Tư Vấn Giải Quyết Tranh Chấp đất Nương Rẫy - Luật Long Phan
Có thể bạn quan tâm
Tranh chấp đất nương rẫy lâu ngày không canh tác xảy ra khá phổ biến ở những vùng nông thôn, vùng núi nước ta. Nguyên nhân chính vì tập quán canh tác di canh di cư hoặc người ở nông thôn lên thành thị lập nghiệp. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp như bỏ đất nương rẫy lâu ngày không canh tác có đòi lại được không? Nên làm gì khi phát sinh tranh chấp đất nương rẫy.
Tranh chấp đất nương rẫy
Mục Lục
- 1 Phương thức xác lập quyền sử dụng đất nương rẫy
- 2 Bỏ đất nương rẫy không canh tác một thời gian có đòi lại được không?
- 3 Giải quyết tranh chấp đất nương rẫy
- 3.1 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất nương rẫy
- 3.2 Bảo vệ quyền lợi trong tranh chấp đất nương rẫy
- 4 Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
Phương thức xác lập quyền sử dụng đất nương rẫy
Theo Luật Đất đai 2013, có bốn phương thức xác lập quyền sử dụng đất nói chung và đất nương rẫy nói riêng, bao gồm:
- Giao đất: là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất;
- Thuê đất của nhà nước: là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất ;
- Công nhận quyền sử dụng đất: là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định;
- Nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua giao dịch: là việc nhận chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
>> Xem thêm: Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất Rừng, Đất Lâm Nghiệp Giải Quyết Như Thế Nào?
Bỏ đất nương rẫy không canh tác một thời gian có đòi lại được không?
Đòi lại đất nương rẫy lâu ngày không canh tác
Việc đòi lại đất nương rẫy không canh tác một thời gian còn tùy thuộc vào tình tiết cụ thể của từng vụ án. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định của Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai thì có thể chia ra hai trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Người bỏ đất có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nương rẫy. Lúc này người bỏ nương rẫy có đủ chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đối với mảnh đất đó nên sẽ đòi lại được đất.
Trường hợp 2: Người bỏ đất không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất. Lúc này quyền sử dụng đất có thể thuộc về người đang chiếm hữu đất nếu người đó có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giải quyết tranh chấp đất nương rẫy
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất nương rẫy
Căn cứ điều 202 Luật Đất đai 2013 Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự HÒA GIẢI hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải
>> Xem thêm: Quy Trình Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Ở Cấp Xã Như Thế Nào?
Bảo vệ quyền lợi trong tranh chấp đất nương rẫy
Để bảo vệ quyền lợi trong tranh chấp đất nương rẫy cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Thu thập các chứng cứ, chứng minh quyền sử dụng đất: Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất là cốt lõi của tranh chấp vì vậy người tham gia tranh chấp cần thu thập những giấy tờ này một cách đầy đủ nhất nhằm rút ngắn, đơn giản hóa quá trình tranh chấp.
- Thu thập tài liệu, giấy tờ, biên lai thuế sử dụng đất: Trong trường hợp không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì các tài liệu, biên lai thuế sử dụng đất là chứng cứ quan trọng. Tuy việc nộp thuế sử dụng đất không là căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất nhưng lại là chứng cứ quan trọng để xác định việc sử dụng đất lâu dài, ổn đinh.
- Tìm hiểu kỹ, nắm chắc các mốc thời gian sử dụng đất: từng thời kỳ pháp luật sẽ có các quy định khác nhau để phù hợp với thực tế, Luật Đất đai trải qua nhiều lần sửa đổi vì vậy cần chú ý các mốc thời gian để xác định luật áp dụng cho đúng cũng như hiểu rõ vụ án để nắm thế chủ động khi phát sinh tranh chấp.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
Qua những vấn đề được nêu trên, có thể thấy việc giải quyết tranh chấp đất nương rẫy diễn ra khá phức tạp. Người tham gia tranh chấp cần nắm rõ các quy định của Luật đất đai hoặc nhờ luật sư tư vấn để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn, Long Phan PMT sẽ hỗ trợ quý khách các công việc sau đây:
- Tư vấn giải quyết tranh chấp;
- Soạn thảo và điền khởi kiện;
- Làm việc với cơ quan nhà nước;
- Đại diện tham gia tố tụng.
Trên đây là bài viết tư vấn về tranh chấp đất nương rẫy, nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tranh chấp đất đai hoặc cần tư vấn thêm về các giao dịch, tranh chấp đất đai vui lòng liên hệ tổng đài 1900.63.63.87 để được tư vấn luật đất đai.
Từ khóa » đất Nương Rẫy Là Gì
-
PHỤ LỤC 01: Mục đích Sử Dụng đất, Mã Loại đất
-
Đất Rẫy Là Gì? Tất Tần Tận Quy định Và Kinh Nghiệm Mua Bán đất Rẫy
-
Phân Loại Các Loại đất Theo Mục đích Sử Dụng
-
Cách Xác định Các Loại đất Theo Luật đất đai 2013 - Amilawfirm
-
Từ điển Tiếng Việt "nương Rẫy" - Là Gì? - Vtudien
-
Đất Trồng Cây Hàng Năm Khác Là Gì? Thông Tin Cần Biết
-
Bảng Tra Ký Hiệu Các Loại đất để Biết Mục đích Sử Dụng - LuatVietnam
-
Đốt Phá Rừng Làm Nương Rẫy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đất Trồng Cây Hàng Năm Là Gì?
-
Canh Tác Nương Rẫy Tự Phát, Nguyên Nhân Làm Suy Thoái Tài Nguyên ...
-
Sự Băn Khoăn Về Những Số Phận - Cục Trợ Giúp Pháp Lý
-
Ký Hiệu Các Loại đất Theo Luật Đất đai 2013 Thế Nào?
-
Đất Trồng Cây Hàng Năm Khác Là Gì - Nhà Lộc Phát