
-
Mặt Phẳng Toạ độ, Trục Tung, Trục Hoành - Đại Số 7 - Toán Lớp 7
-
Biểu đồ
-
Lý Thuyết Về Biểu đồ | SGK Toán Lớp 7
-
Vẽ Biểu đồ đoạn Thẳng Biểu Diễn Bảng Tần Số Dùng Trục Ngang Là N ...
-
Bài 34 Trang 68 Sgk Toán 7 Tập 1, Một điểm Bất Kì Trên Trục Hoành Có ...
-
Toán Lớp 9 Nâng Cao - Đại Số - 16. Đồ Thị Hàm Số Bậc Nhấml
-
Hướng Dẫn Cách Vẽ Biểu đồ 2 Trục Tung Trong Excel đơn Giản
-
Trên Hệ Trục 2 Chiều Thông Thường, Số Lượng Mặt Hàng X Biểu Diễn ở ...
-
Hãy Dựng Biểu đồ đoạn Thẳng Theo Các Bước Sau
-
Trục Tung Os Trong đồ Thị Quãng đường – Thời Gian Dùng để - Khóa Học