Tục Ngữ Về "cam Sành" - Ca Dao Mẹ

Những bài ca dao - tục ngữ về "cam sành":
  • Đến đây lạt miệng thèm chanh

    Đến đây lạt miệng thèm chanh Khi về đã có cam sành chín cây

    Dị bản
    • Tới đây lạt miệng thèm chanh Ở nhà cũng có cam sành chín cây

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • chanh
      • ngoại tình
      • cam sành
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 9 October,2014
  • Khen ai khéo dỗ khéo dành

    Khen ai khéo dỗ khéo dành Chanh chua bậu chuộng, cam sành bậu chê

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • chanh
      • cam sành
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 10 September,2014
  • Chị chua chị mới ở đây

    Chị chua chị mới ở đây Ví dù chị ngọt chị đã tới cây cam sành

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • cam sành
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 8 September,2014
  • Vè ăn hàng

    Vai mang xấp vải trong mo Đi chưa tới chợ đã lo ăn hàng Bánh in cùng những bánh bàng Bánh bò bông, bánh ít trần, ngon thay. Mít nghệ múi bằng cổ tay Bánh đúc chấm mật, bánh gai, bánh bèo Muốn ăn đừng có lo nghèo Tiền tui trong túi đem theo đủ dùng, Ăn một bụng ba mươi đồng Mua mấy thứ để cho chồng tui đây Vừa mới tới vuông đất cày Ngồi dưới gốc cầy lật nón ra ăn Làm vầy dạ cũng băn khoăn Vì chưng lỗ miệng muốn ăn không chừng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • bánh gai
      • thói hư tật xấu
      • cốm dẹp
      • bánh đúc
      • đường cát
      • bánh quẩy
      • xoài tượng
      • bánh xèo
      • bánh tiêu
      • bánh phồng
      • xu xoa
      • chuối cau
      • cam sành
      • bánh trái
      • chè thưng
      • nợ nần
      • bánh ít trần
      • mít ướt
      • bánh bò
      • bánh in
      • ăn hàng
      • bánh ít
      • bánh bàng
      • đường phèn
      • bánh bò bông
      • mật ong
      • mít nghệ
      • bánh bèo
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 4 January,2014
  • Vườn em có đất trồng chanh

    Vườn em có đất trồng chanh Cho anh bứng gốc cam sành trồng bên

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • tán tỉnh
      • cam sành
      • quả chanh
    • Người đăng: Lê Tư
    • 13 August,2013
  • Cam sành lột vỏ còn chua

    Cam sành lột vỏ còn chua Thấy em còn bé, anh cua để dành

    Dị bản
    • Cam sành lột vỏ còn chua Thấy em còn nhỏ, anh cua đem về

    • Cam đường bóc vỏ còn the Thấy em còn bé anh ve để dành

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • tán tỉnh
      • cam sành
      • ve vãn
    • Người đăng: Phan An
    • 3 August,2013
  • Đắng khổ qua, chua là chanh giấy

    Đắng khổ qua, chua là chanh giấy Dầu ngọt cho mấy cũng tiếng cam sành Giặc Lang Sa đánh tới châu thành Dù ai ngăn qua đón lại, dạ cũng không đành bỏ em

    Dị bản
    • Đắng khổ qua, chua là chanh giấy Dầu ngọt cho mấy cũng tiếng cam sành Thương em, anh đừng dỗ đừng dành Cậy mai dong tới nói, cha mẹ đành, em sẽ ưng.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Lịch sử
    • Thẻ:
      • chanh giấy
      • khổ qua
      • Pháp thuộc
      • Sài Gòn
      • cam sành
    • Người đăng: Phan An
    • 28 July,2013
  • Quýt rụng bờ ao ngọt ngào anh chuộng

    Quýt rụng bờ ao ngọt ngào anh chuộng Trái mận hồng đào, rụng cuống anh chê

    Dị bản
    • Khế rụng bờ ao, ngọt ngào anh cũng chuộng Chớ trái cam sành héo cuống anh chê

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • cam sành
      • quả mận
      • quả khế
      • quả quýt
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 9 July,2013
  • Cam sành rã rượi bờ ao

    Cam sành rã rượi bờ ao Tưởng không rào anh hái, có rào thì thôi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • bờ ao
      • cam sành
    • Người đăng: Tuệ Nương
    • 18 May,2013
  • Chẳng chua cũng thể là chanh

    Chẳng chua cũng thể là chanh Chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây Chẳng khôn cũng chị lâu nay Chị đái ra váy cũng tày em khôn

    Dị bản
    • Chẳng chua cũng thể là chanh Chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây Muốn cho có đấy cùng đây Sơn lâm chưa dễ một cây nên rừng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • chị em
      • cam sành
      • quả chanh
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 6 May,2013
  • Chê đây, lấy đấy sao đành

    Chê đây, lấy đấy sao đành Em chê cam sành, lấy phải quýt hôi Quýt hôi bán một đồng mười Cam ba đồng một, quýt ngồi trơ trơ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • cam sành
      • quýt hôi
    • Người đăng: Hoàng An
    • 29 March,2013
  • Cam sành chê đắng, chê hôi

    Cam sành chê đắng, chê hôi Hồng rim chê lạt, cháo bồi khen ngon.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • cháo
      • cam sành
      • quả hồng
      • cháo bồi
    • Người đăng: Phan An
    • 7 March,2013
  • Chẳng thanh cũng thể hoa mai

    Chẳng thanh cũng thể hoa mai Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh Chẳng chua cũng thể là chanh Chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây

    Dị bản
    • Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

    • Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Chẳng lịch cũng thể là người Tràng An

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Thăng Long - Hà Nội
      • hoa mai
      • cam sành
      • quả chanh
    • Người đăng: Phan An
    • 21 January,2013
Chú thích
  1. Cam sành Một loại cam có vỏ dày, sần sùi, thịt có màu cam hoặc vàng đậm, nhiều nước, được xem là một giống cam rất ngon.

    Quả cam sành

    Quả cam sành

  2. Bậu Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  3. Mo Phần vỏ ngoài của hoa dừa hay hoa cau. Khi hoa còn non chưa nở, mo màu xanh, hai cánh dạng thuyền úp lại che chở cho hoa bên trong. Mo tự tách ra khi hoa nở và khô dần đi khi cây đậu quả. Mo cau, mo dừa già sẽ tự rụng xuống hoặc được người trồng giật xuống khi thu hái quả. Mo cau mềm mại, dẻo dai, được dân ta sử dụng để gói giò (chả) và nhất là gói cơm nắm mang theo khi làm đồng làm rẫy. Cơm nắm mo cau là một hình ảnh quen thuộc và thân thương với người nông dân nước ta.

    Mo cau

    Mo cau

    Cơm nắm gói trong mo cau.

    Cơm nắm gói trong mo cau.

  4. Bánh in Một loại bánh có xuất xứ từ Huế, được làm từ bột năng, bột nếp, đậu xanh, đường, các nguyên liệu khác và được ép, đức thành khuôn mặt đáy của bánh thường khắc các hình chữ Phúc, Lộc, Thọ hoặc các hình trang trí khác và gói trong giấy bóng kính ngũ sắc. Đây là loại bánh để dùng trong ngày Tết, phục vụ việc thờ cúng và đãi khách.

    Bánh in

    Bánh in

  5. Bánh bàng Một loại bánh làm từ bột mì, đường, và trứng, được nướng xốp, mặt vàng, gần giống bánh ga-tô, có hình dáng giống quả bàng,

  6. Bánh bò Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...

    Bánh bò

    Bánh bò

  7. Bánh ít Loại bánh dẻo làm bằng bột nếp, có mặt ở nhiều địa phương, có nơi gọi là bánh ếch hay bánh ết. Tùy theo từng vùng mà bánh ít có hình dạng và mùi vị khác nhau: hình vuông, hình tháp, hình trụ dài, gói lá chuối, lá dứa, không nhân, nhân mặn, nhân ngọt... Bánh ít là món bánh không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, giỗ cúng.

    Bánh ít lá gai

    Bánh ít lá gai

    Bánh ít trần

    Bánh ít trần

  8. Mít nghệ Một loại mít có múi to, dày, ráo, độ ngọt vừa phải, màu vàng đậm, có thể ăn tươi hoặc làm mít sấy.

    Mít nghệ

    Mít nghệ

  9. Bánh đúc Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.

    Bánh đúc Hà Nội

    Bánh đúc Hà Nội

  10. Bánh ít lá gai Gọi tắt là bánh gai, một loại bánh ít đặc sản của miền Trung. Bánh làm từ lá gai quết nhuyễn với bột dẻo, tạo cho lớp áo ngoài của bánh có màu xanh đen đặc trưng. Nhưn (nhân) bánh thường là đậu xanh, dừa, đường, thêm chút quế và vani để tạo mùi thơm; đôi khi người ta cũng làm nhân bánh từ tôm xào với thịt, tạo ra món bánh ít mặn.

    Lá gai

    Lá gai

    Bánh ít lá gai

    Bánh ít lá gai

  11. Bánh bèo Một món bánh rất phổ biến ở miền Trung và miền Nam. Bánh làm từ bột gạo, có nhân phía trên mặt bánh làm bằng tôm xay nhuyễn. Nước chấm bánh bèo làm từ nước mắm, và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Thành phần phụ của bánh bèo thường là mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ. Tuỳ theo địa phương, có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này, ví dụ ở Sài Gòn thường bỏ đậu xanh, đồ chua, lại cho ăn kèm bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc...

    Bánh bèo

    Bánh bèo

  12. Kơ nia Người Kinh gọi là cây cầy hoặc cây cốc, một loại cây gỗ cứng mọc nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên, ngoài ra còn phân bố từ Quảng Nam đến một số tỉnh Nam Bộ cũng như các đảo Phú Quốc, Côn Đảo. Cây kơ nia có một ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.

    Cây kơ nia

    Cây kơ nia

  13. Cua Tán tỉnh. Từ này có gốc từ tiếng Pháp courir.
  14. Ve Ve vãn, tán tỉnh.
  15. Mướp đắng Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.

    Mướp đắng

    Mướp đắng

  16. Chanh giấy Loại chanh có vỏ mỏng, nhiều nước.

    Chanh giấy

    Chanh giấy

  17. Lang Sa Pha Lang Sa, Phú Lang Sa, Phú Lãng Sa, hay Lang Sa đều là những cách người Việt thời trước dùng để chỉ nước Pháp, ngày nay ít dùng. Các tên gọi này đều là phiên âm của từ "France".
  18. Châu thành Phố phường, thành thị, nơi dân cư đông đúc. Các tỉnh Nam Bộ ngày xưa đều có quận, huyện châu thành.
  19. Làm mai Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
  20. Quýt Một loại cây thân gỗ. Quả hình cầu hơi dẹt, màu xanh, vàng da cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm, ăn có vị ngọt; hạt trắng xanh. Hoa, lá, vỏ, xơ và múi quýt cũng là những vị thuộc dân gian.

    Quả quýt

    Quả quýt

  21. Mận Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.

    Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Mận tam hoa ở Bắc Hà, Lào Cai

    Mận tam hoa ở Bắc Hà, Lào Cai

  22. Tày Bằng (từ cổ).
  23. Sơn lâm Núi rừng (từ Hán Việt). Cũng nói san lâm hoặc lâm san.
  24. Quýt hôi Một giống quýt thường trồng ở miền núi, cây to, khỏe, quả có vỏ màu vàng tái, bóng, bóc ra có mùi hắc, ruột chua.
  25. Hồng rim Rim là cách ướp đường cho thức ăn là trái cây (củ hoặc quả) và đun trên lửa cho ngấm vào. Hồng rim là quả hồng được rim lên, nghĩa bóng chỉ thức ăn ngon.
  26. Cháo bồi Một món cháo dân dã, nấu cùng với bột bán, bẹ môn xắt khúc, tôm tươi lột vỏ, giò heo...

    Cháo bồi

    Cháo bồi

  27. Thượng Kinh Chỉ kinh thành Thăng Long (Hà Nội xưa).
  28. Trường An Kinh đô Trung Quốc thời nhà Hán và nhà Đường, ngày nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

    Hán và Đường là hai triều đại có thời gian cai trị lâu dài, có ảnh hưởng văn hóa sâu rộng đối với các nước lân cận, vì thế "Trường An" hay "Tràng An" cũng được dùng để phiếm chỉ nơi kinh đô. Ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư thời Đinh, Tiền Lê, và kinh đô Thăng Long thời Lí, Trần, Hậu Lê đều được gọi là Tràng An.

Từ khóa » Câu Thơ Hay Về Quả Cam