Tứ Vị Thánh Mẫu Trong Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Việt Nam Là Ai?

Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người. Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến. Bạn thường nghe nói rất nhiều về tứ vị thánh mẫu, nhưng lại chưa hiểu rõ ràng. Cùng Bảo Long tìm hiểu chi tiết về Tứ vị thánh mẫu qua bài viết sau.

Nhắc đến Đạo Mẫu thường chỉ nghe thấy khái niệm Tam tòa thánh Mẫu, nhưng thực tế có 4 vị Mẫu: Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên - Thanh Vân Công Chúa ( hay còn gọi là Mẫu Cửu), Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Đệ Tam Thoải Cung, Mẫu Đệ tứ nhạc tiên Sơn Lâm Công Chúa Vì Mẫu Cửu không giáng trần nên Thánh Mẫu Liễu Hạnh đứng thay vị trí Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên của Mẫu Cửu trong Tam tòa thánh mẫu.

1. Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên - Thiên Thanh công chúa

Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên còn có các danh hiệu khác như Mẫu thượng thiên, Thiên Thanh công chúa, Thanh Vân công chúa, Cửu trùng thánh Mẫu ( Mẫu Cửu), Lục Cung vương Mẫu, Mão Dậu Công Chúa. Mẫu mặc áo màu đỏ, ngồi chính giữa.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ đạo giáo

Nhiều ý kiến cho rằng Cửu trùng thánh Mẫu được đồng nhất với Cửu Thiên Huyền nữ ( bên Trung Hoa), Cửu thiên huyền nữ bên Trung Hoa được xây dựng với một hình tượng nữ thần linh thiêng với các sự tích kỳ bí. Còn trong tâm linh người Việt Mẫu Cửu trùng thanh vân là vị Thánh Mẫu ngự nơi 9 tầng mây, là vị nữ thần quyền hành cai quản thiên cung, cai quản Lục cung sáu viện ( Lục cung Vương Mẫu). Ngoài ra Mẫu Cửu Trùng Thanh Vân còn có danh hiệu khác là Bán Thiên Công Chúa ( Mẫu Bán Thiên). Hầu hết các Đền, Phủ hay những Điện thờ tại gia đều có ban thờ Mẫu bán thiên ngoài trời.

Đền Mẫu Cửu Trùng nằm ở Thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội. Tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên tại Ba Vì , Tiệc Mẫu Cửu ngày 9/9

Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên còn có các danh hiệu khác như Mẫu thượng thiên

>>>Xem thêm các mẫu tượng đồng phong thủy giúp gia chủ tiền tài như nước

2. Mẫu Địa Nhị Tiên - Liễn Hạnh Công Chúa ( Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên)

Trong tam tòa Thánh Mẫu, Mẫu Liễu Hạnh đứng ở vị trí Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên Thánh Mẫu (Bà Chúa) Liễu Hạnh. Bà vốn là con vua Ngọc Hoàng, Đệ Nhị Quỳnh Hoa công chúa, ba lần giáng sinh phàm trần: lần thứ nhất bà giáng vào nhà họ Phạm (tên là Phạm Thị Tiên Nga) ở Quảng Nạp, Vi Nhuế, Ý Yên Nam Định (do vâng mệnh giáng sinh), được bốn mươi năm; lần thứ hai bà giáng vào nhà họ Lê (cải từ họ Trần, tên là Lê Thị Thắng, hiệu Giáng Tiên) ở An Thái, Vụ Bản, Nam Định (do lỡ tay đánh rơi chén ngọc nên bị trích giáng), kết duyên cùng Trần Đào Lang, đến năm 21 tuổi thì về trời; lần thứ ba bà giáng hiện tại Nga Sơn, Thanh Hóa (do tình nguyện hạ trần để tái hợp cùng Mai Sinh là hậu kiếp của Trần Đào Lang) được hơn một năm thì mãn hạn hồi tiên.

Mẫu Liễu Hạnh đứng ở vị trí Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên Thánh Mẫu

Sau đó bà hiển linh giúp dân giúp nước nên được các triều đại sắc phong là : “Mã Hoàng Công Chúa, Thượng Đẳng Tối Linh Tôn Thần", "Thượng Thượng Đẳng Tối Linh Vi Bách Thần Chi Thủ" (triều vua Lê Thần Tôn), "Hộ Quốc Bình Nhung Chế Thắng Bảo Hòa Diệu Đại Vương" (triều vua Lê Huyền Tôn

Bởi vậy trong văn thỉnh Đức Thánh Mẫu mới có hát rằng:

"Thỉnh mời Đệ Nhất Thiên Tiên

Sắc phong Chế Thắng xe loan ngự về

Phủ Dày, Vân Cát thôn quê

Nghĩa Hưng, Thiên Bản họ Lê cải trần

Hình dung cốt cách thanh tân

Mười năm định giá hôn nhân xướng tùy"

Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh có ở khắp mọi nơi nhưng các nơi chính vẫn là những nới Mẫu giáng trần hoặc hiển linh lưu dấu thánh tích như: Phủ Nấp_Phủ Quảng Cung Đệ Nhất ở Vi Nhuế, Ý Yên, Nam Định (là nơi Mẫu giáng trần lần đầu tiên). Nguy nga nhất là quần thể Phủ Dày (nơi Mẫu giáng trần lần thứ hai) với các đền phủ chính là: Phủ Công Đồng, Phủ Chính Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Phủ Bóng (Đền Cây Đa Bóng), Phủ Giáp Ba (Đông Phù Giáp Ba), Phủ Tổ, Đền Khởi Thánh và Lăng Mẫu (do vua Khải Định cùng Hoàng Hậu cầu tự, sinh ra được vua Bảo Đại nên xây để tạ ơn). Rồi Đền Đồi Ngang_Phố Cát, Đền Sòng thuộc Thanh Hóa (nơi Mẫu giáng hiện lần thứ ba). Ngoài ra còn có Phủ Tây Hồ, Đền Rồng, Đền Dâu, Quán Chá..đều là những nơi Mẫu để lại thánh tích.

Ngày hội chính của Mẫu là ngày 3/3 âm lịch, tức là ngày Mẫu hóa trong lần giáng sinh thứ hai, ngoài ra ngày rằm tháng 8 ở Phủ Tây Hồ cũng mở tiệc rất long trọng.

>>>Xem thêm Những mẫu đồ đồng khảm cao cấp, gia chủ không thể bỏ lỡ

3. Mẫu Đệ Tam Thoải Cung

Mẫu còn có cách danh hiệu khác như: Mẫu Đệ Tam Thủy Cung, Xích Lân Công Chúa, Động Đình Công Chúa Ngọc Hồ Thần Nữ, Thủy Tiên Công Chúa, Thủy Cung Thánh Mẫu. Mẫu Thoải ( Chữ Thoải là đọc chệch của chữ Thủy). Là Vị nữ thần gian gian Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý các miền Sông nước. Thánh Mẫu Đệ Tam được nhân dân thờ từ rất lâu đời. Sự tích của Thánh Mẫu được thể hiện rõ trong bản văn Mẫu Thoải, ngoài ra còn có tác phẩm " Liễu Nghị Truyền Thư".

Thánh Mẫu (Bà Chúa) Thoải Phủ. Bà vốn là con Vua Bát Hải Thủy Quốc Động Đình, kết duyên cùng Kính Xuyên (là con Vua Đất). Nghe lời tiểu thiếp Thảo Mai, Kính Xuyên vu cho bà thất tiết, đem đóng cũi, bỏ lên rừng cho thú dữ ăn thịt. Tại nơi rừng sâu bà không những được thú rừng yêu quý, mang vật quả đến dâng mà còn gặp được nho sĩ Liễu Nghị. Bà bèn nhờ Liễu Nghị mang thư kể hết sự tình về cho vua cha. Sau đó bà được minh oan, kết duyên cùng Liễu Nghị, còn Kính Xuyên và Thảo Mai thì bị trừng phạt.

Vì nhiều lý do khác nhau mà bốn vị Thánh Mẫu của Tứ Phủ thường được gộp chung thành Tam Tòa Thánh Mẫu

Khi ở chốn Động Đình bà vốn là con vua cha Bát Hải nên được gọi là: “Động Đình Công Chúa Ngọc Hồ Thần Nữ", sau này bà còn có danh hiệu: “Bạch Ngọc Thủy Tinh Xích Lân Long Nữ Công Chúa".Vậy nên trong văn thỉnh Đức Thánh Mẫu cũng có hát rằng:

"Thỉnh mời Đệ Tam Thánh Tiên

Xích Lân Long Nữ ngự miền Thoải Cung

Kính Xuyên sớm kết loan phòng

Thảo Mai tiểu thiếp ra lòng gieo oan

Kinh Xuyên chẳng xét ngay gian

Vàng mười nỡ để lầm than sao đành"

Đền thờ Mẫu Thoải có khá nhiều nhưng hầu hết đều do lòng thành kính của nhân dân hoặc do nơi cửa sông cửa biển chứ hầu như không có dấu tích của Mẫu vì Mẫu không giáng trần. Nổi tiếng nhất có Đền Mẫu Thác Hàn Sơn ở Hà Trung, Thanh Hóa, nơi bến Đò Lèn, còn có Đền Mẫu Thoải ở thị xã Lạng Sơn, gần sông Kì Cùng, và có ngôi đền ở bến sông Hồng, gần cầu Chương Dương, Gia Lâm cũng tên là Đền Mẫu Thoải hay còn gọi là Đền Cửa Sông.

Ngày tiệc chính của Mẫu Thoải là ngày 10/6 âm lịch, thường được tổ chức long trọng nhất là ở Đền Mẫu Thác Hàn Sơn.

4. Mẫu đệ Tứ Nhạc Tiên - Sơn Lâm Công Chúa

Mẫu còn có các danh hiệu khác như Diệu Tín, Diệu Nghĩa Thiền Sư, Lê Mại Đại Vương, Bạch Anh Công Chúa Quản Chưởng Sơn Trang triều Mường, Lâm Cung Thánh Mẫu, Bà Chúa Sơn Trang, Bà Chúa Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Ngàn.

Theo lối thờ tự hiện nay, bà là Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn đứng sau Mẫu Liễu Hạnh. Tượng thờ Ngài thường mặc áo xanh, ngồi cạnh Mẫu Liễu

Sắc phong: Đệ nghị thượng ngàn La Bình Công Chúa - Lê Mại Đại Vương, Diệu tín thiền sư, Chế thắng Hòa diệu Đại vương thượng đẳng tối linh thần – Đệ tứ nhạc tiên bạch anh quản chưởng Sơn Lâm Công Chúa

Theo lối thờ tự hiện nay, bà là Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn đứng sau Mẫu Liễu Hạnh

Thánh Mẫu (Bà chúa) Sơn Lâm. Bà vốn là con Vua Đế Thích, lần đầu hạ phàm bà là Quế Hoa Mị Nương công chúa, con Vua Hùng Vương. Theo sự tích khi sinh bà ra, Hoàng Hậu đau quá phải vịn vào cành quế mới sinh hạ được bà nên Vua Hùng Vương mới đặt tên cho bà là Quế Hoa công chúa, sau khi sinh được bà thì Hoàng Hậu cũng qua đời nên bà quyết chí tu hành, không kết duyên, về sau cùng mười hai nàng thị nữ vào rừng sâu, được lão tổ truyền đạo. Lần thứ hai bà giáng sinh vào cửa nhà họ Cao, một người tù trưởng trên đất Yên Bái.

Sau đó nhiều lần bà hiển linh, dạy dân trồng trọt, làm ăn, biết lên rẫy làm nương, đi rừng, làm ruộng bậc thang, được nhân dân suy tôn là: “Diệu Tín Thuyền Sư Diệu Nghĩa Tàng Hình", "Bạch Anh Trưởng Quản Đỉnh Thượng Cao Sơn Thần Nữ Cao Mường Sơn Triều". Sau này bà lại linh ứng giúp vua Lê Thái Tổ nên được gia phong là: "Lê Mại Đại Vương". Trong văn thỉnh mời Đức Thánh Mẫu có hát rằng:

"Thỉnh mời Đệ Nhị Chúa Tiên

Vốn xưa giá ngự trên đền Đông Cuông

Hình dung nhan sắc khác thường

Giá danh đổi một hoa vương khôn bì

Biết đâu lá thắm thơ bài

Lòng trinh chẳng động một vài giá xuân"

Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở khắp mọi vùng, nơi nào có rừng núi thì đều có đền Mẫu Thượng. Nhưng nổi tiếng bậc nhất vẫn là cụm di tích Đền Đông Cuông, Đền Vọng Đông và Đền Tuần Quán tại Yên Bái (là nơi Mẫu giáng làm con gái nhà tù trưởng họ Cao). Tiếp nữa có Đền Công Đồng Bắc Lệ và Đền Thất Khê tại huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, tương truyền là nơi vua Lê Thái Tổ lập để ghi nhớ công ơn Mẫu giúp vua. Ngoài ra còn có Đền Suối Mỡ thuộc Bắc Giang (xưa thuộc Hà Bắc, là nơi dấu tích của Mẫu khi xưa học đạo), Đền Tam Cờ tỉnh Tuyên Quang, Dền Mẫu Thượng thuộc thị xã Lào Cai.

Tượng thờ Ngài thường mặc áo xanh, ngồi cạnh Mẫu Liễu

>>>Xem thêm các mẫu đồ thờ cúng bằng đồng không thể thiếu ở ban thờ

Ngày hội chính của Mẫu Đông Cuông thường tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của năm theo âm lịch. Còn Trên Đền Bắc Lệ lại tổ chức hội vào ngày 20 - 9 âm lịch

Vì nhiều lý do khác nhau mà bốn vị Thánh Mẫu của Tứ Phủ thường được gộp chung thành Tam Tòa Thánh Mẫu.

- Mẫu Thượng Thiên - Mẫu Thượng Ngàn - Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ

Những lý do lý giải cho việc gộp thành Tam Tòa Thánh Mẫu bao gồm:

- Thiên - Địa đồng quy: Mẫu Tiên ủy quyền đại diện trên nhân thế cho Mẫu Liễu Hạnh (tức Mẫu Địa). Mẫu Liễu Hạnh trở thành đại diện, là Thánh Mẫu Thần Chủ

- Nhạc Phủ và Địa Phủ được gộp chung, vì đều là miền Trung Nguyên nơi con người sinh sống. Thiên Phủ là Thượng Nguyên, Thoải Phủ là Hạ Nguyên

- Mẫu Thượng Ngàn được thờ riêng bên Cung Sơn Trang.

Các điện thờ Mẫu thường có ba pho tượng nữ thần đặt song hành: Mẫu Thượng Ngàn là vị mặc áo xanh lá cây tượng trưng cho rừng, nơi con người xưa sinh sống bằng các loại củ; Mẫu Thoải (thủy) là vị mặc áo trắng, tượng trưng cho nước; Mẫu Địa là vị mặc áo vàng, tượng trưng cho đất. Ba vị mẫu này hợp thành Tam phủ, giải thích quá trình tiến hóa của cư dân Việt, từ rừng núi, sông suối xuống đồng bằng định cư trồng lúa nước. Cũng theo quan niệm Tam phủ thì, cai quản thiên phủ có thiên quan ban phúc lộc cho con người, cai quản địa phủ có địa quán xá bỏ tội lỗi cho con người, cai quản thủy phủ có thủy quan cởi bỏ mọi chướng ngại, khó khăn cho con người. Với sức mạnh huyền bí ban phúc, xá tội và giải ách, tín ngưỡng Tam phủ rất hấp dẫn mọi người.

Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn thật nhiều thông tin hữu ích về Tứ vị Thánh Mẫu. Nếu bạn đang tìm mua, thỉnh những mẫu tượng đồng, đồ thờ cúng bằng đồng, tranh đồng. Đến ngay với Bảo Long - cơ sở chuyên cung cấp sản phẩm đồ đồng cao cấp, chất lượng, giá thành phải chăng. Qúy khách hãy liên hệ đến các showroom gần nhất trên toàn quốc, hoặc gọi điện trực tiếp Hotline: 0912.055.661 - 0985.918.661 để được hỗ trợ tốt nhất.

Nguồn sưu tầm

Từ khóa » Hình Lục Cung Thánh Mẫu