Tư Tưởng Nhân Nghĩa Là Gì - Lê Nhật Minh - Hoc247
Có thể bạn quan tâm
Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu
Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng
(Tố Hữu)
Tuy ra đời gần sáu trăm năm, nhưng cho đến nay và muôn đời sau nữa, Bình Ngô đại cáo và những tác phẩm khác của Nguyễn Trãi mãi mãi đi sâu vào lòng người. Tư tưởng “nhân nghĩa” trong thơ văn Nguyễn Trãi thấm sâu, ngay khi mở đầu Bình Ngô đại cáo ông viết:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Vậy nhân nghĩa là gì? Nho giáo cho rằng: Nhân nghĩa là quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong cộng đồng. Khái niệm này mang nội hàm rất đẹp, rất tiến bộ và cao cả. Nguyễn Trãi đã khẳng định: Điều chủ yếu của nhân nghĩa là phải giữ “yên dân’’. Vì thương yêu dân, muốn cho dân được yên ổn làm ăn nên phải “trừ bạo” là từ những kẻ sách nhiễu dân.
Từ quan hệ ứng xử mang tính cách cá nhân, Nguyễn Trãi đã nâng lên thành tư tưởng xã hội. một nhiệm vụ cụ thể, nói như Đinh Gia Khánh thì “tư tưởng nhân nghĩa này không mơ hồ, nó gắn chặt với chủ nghĩa yêu nước”. Chính vì “nhân nghĩa”, vì thương dân nên Nguyễn Trãi xem những hành động man rợ của quân Minh hành hạ dân như đốt lửa thiêu sống, đào hố để chôn sống những người dân vô tội là những việc phi nhân nghĩa, là bạo ngược, do đó chúng phải bị trừng phạt. Như vậy có nghĩa là “Việc nhân nghĩa”, hành động nhân nghĩa không phải một cái gì trừu tượng, chung chung, mà nó biểu hiện bằng “Việc” cụ thể, là chống quân xâm lược để giữ yên bờ cõi, tiêu diệt các cuộc phản nghịch chông triều đình để xây dựng xã hội “vua sáng, tòi hiền”. Việc ấy phải được giao phó cho quân đội. Nguyễn Trãi không mơ hồ về sự nghiệp giải phóng dân tộc có thể dùng đường lối thỏa hiệp cải lương để châm dứt can qua, hòa bình muôn thuở, mà phải có sức mạnh của lực lượng quân sự và sức mạnh của “đại nghĩa”.
“Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân thay cường bạo”
Không chỉ lấy nghĩa để thắng hung, không lấy nhân thay bạo, mà ở đây sự đối đầu lịch sử của cuộc kháng Minh này, kẻ thù là “hung tàn” là “cường bạo”. Nướng dân đen trèn ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Tội ác “trời không dung, đất không tha” ấy của giặc Minh:
Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Tội ác ấy phải bị trừng phạt “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Quân ở đây là nhân dân: Tập hợp thành đội quân “đại nghĩa - chí nhân” để chống lại quân cường bạo giặc Minh. Vậy là triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi xét đến cùng là lòng yêu nước thương nhân dân. Đó chính là chủ nghĩa yêu nước. Nó làm nền cho bản hùng ca bất hủ Cáo Binh Ngô, nó là ánh sáng kì diệu để Nguyễn Trãi nêu một quan điểm về quyền dân tộc và do đó ông đã dịnh nghĩa về đất nước khá rõ ràng, hoàn chỉnh, khoa học. Trong những lời mở đầu bài cáo trang trọng, thật đĩnh đạc và tự hào.
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ khóa » Việc Nhân Nghĩa Là Gì
-
Phân Tích Tư Tưởng Nhân Nghĩa Trong Bình Ngô đại Cáo
-
Nhân Nghĩa , Yên Dân , Trừ Bạo Trong Văn Bản đại Cáo Bình Ngô ...
-
“Việc Nhân Nghĩa Cốt ở Yên Dân Quân điếu Phạt Trước Lo Trừ Bạo ...
-
Từ điển Tiếng Việt "nhân Nghĩa" - Là Gì?
-
Hai Câu ““Việc Nhân Nghĩa Cốt ở Yên Dân – Quân điếu ... - Tech12h
-
Việc Nhân Nghĩa Cốt ở Yên Dân (Về đoạn Trích Nước Đại Việt Ta
-
Bình Luận: Việc Nhân Nghĩa Là điều Binh Bất động, Quân Tử Phạt ...
-
Qua Hai Câu “Việc Nhân Nghĩa Cốt ở Yên Dân/ Quân điếu Phạt Trước ...
-
10 Giải Thích ý Nghĩa Các Từ : Nhân Nghĩa , Yên Dân , Trừ Bạo Trong ...
-
Hai Câu ““Việc Nhân Nghĩa Cốt ở Yên Dân – Quân điếu Phạt Trước Lo ...
-
Em Hiểu Nhân Nghĩa Trong Câu Việc Nhân Nghĩa Cốt ở Yên Dân Là Gì
-
Tư Tưởng Nhân Nghĩa Trong Bình Ngô Đại Cáo (13 Mẫu) - Văn 10
-
Top 8 Bài Phân Tích Tư Tưởng Nhân Nghĩa Trong Bình Ngô đại Cáo ...
-
Bình Luận ý Kiến: Việc Nhân Nghĩa Cốt ở Yên Dân Quân điếu Phạt ...