Từ Vô Nghĩa Và Luật Hỏi Ngã - 99 độ

  • Trang Nhà
  • Ban Chấp Hành
    • Nhiệm Kỳ Hiện Tại
    • Cựu Chủ Tịch HAHYKHHN
    • Danh Sách BCH Tiền Nhiệm
  • Thành Viên
    • Khóa 1961-1969
      • Khóa 1961
      • Khóa 1962
      • Khóa 1963
      • Khóa 1964
      • Khóa 1965
      • Khóa 1966
      • Khóa 1967
      • Khóa 1968
      • Khóa 1969
    • Khóa 1970-1979
      • Khóa 1970
      • Khóa 1971
      • Khóa 1972
      • Khóa 1973
      • Khóa 1974
      • Khóa 1975
      • Khóa 1976
      • Khóa 1977
      • Khóa 1978 - N/A
      • Khóa 1979
    • Khóa 1980-1989
      • Khóa 1980
      • Khóa 1981
      • Khóa 1982
      • Khóa 1983
      • Khóa 1984
      • Khóa 1985
      • Khóa 1986
      • Khóa 1987 - N/A
      • Khóa 1988
      • Khóa 1989
    • Khóa 1990-2000
      • Khóa 1990 - N/A
      • Khóa 1991
      • Khóa 1992 - N/A
      • Khóa 1993 - N/A
      • Khóa 1994
      • Khóa 1995 - N/A
      • Khóa 1996 - N/A
      • Khóa 1997 - N/A
      • Khóa 1998 - N/A
      • Khóa 1999 - N/A
  • Ghi ơn
    • Người Đã Quá Cố
    • Quý Thầy Cô khác
  • Tôn Chỉ
  • Thông Tin Y Học
    • Thông Tin Y Học
    • Nghiên Cứu Khoa Học
  • Mục 99 Độ
  • Trang Văn Nghệ
    • Thơ
    • Truyện
    • Nhạc
    • Ký, Tùy Bút, Tạp Ghi
    • Chuyện Tiếu Lâm Y khoa
    • Mục "Sách Truyện Online"
    • Đặc San Online 2017
    • Đặc San Online 2011
    • Đặc San Online 2009
  • Sinh Hoạt
    • Tin tức
    • Hình ảnh
    • Thông Báo Cũ - Lưu trữ
    • Tài liệu Y Khoa Huế
  • Liên Lạc

TỪ VÔ NGHĨA VÀ LUẬT HỎI NGÃ

Này, người tu hành “sắc không hỏi”

Những từ thuần Việt, vô nghĩa có khả năng thay đổi dấu là cơ sở của luật hỏi ngã. Chúng giúp xác định thanh điệu của các từ mà chúng láy âm. Họp thành đôi, chúng trở thành hữu nghĩa. ____

Lời Mở Đầu - Tiếng Việt phát âm không phân biệt 2 thanh uốn “hỏi, ngã” là sắc thái đặc trưng của người Việt miền Trung và miền Nam khiến giọng nói thoáng, bình dị, thân tình. Vấn đề tồn tại là cần khắc phục chính tả 2 dấu ấy mà muốn thì luôn có cách. Tiếng Việt đơn âm, mỗi âm tiết (syllable) là một từ (word), nhưng các từ có khuynh hướng ghép đôi, thêm nghĩa, vd: kể và kể lể, non và ăn non, xe và xe lửa...

Các từ Hán-Việt thì đã có những luật về hỏi, ngã dựa theo âm khởi đầu của từ. (1) Các từ Hán-Việt (Hán-Nôm) xưa được dạy trong cuốn sách 3 ngàn chữ “Tam Thiên Tự”: “Thiên trời, Địa đất... Gia nhà, Quốc nước, Tiền trước, Hậu sau, Ngưu trâu, Mã ngựa...” Các từ thuần Việt (từ nôm) thì có luật hài thanh “Trầm Bổng” dựa trên sự láy âm của các từ vô nghĩa. Về thanh điệu tiếng Việt có 6 thanh là các dấu “sắc không hỏi, huyền ngã nặng”.

------  Dấu Hỏi Ngã Trong Từ Láy Thuần Việt. Dự trữ từ Việt vô nghĩa là nhiều, vd: ”nam nám nạm” có nghĩa, “nàm nảm nãm” vô nghĩa. Một số tuy vô nghĩa song hữu dụng để tạo từ đôi, vd: chậm rãi, mừng rỡ, nhờ vả, xả láng... Nếu kết hợp chức năng láy âm thì chúng quyết định luật hỏi ngã, vd: vẻ vang, vẽ vời... Mục Từ: 1)Định nghĩa. 2)Thành lập. 3)Phân nhóm. 4)Sử dụng. 5)Đánh giá. 6)Kết luận. 1-  Định Nghĩa Từ Láy. Láy là lặp lại. Láy âm là lặp lại phụ âm hoặc nguyên âm.

“Từ láy” là những từ vô nghĩa láy âm theo từ đứng trước, có nghĩa hoặc không. Vd: gửi gắm, tròn trĩnh, vặt vãnh (từ đứng trước có nghĩa) và chễm chệ, lởn vởn, ủn ỉn.

Hệ luận: Nếu từ láy âm có nghĩa thì trái với định nghĩa nên luật bất định, vd: bắt bẻ, dẻo dai, giả dối, lỗi lầm, lẫn lộn, rã rời, trao trả, tráo trở, vung vảy... song” đầy đủ, hồ hởi, kiêng cữ, mệt mỏi, mềm mỏng, mồ mả, rò rỉ, sành sỏi, trơ trẽn, vung vãi... (xem phần 3- Phân Nhóm)

Lưu ý: -Một từ trở thành vô nghĩa nếu làm nhiệm vụ láy âm, vd: “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao (Kiều). “Nhụi, bao” từ láy vô nghĩa, song đứng riêng thì “bao” có nhiều nghĩa. -Từ Hán-Việt thông dụng không có từ nôm tương ứng thì được kể là từ nôm và thâu nhận từ vô nghĩa láy âm, vd: khinh khỉnh, lễ lạt, nhục nhã, văn vẻ, võ vẽ...

2- Thành Lập Từ Láy. Có 2 vị trí láy âm : đầu từ và cuối từ. 2.1- Láy đầu từ : “Láy Âm”, lặp lại phụ âm (đại đa số trường hợp) hoặc nguyên âm bất kỳ. Ví dụ: “Bầu bĩnh, bướng bỉnh, thổn thức, thỗn thện” và “âm ỉ, ầm ĩ, inh ỏi, ưỡn ẹo”.

2.2- Láy cuối từ : “Láy Âm + Thanh”, lặp lại phụ âm hoặc nguyên âm, lặp lại thanh. Vd: “bẽn lẽn, lởm chởm, lõm bõm, loảng xoảng” và “bải hoải, bỡ ngỡ, lễ mễ, lủi thủi”.

Láy cuối từ là láy vần theo luật trầm bổng, ”vần+ thanh” chặt chẽ khác với láy vần theo luật bằng trắc trong thi thơ như trong câu: Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu, Kỵ sau còn khuất nẻo Tràng Dương. (Liễu và nẻo láy vần trắc, Chinh Phụ Ngâm).

Lưu ý: -Một số từ láy cả đầu và cuối từ tuy chỉ 1 nơi là đủ: đằng đẵng, hổn hển, ỏn ẻn, ra rả. Nếu vậy, đã láy cả 2 nơi thì điều kiện láy thanh không bắt buộc.

3- Phân Nhóm Từ Láy. Có 2 nhóm, tuân theo luật hài thanh, trầm bổng. 3.1- Nhóm thanh bổng: SẮC KHÔNG HỎI. Dễ nhớ: người tu hành “sắc không hỏi” Các từ của nhóm này ghép với nhau; nếu chỉ liên quan đến dấu /hỏi/ thì ta có 3 tổ hợp: *(Sắc+Hỏi) Vd: Rả rích.  *(Không+Hỏi) Vd: Rôm rả.  *(Hỏi+Hỏi) Vd: Rỉ rả.

3.2- Nhóm thanh trầm:  HUYỀN NẶNG NGÃ. Các từ của nhóm này đi đôi với nhau; nếu chỉ tính đến dấu /ngã/ thì ta có 3 tổ hợp: *(Huyền+Ngã) Vd: Ròng rã.  *(Nặng+Ngã) Vd: Rộn rã. *(Ngã+Ngã) Vd: Rũa rã.

Các quan hệ ngoài nhóm là nghiêm cấm, vd: dấu /hỏi/ cấm đi theo nhóm /huyền, nặng, ngã/.

Các ví dụ khác: “ha hả, hỉ hả, hể hả, hối hả, hả hê”- “gióng giả, giòn giã, giục giã, giả lả”- “lải rải, rải rác, rỗi rãi, rộng rãi”- “lửng lơ, lững chững, lững lờ, lững thững” - “mê mẩn, mùi mẫn, lẩn mẩn, tẩn mẩn”- “mủm mỉm (cười), mũm mĩm (dáng)” - “ngất ngưởng, ngật ngưỡng”- “râm rỉ, rầm rĩ, rầu rĩ, rên rỉ, rền rĩ, rủ rỉ, ri rỉ, rỉ rả”- “sửng sốt, sững sờ, sừng sững”- “tơi tả, tất tả, tầm tã, lả tả”- “vất vả, vật vã, vồn vã, vội vã”- “vơ vẩn, vớ vẩn, vờ vẫn, xẩn vẩn”…    

Toàn dấu hỏi: dở dang, đảm đang, giỏi giang, hở hang, mở mang, ngổn ngang, nở nang, rảnh rang, rổn rang, sang sảng, sửa sang, trang trải, vẻ vang. Toàn dấu ngã: bẽ bàng, cũ càng, dễ dàng, khẽ khàng, kỹ càng, lỡ làng, ngỡ ngàng, phũ phàng, rõ ràng, rỡ ràng, sẵn sàng, sẽ sàng, sỗ sàng, xoàng xĩnh, võ vàng, vững vàng.      Các từ rả/rã và “hả, giã, lững, mẫn, ngưỡng, nhẵng, nhủng, rãi, rẫy, rỉ, sửng, tả, thẫn, vả, vẫn...”  có dấu thanh hỏi ngã phù hợp luật thanh dấu. Sáu tổ kia là: (sắc không, sắc sắc, không không) và (huyền nặng, huyền huyền, nặng nặng). 

Lưu ý: --Các từ láy thuộc động từ, tính từ, phó từ. Danh từ thì ít thuận lợi cho sự tạo láy âm, vd: cà cưỡng, chẫu chuộc, nghề ngỗng, xương xẩu, song: chèo bẻo, ễnh ương, mình mẩy.

4- Sử Dụng Từ Láy. Giúp người miền Trung và Nam viết đúng hỏi ngã. 4.1- Trực Tiếp. Từ láy có sẵn theo nhóm dấu, ví dụ Kiều: “người đâu gặp gỡ làm chi...” khác gặp gở (gặp điềm gở). Thổn thức: “giọng Kiều rền rĩ (khác rên rỉ) trướng loan”. Mã Giám Sinh: “ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, vắt vẻo và “tiếc thay chút nghĩa cũ càng”: Kiều khắc khoải nhớ Thúc Sinh. “Nở nang mày mặt, rỡ ràng mẹ cha”: Kiều mong mỏi, thấp thỏm. 4.2- Gián Tiếp. Từ đơn, ví dụ Kiều: Rút trâm sẵn giắt mái đầu (sẵn sàng). Đố ai gỡ mối tơ mành (gỡ gạc). Sượng sùng giữ ý rụt rè (giữ gìn). Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn (nghĩ: nghĩ ngợi và mỏng: mỏng manh, mỏng mảnh, mỏng mẻo). “Nể lòng người cũ vâng lời một phen” (nể nang, cũ càng, cũ kỹ), Kiều đánh đàn lần cuối. Điều 4.2 rất rõ (rõ ràng, rõ rệt).

4.3- Phân Phối. Nếu một từ đã có dấu hỏi thì từ tương ứng mang dấu ngã. Vd: bảo/bão, bửa/bữa, chửa/chữa, củ/cũ, gảy/gãy, lở/lỡ, mỏ/mõ, mở/mỡ, mủ/mũ, nổi/nỗi, nở/ nỡ, nửa/nữa, quỷ/ quỹ (từ Việt hóa), rảnh/rãnh, sửa/sữa, vẻ/vẽ, vở/vỡ... Biết được dấu thanh của 1 từ là biết cả 2.    Vd: “Gió đưa cây cải về trời...” khác “QN hay cãi, QNg hay (đôi) co, BĐ hay lo...” là cãi cọ. Lưu ý: tiếng Hán Việt có “cải cách, cải chính, canh cải”, song không liên quan.

Điều 4.3 này phạm vi rộng. Duy chỉ nhiều khi không có từ láy, đặc biệt đối với các danh từ. Song có thể khai thác điều 4.2. Vd: cõi/kém cỏi, gỗ/gây gổ, sữa/sửa sang. Các kết quả không luôn đúng, phải được kiểm chứng với điều 4.1

4.4-  Hoán Thanh. Chuyển dấu, vd: chả chẳng/không, chưa chửa, dầu dẫu, đã đà, đỗ đậu, hẵng hãy, lóm lỏm, lời lãi, miếng miểng, mồm mõm, ngỡ ngờ, quăng quẳng, thoáng thoảng, trẫm trầm... thường dùng trong thi văn để đổi vần bằng trắc: “thất kinh nàng chửa biết là làm sao”, “thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ” (Kiều). Luật này chặt chẽ song phạm vi hạn hẹp.

4.5- Trùng Thanh. Là dạng /hỏi+hỏi/ và /ngã+ngã/ không nhiều nhưng khó đoán dấu thanh vì không tìm được kẽ hở. Vd. lẽo đẽo, lẩm bẩm, lỏng chỏng, lỏng lẻo, nghễnh ngãng, tỉ mỉ, thỉnh thoảng, thủ thỉ, võ vẽ... Một vài hướng giải quyết: -Liên hệ điều 4.2. Vd: “bỡ ngỡ có dấu ngã vì có ngỡ ngàng, dễ dãi có “dễ dàng, lảm nhảm có nhảm nhí, lẽo đẽo có lạt lẽo, lõm bõm cò bì bõm, thủng thẳng có thẳng thắn, “tỉ mỉ” có “tỉ tê”, “võ vẽ” có “vẽ vời”, thỉnh thoảng thì thoảng là thoáng (chuyển dấu, điều 4.4)... -Sử dụng láy 4 từ bằng cách thêm “a”. Vd: đỏng đa đỏng đảnh, đủng đa đủng đỉnh, lẩn tha lẩn thẩn, lẩy ba lẩy bẩy, nhỏng nha nhỏng nhảnh song lại có lẩm cà lẩm cẩm, lủng cà lủng củng.

4.6-  Gộp Từ. Ở Nam bộ: “ảnh” là từ láy gộp của “anh ấy”; ổng, cổ, trỏng... cũng vậy. “Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung” (Kiều), “nghỉ” cũng như “nẫu” có thể là từ gộp của “ông ấy, người ấy”. 5- Đánh Giá Từ Láy. 5.1-Tồn Tại. Các phạm luật. Luật từ láy về dấu hỏi ngã nói chung rất chặt chẽ, vì “đồng thanh tương ứng” gần như toàn hảo mặc dầu có luật tất có phạm luật. Các ngoại lệ trên 20, thường gặp là: bền bỉ, chò hỏ, dòm dỏ, hẳn hòi (hẳn hoi), nài nỉ (năn nỉ, nỉ non), ngoan ngoãn, nhỏ nhặt (nhỏ nhắn, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhít, nhỏ nhoi), phỉnh phờ (2 từ có nghĩa?), than vãn, ve vãn (nhưng ve vẩy, “vãn” từ Hán Việt = kéo lui), vẻn/vỏn vẹn...

Tuy nhiên có thể xem ngoài luật những từ đệm giảm ý, mang dấu không và đứng trước từ được láy: dê dễ, đo đỏ, khe khẽ, nho nhỏ, se sẽ, trăng trắng, xanh xanh... Nhiều từ có đôi ba nghĩa mà toàn mang dấu hỏi, vd: “biển, chỉ, nhỏ, phở, tổ...” và “chỗ, cõng, đẽo, đĩ, giữa...” thì chỉ có dấu ngã. Từ “bỏ” thì có bỏ bê, bõ bèn và bõ già (danh từ). Mọi kết quả (vd. điều 4.3) phải phù hợp với điều 4.1 (và điều 4.2 hệ luận) là chính thống.

5.2- Thuận Lợi. Sự phong phú. *Tính từ tiếng Việt thích hợp cho láy từ: vui thì vui vẻ, buồn thì buồn bã, đẹp thì đẹp đẽ, bé thì bé bỏng, trẻ thì trẻ trung... thêm đỏ đắn, đen đủi, võ vàng, trắng trẻo, giỏi giang, kém cỏi, chẵn chòi, lẻ loi... lại còn bủn xỉn, chững chạc, lém lỉnh, liều lĩnh, nghễnh ngãng... rất nhiều. Các tính từ láy ngoài dấu hỏi ngã thì: gầy gò, mập mạp, vàng vọt, xanh xao, xấu xa, yếu ớt...

*Động từ: bỏ thì bỏ bê, dọa thì dọa dẫm, hát thì hát hỏng, hỏi thì hỏi han, kể thì kể lể, ngủ thì ngủ nghê, phẩy thì phe phẩy, thêm mắng mỏ, rỉa rói, rủ rê, trăn trở, vẽ vời... lại còn ỏn ẻn, thỏ thẻ, thủ thỉ và dùng nhiều từ láy ngoài hỏi ngã: cười cợt, khóc lóc, ngắm nghía, ngâm nga...

*Phó từ dùng nhiều từ  vô nghĩa: bỏm bẻm, đủng đỉnh, hổn hển, lẽo đẽo, loảng xoảng, lõm bõm, lỏng chỏng, lỏng khỏng, lổm ngổm, lủng lẳng, ngất nghểu, thất thểu, thỉnh thoảng, thủng thỉnh, xủng xẻng/xoảng... lang thang, lây lất... Nhiều phó từ bắt nguồn từ tính từ.

*Danh từ không thích hợp cho sự láy âm - có thể nói đứng ngoài đối với các danh từ cụ thể - nên khó đoán dấu: bưởi, đĩa, đũa, hoẵng, kẽm, khỉ, lưỡi, muỗi, mũi, ngỗng, nĩa, phổi, xẻng ... Điều 4.1 và 4.2 khó áp dụng song có thể dùng điều 4.3 hướng dẫn: đỉa/đĩa, mở/ mỡ, sửa/ sữa... hoặc dùng quan hệ đồng nghĩa (xem phụ lục): chân/cẳng, mồm/mõm... Những danh từ như bảng, cảng, đảng, liễu, tỉnh, xưởng... là từ Hán-Việt, có luật riêng.(1)

*Mạo từ, giới từ, liên từ, phó từ, thán từ, động từ tình thái rất thông dụng này cần biết rõ: Bởi cả chẳng, chỉ của để, kẻo ở phải. Bỗng cũng dẫu, đã giữa hãy, hễ hỡi mãi, mỗi nãy những, nữa sẽ vẫn.

*Từ Nôm và gốc Hán-Việt tương ứng là thuộc cùng nhóm dấu? Vd: bảy là thất, biển hải, chữ tự, cũ cựu, cửa môn, hỏi vấn, lửa hỏa, nhỏ tiểu, vẽ họa... Tuy nhiên: căn rễ, hầu khỉ, hoàn trả, hồng đỏ, lưu giữ, phù nổi, trục đuổi, trung giữa...

6- Kết Luận. *Một ví dụ: luật hỏi ngã giúp phân biệt “lở lói” và “lỡ làng”. Tay lở nhúng chàm khác tay lỡ nhúng chàm: “lở tay/lỡ tay trót đã nhúng chàm”(Kiều) . Không thể cãi luật song có thể cải luật.

*Viết đúng hỏi ngã là khó nếu không phải người miền Bắc. Tuy nhiên đáng tiếc nếu chúng ta viết sai hỏi ngã các từ láy âm mà có luật lệ rõ ràng, vd: chăm chỉ, chặt chẽ, dữ dội, lần lữa, nhắc nhở,... (điều 4.1), bõ công (bõ bèn), chạy nhảy (nhảy nhót), mềm dẻo (dẻo dai/dang)... (điều 4.2) Các từ năng dùng cũng vậy: “bởi, của, để, ở... cũng, những, sẽ, vẫn... (điều 5.2).

*Luật láy âm bao gồm 6 dấu thanh là đặc trưng cho tiếng thuần Việt, rất hữu ích, đáng tin cậy, dễ sử dụng, phối hợp với luật hỏi ngã của các từ Hán-Việt giúp các người Việt miền Trung và  Nam viết đúng 80% các từ có dấu hỏi ngã của tiếng Việt và hầu hết các từ thông dụng. Giọng nói thoáng, bình dị, thân tình mà chính tả hỏi ngã lại viết lỗi rất ít thì quí hóa biết bao!

Lê Bá Vận

Chú Thích: (1) Đại để các từ Hán-Việt có phụ âm khởi đầu là “Dâng Lên Mẹ VN”, DLMVN thì mang dấu ngã. Có độ 30 ngoại lệ gồm 1 số từ ngoài dlmnv mang dấu ngã thay vì hỏi. Bài tiếp: Dấu Hỏi Ngã Trong Từ Hán-Việt.

--------

 Phụ Lục.                           Luật Hỏi Ngã - Quan Hệ Đồng Nghĩa.

Nhiều từ thuần Việt không tạo từ láy nhưng có những liên hệ khác, đặc biệt quan hệ đồng nghĩa, kém chặt chẽ song có ràng buộc, có thể giúp gợi ý và bổ túc rất thực dụng. Quan Hệ Đồng Nghĩa. Nếu 2 từ đơn đồng nghĩa thì khả năng chung nhóm dấu là cao: Ví dụ: Ảnh tranh, bã cặn, bẩm thưa, bẩn dơ/nhớp, bĩu (môi) trề, bỏ vứt, bổng vút, bỡn cợt/đùa, bửa chẻ, cản ngăn, cẳng chân, chảo sanh/xoong, chão thừng, chảy trôi, chẳng không, chỉ trỏ/nhắm, chĩa nhằm, chĩnh vại, chõng giường, chửa mang/nghén, chửi rủa/mắng, cõi vùng, cỗ bộ, cởi tháo, cũi chuồng, cuỗm bợ/trộm, cưỡi ngồi trên, dãy/chuỗi rặng, dỗi hờn, dở kém, đã rồi, đẵn chặt, đẻ sinh, đẽo gọt, để/bỏ (vợ), đẩy xô, đổi thay/thế, đuổi xua, gã thằng, gãi cào, gảy đánh (đàn), gãy lọi, giả dối/láo, giã nện, giãn phình, giẫm đạp, giễu nhạo, giỏi khéo, giỡn cợt, gỡ tháo, hãm dừng, hỏng rớt, hổng/hở trống, hủi phong, kẻ đứa/tên, kiểu cách, lẩy bứt, lẻ thanh, lẻo lóc/róc, lõi rành, lở sứt/rớt, lỡm lừa, lũ đàn, lũ lụt, luỗng mục, mả mồ, mã bề ngoài, mảnh miếng, mảy tí, mẻ sứt, muỗng thìa, mửa nôn, nảy ló, nãy hồi, ngả hướng,  ngã té, ngảnh/ngoảnh xoay, ngẵng hẹp, nghẽn kẹt, nghĩ ngợi, ngoẻo chết, nhỏ bé, nhổ bứt/ bứng, nhổ phún, nổi nhô, nỗi chuyện, nữa còn, phải đúng, phẩy/phủi lau, quả trái, quãng đoạn, quảy gánh, quẳng ném/vứt, quở mắng, rảy rắc, rẫy giẫy, rẽ quẹo, rố rá/thúng, rỗng bộng, rũa mục, sảy rôm, sẫm đậm, sẩy mất, sểnh thoát, sổng thoát, sủa kêu, tẩm thấm, thả buông, thẳng ngay, thuổng mai, tổ ổ, trải banh/trương, trảy hái, trẽn thẹn, trễ muộn, trỗi trồi, trở đổi/thay, vẩu hô, vỏ da, vỗ quịt, vẻ dáng, vỡ bể, vững bền, xảy sinh, xả tháo, xẻ/xẻo cắt, xỏ đút/xâu, xổ tuôn … Lưu ý: -Các từ có gạch dưới là ngoại lệ, không nhiều. -Tiếng cùng địa phương thì nên sắp với nhau vd: bổ té, (thi) hỏng rớt -Mọi kết quả phải thông qua luật từ láy (điều 4.1). Vd. đã có gỡ gạc, ngã ngũ, vỡ vạc là các từ láy thì không cần xét thêm gỡ/tháo, ngã/té, vỡ/bể kể ở trên.

Tìm kiếm bài vở, hình ảnh trên trang web YKHHN

Tháng 10, 2024

  • NHỮNG KỶ NIỆM VỚI THẦY VIỆN TRƯỞNG LÊ THANH MINH CHÂU - Vĩnh Chánh
  • Tưởng Nhớ GS VT Lê Thanh Minh Châu - VoVictor Hòe
  • Tưởng Nhớ GS VT Lê Thanh Minh Châu - Bùi Văn Minh
  • Tưởng Nhớ GS VT Lê Thanh Minh Châu - Lý Văn Kim
  • Tưởng Nhớ GS VT Lê Thanh Minh Châu - Lê Cảnh Hoạt
  • Tưởng Nhớ GS VT Lê Thanh Minh Châu - Trần Tiễn Ngạc
  • Tưởng Niệm GS VT Lê Thanh Minh Châu - Nguyễn Văn Tự
  • Tưởng Niệm GS VT Lê Thanh Minh Châu - Lê Bá Vận
  • Tưởng Niệm GS VT Lê Thanh Minh Châu - Lê Đình Thương
  • BÁC HỒ KHƯỚC TỪ NGUYỄN ÁI QUỐC? - Lê Bá Vận
  • Từ Washington đến Cam Ranh - Hồ Ngọc Ánh

Tháng 9, 2024

  • BÊN BỜ SINH TỬ - Vĩnh Chánh
  • Ước Mơ và Hạnh Phúc - Trần Văn Khang
  • BƯỚC CHÂN, VÒNG ĐỜI - Khổng Lê Quỳnh Hoa

Tháng 8, 2024

  • Bàn Về ĐCSVN Chịu Sự Giám Sát Của Nhân Dân? - Lê Bá Vận
  • Những Cánh Gió Thời Gian - AI và Mùi Quý Bồng
  • Dòng Nhạc Từ Công Phụng và Chuyện Tình Song Kim - Nguyễn Viết Kim & Kim Oanh
  • Phiếm Luận - Suy Nghĩ Từ Bài Thơ Con Cóc - Nguyên Quán Lê Bá Châu
  • Những Năm Đầu Trên Xứ Đức - Nguyễn Bích Vân

Tháng 7, 2024

  • NGÀY NÀY NĂM XƯA - Vĩnh Chánh
  • Hiệp Định Genève - Đồng Sĩ Nam
  • ĐÊM KỶ NIỆM 50 NĂM NHẠC LÊ TÍN HƯƠNG - Vĩnh Chánh
  • BÀN VỀ SỬ DỤNG 2 TỪ CỘNG & CỌNG - Lê Bá Vận

Từ khóa » Chậm Rãi Là Từ Ghép Hay Từ Láy