Tục Ngữ Về "bình Dân Học Vụ" - Ca Dao Mẹ

Những bài ca dao - tục ngữ về "bình dân học vụ":
  • Vè bình dân học vụ

    Lẳng lặng mà nghe Cài vè học vụ Đồng bào mù chữ Ở khắp mọi nơi Chiếm chín phần mười Toàn dân đất Việt Muôn bề chịu thiệt Chịu đui, chịu điếc Đời sống vùi dập Trong vòng nô lệ Hơi đâu mà kể Những sự đã qua Chính phủ Cộng hòa Ngày nay khác hẳn Đêm ngày lo lắng Đến việc học hành Mấy triệu dân lành Còn đương tăm tối Bị đời hất hủi Khổ nhục đáng thương Ngơ ngác trên đường Như mù không thấy Những điều như vậy Không thể bỏ qua

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Lịch sử
    • Thẻ:
      • bình dân học vụ
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 4 October,2015
  • Lớp bình dân mở không xa

    Lớp bình dân mở không xa Cách một lối rẽ cách ba dặm trầu Đàng trước nương dâu Đàng sau ruộng mạ Ta học quốc ngữ cho thông, Kẻo mai hổ thẹn cùng chồng ai ơi!

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Lịch sử
    • Thẻ:
      • chồng
      • bình dân học vụ
      • học hành
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 20 May,2015
  • Chồng em đánh giặc phương xa

    Chồng em đánh giặc phương xa Ruộng nhà em cấy mẹ già em trông Bầy con đứa bế đứa bồng Mà em vẫn học vỡ lòng bình dân

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
      • Lịch sử
    • Thẻ:
      • mẹ
      • vợ chồng
      • bình dân học vụ
      • con cái
      • học hành
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 20 May,2015
  • Ai về chợ huyện Thanh Vân

    Ai về chợ huyện Thanh Vân Hỏi xem cô Tú đánh vần được chưa – Đánh vần năm ngoái năm xưa Năm nay quên hết như chưa đánh vần

    Dị bản
    • Ai về chợ huyện Thanh Vân Hỏi thăm cô Tú đánh vần được chưa. – Đánh vần năm ngoái, năm xưa. Năm nay quên hết nên chưa biết gì. Lưng trời tiếng sáo vu vi, Vẳng nghe ai học chữ i, chữ tờ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Lịch sử
    • Thẻ:
      • bình dân học vụ
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 20 May,2015
  • Cô kia vừa đẹp vừa giòn

    Cô kia vừa đẹp vừa giòn, Cô không biết chữ ai còn lấy cô?

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Lịch sử
    • Thẻ:
      • bình dân học vụ
    • Người đăng: Phan An
    • 22 January,2015
  • Rủ nhau đi học i o

    Rủ nhau đi học i o, Mỗi ngày một chữ con bò cũng thông

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Lịch sử
    • Thẻ:
      • Pháp thuộc
      • bình dân học vụ
    • Người đăng: Phan An
    • 22 January,2015
  • Bình dân học vụ mở rồi

    Bình dân học vụ mở rồi Sao không đi học để ngồi chịu ngu Anh về học lại chữ u Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • bình dân học vụ
      • chiến tranh
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 11 December,2014
  • Bình dân học vụ anh không chịu tham gia

    Bình dân học vụ anh không chịu tham gia Ngồi lê học chuyện biết Trung Hoa giáp Tàu!

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • bình dân học vụ
      • học hành
      • Trung Quốc
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 3 June,2014
  • Cô kia má đỏ hồng hồng

    Cô kia má đỏ hồng hồng, Cô không biết chữ nên chồng cô chê. Cô ơi, gian khổ chớ nề, Bình dân đã mở, sao không hề tham gia?

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Lịch sử
    • Thẻ:
      • bình dân học vụ
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 21 March,2013
  • Rủ nhau đi học i tờ

    Rủ nhau đi học i tờ, Xem tin, đọc báo, xem thơ dễ dàng.

    Dị bản
    • Rủ nhau đi học i tờ, Một ngày một chữ, con bò cũng thông.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Lịch sử
    • Thẻ:
      • bình dân học vụ
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 3 March,2013
  • Hôm qua anh đến chơi nhà

    Hôm qua anh đến chơi nhà Thấy mẹ dệt vải thấy cha đi bừa Thấy nàng mải miết xe tơ Thấy cháu “i – tờ” ngồi học bi bô Thì ra vâng lệnh Cụ Hồ Cả nhà yêu nước thi đua phen này

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Lịch sử
    • Thẻ:
      • bình dân học vụ
      • Bác Hồ
    • Người đăng: Phan An
    • 12 February,2013
Chú thích
  1. Bình dân học vụ Tên một phong trào do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động sau cách mạng tháng Tám để xóa nạn mù chữ (diệt giặc dốt), có sử dụng các câu văn vần mô tả bảng chữ cái cho dễ thuộc: I, tờ (t), có móc cả hai. I ngắn có chấm, tờ dài có ngang

    Từ "i tờ" về sau chỉ trình độ học vấn vỡ lòng.

    Bình dân học vụ

    Bình dân học vụ

  2. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tên một nhà nước được Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập năm 1945, tồn tại cho đến sau 1976 thì sáp nhập với nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Xem thêm.

    Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

    Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

  3. Trầu Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  4. Dâu tằm Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  5. Mạ Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  6. Quốc ngữ Trước gọi là chữ tân trào, hệ thống chữ viết chính thức hiện nay của tiếng Việt. Hệ thống này được xây dựng dựa trên chữ cái Latin thêm các chữ ghép và 9 dấu phụ. Chữ Quốc ngữ được phổ biến sâu rộng vào khoảng thế kỷ 19 và 20 nhưng đã xuất hiện phôi thai từ lâu vào khoảng thế kỷ 16 khi các giáo sĩ Tây phương đầu tiên đến Việt Nam và giao tiếp với người Việt rồi vì nhu cầu học hỏi ngôn ngữ Việt (lúc đó còn dùng chữ Hán và chữ Nôm) để giao tiếp với người bản xứ mà bắt đầu ghi lại bằng cách phiên âm tiếng Việt dưới dạng chữ Latin.
  7. Tú tài Trong thời kì phong kiến, tú tài là danh hiệu dành cho người thi hương đỗ dưới hàng cử nhân. Người đỗ tú tài thường được gọi là ông Tú, cậu Tú. Vợ họ thì được gọi là cô Tú hoặc bà Tú.
  8. Tàu Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
  9. Nề hà Ngại việc khó khăn.

    Bờ trơn ta chẳng nề hà Bàn chân bám chặt khó sa xuống bờ (Tải gạo tiếp tế miền Đông - Bảo Định Giang)

  10. I tờ Xem Bình dân học vụ.
  11. Bài ca dao này là một phiên bản hiện đại của bài "Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường."

Từ khóa » Câu Thơ Trong Lớp Bình Dân Học Vụ