Tục Ngữ Về "thầy Thuốc" - Ca Dao Mẹ

Những bài ca dao - tục ngữ về "thầy thuốc":
  • Nhiều thợ ăn cây, nhiều thầy ăn bệnh

    Nhiều thợ ăn cây, Nhiều thầy ăn bệnh

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • thầy thuốc
    • Người đăng: Phan An
    • 20 January,2016
  • Khoai lang chấm muối ăn bùi

    Khoai lang chấm muối ăn bùi Lấy chồng thầy thuốc, thơm mùi xạ hương

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • xạ hương
      • khoai lang
      • thầy thuốc
    • Người đăng: Phan An
    • 3 August,2014
  • Em thấy anh tương tư bệnh chắc

    Em thấy anh tương tư bệnh chắc, em rước ông thầy thuốc Bắc, em sắc hai chục chén còn lại một phân, bỏ thêm một lát gừng sống, một đống gừng lùi, một nùi chuối hột, một hộp đương quy, một ky trái táo, năm sáu chục trái cà na, thần sa một lượng, khoai sượng một chục, măng cụt một trăm, rau răm một đám, cám một bao, con gái lao rao mười hai đứa, sứa lửa vài trăm, lại thêm huỳnh liên, huỳnh bá, huỳnh cầm. Uống ba thang mà anh không mạnh, thì em đào hầm chôn luôn!

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • thuốc Bắc
      • đương quy
      • thần sa
      • sắc thuốc
      • gừng
      • huỳnh liên
      • tương tư
      • huỳnh bá
      • khoai lang
      • huỳnh cầm
      • măng cụt
      • gừng lùi
      • cà na
      • thầy thuốc
      • chuối hột
    • Người đăng: Phan An
    • 4 November,2013
  • Thầy mạnh thầy cứu người ta

    Thầy mạnh thầy cứu người ta Đến khi thầy ốm chẳng ma cứu thầy

    Dị bản
    • Thầy khoe thầy cứu được người Đến khi thầy ốm chẳng ai cứu thầy

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • thầy thuốc
    • Người đăng: Phan An
    • 30 September,2013
  • Khoai lang chặt bỏ hai đầu

    Khoai lang chặt bỏ hai đầu Lấy chồng thầy thuốc hôi dầu xạ hương

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • xạ hương
      • khoai lang
      • thầy thuốc
    • Người đăng: Phan An
    • 30 September,2013
  • Ớ này em ơi! Em nghe cho kỹ

    Ớ này em ơi! Em nghe cho kỹ Xưa nay gái chẳng cưới chồng, trai không ở goá Đoái thấy nàng xinh đà quá xinh Buông lời vừa vỗ vế non Nếu như nàng lo việc cháu con Thời sao không kiếm nơỉ trao thân gửi thế Trên đời bá công bá nghệ, dưới lại là tứ thứ tứ dân Làm người sao khỏi chữ lương nhân Mà nàng chịu để phòng không ở goá? Sách có chữ rằng “phụ nhơn nan hoá”, ít kẻ yêu vì Cho nên lấy phải phải luận phải suy, phải xem trong lóng đục Đây đã phải thời phải lúc Hay nàng còn cúc dục cù lao? Để cho anh ngẩn ngơ ra vào Thầm yêu trộm nhớ, dạ nào em bỏ anh!

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Than thân trách phận
    • Thẻ:
      • chăn trâu
      • nông phu
      • đối đáp
      • hát bè
      • thợ rèn
      • phụng loan
      • thầy thuốc
      • thầy pháp
      • đức hạnh
      • hạ bạc
      • hát bội
      • nhạc công
      • lái buôn
      • trao thân
      • trai gái
      • cúc dục
      • thợ mộc
      • thầy giáo
      • cù lao
      • chồng vợ
    • Người đăng: Đậu Quang Nam
    • 27 August,2013
  • Bút Nam Tào, dao thầy thuốc

    Bút Nam Tào Dao thầy thuốc

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • thầy thuốc
      • Nam Tào
      • cây bút
    • Người đăng: Lê Minh Quang
    • 21 August,2013
  • Bớ này anh nó ơi

    Bớ này anh nó ơi Số phận em giao phó cho trời xanh Lấy anh em không lấy, nhưng dạ cũng không đành làm ngơ Vốn em cũng chẳng bơ thờ Em đã hằng chọn trong lóng đục, nhưng vẫn còn chờ nợ duyên Vốn em muốn lấy ông thầy thuốc cho giàu sang, nhưng lại sợ ổng hay gia hay giảm Em muốn lấy ông thầy pháp cho đảm, nhưng lại sợ ổng hét la ghê gốc Em muốn lấy chú thợ mộc, nhưng lại sợ chú hay đục khoét rầy rà Em muốn lấy anh thợ cưa cho thật thà, nhưng lại sợ trên tàn dưới mạt Em muốn lấy người hạ bạc, nhưng lại sợ mang lưới mang chài Em muốn lấy anh cuốc đất trồng khoai, nhưng lại sợ ảnh hay đào hay bới Em cũng muốn chọn anh thợ rèn kết ngỡi, nhưng lại sợ ảnh nói tức nói êm Bằng lấy anh đặt rượu làm men, thì lại sợ ảnh hay cà riềng cà tỏi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • nhạc công
      • lái buôn
      • thợ đóng thùng
      • kén chồng
      • thợ đan
      • thợ mộc
      • nho giáo
      • chăn trâu
      • thợ rèn
      • thầy thuốc
      • thầy pháp
      • rượu
      • thợ cưa
      • đức hạnh
      • hạ bạc
      • hát bội
    • Người đăng: Phan An
    • 14 May,2013
Chú thích
  1. Xạ hương Chất do hươu xạ và một số loại cầy tiết ra, có mùi thơm đặc biệt, thường được khai thác làm hương liệu, nước hoa và các loại dược phẩm.
  2. Thuốc bắc Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.

    Một số vị thuốc bắc

    Một số vị thuốc bắc

  3. Sắc thuốc Sắc nghĩa là làm cho keo, đậm lại. Sắc thuốc là đun thuốc Bắc hoặc thuốc Nam với lượng nước lúc đầu khoảng ba chén, sau khi sôi thật lâu để thuốc ra hết chất và nước chỉ còn khoảng một chén, vừa uống.
  4. Lùi Nướng bằng cách ủ (khoai, mía, bắp...) vào tro nóng cho chín.
  5. Chuối hột Một loại chuối dại bản địa của vùng Đông Nam Á, quả có nhiều hạt, là một trong những tổ tiên của các loại chuối hiện đại. Ở ta, chuối hột non (chuối chát) được chế biến thành nhiều món ăn phong phú, ngoài ra chuối hột còn được dùng làm vị thuốc.

    Chuối chát (Chuối hột non)

    Chuối chát (Chuối hột non)

  6. Đương quy Tên một loại cây thân thảo, cho rễ sấy khô là một vị thuốc Bắc có tác dụng chữa các chứng đau đầu, đau lưng do thiếu máu.

    Đương quy

    Đương quy

  7. Ki Một loại giỏ đan bằng nan tre (tương tự như cần xé) thường gặp ở Trung và Nam Bộ, dùng để đựng trái cây, nông sản.
  8. Trám Người Nam Bộ gọi là cà na từ cách phát âm của người Triều Châu, âm Hán Việt là cảm lãm, một loại cây thân gỗ thường đươc trồng để lấy gỗ và nhựa. Quả trám căng tròn màu xanh nhạt, dài hơn một lóng tay, vị chua chua hơi chát, dùng kho cá hoặc muối dưa.

    Trái cà na

    Trái trám

  9. Chu sa Thể bột được gọi là chu sa, thể cục gọi là thần sa, một loại khoáng thạch có màu đỏ (chu sa có nghĩa là cát đỏ) được dùng trong Đông y, có tác dụng an thần.

    Thần sa

    Thần sa

  10. Măng cụt Một loại cây nhiệt đới cho quả khi chín có màu tím đậm, vỏ dày, ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt rất thơm ngon, ngày xưa còn được dùng để tiến vua. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Thái-Khmer mangkut.

    Quả măng cụt

    Quả măng cụt

  11. Rau răm Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.

    Rau răm

    Rau răm

  12. Sứa lửa Một loại sứa có màu hồng nhạt, trong xúc tu có nhiều tế bào gai chứa chất độc có thể gây nguy hiểm cho người nếu chạm phải.
  13. Huỳnh liên Còn có tên là so đo bông vàng, một loại cây cao từ 2-4m, có hoa to màu vàng tươi, rễ được dùng làm thuốc.

    Huỳnh liên

    Huỳnh liên

  14. Gáo vàng Còn gọi là cây huỳnh bá, một loại cây lớn, gỗ màu vàng, mọc nhiều ở các kênh rạch miền Tây Nam Bộ. Trái gáo có vị hơi chua, thường ăn với muối ớt. Gỗ được dùng để làm sàn và vách nhà. Vỏ cây được dùng để trị tiêu chảy, kiết lị, làm thuốc bổ.

    Gáo vàng

    Gáo vàng

  15. Hoàng cầm Cũng gọi là huỳnh cầm, một loại cây nhỏ, lá nhọn, rễ sắc vàng, dùng làm thuốc hạ huyết áp, kháng sinh, giảm sốt, lợi tiểu...

    Xuyên hoàng cầm

    Xuyên hoàng cầm

  16. Thang thuốc Một gói gồm các vị thuốc có một tác dụng chung nào đó (trị bệnh, bồi bổ cơ thể...). Một thang thuốc thường chia sắc uống làm hai lần hoặc ba lần, tùy đơn kê của thầy thuốc.
  17. Đoái Nghĩ tới, nhớ tới.
  18. Đà Đã (từ cổ, phương ngữ).
  19. Thời Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  20. Bá công bá nghệ Trăm thợ trăm nghề (thành ngữ Hán Việt).
  21. Tứ thứ tứ dân Bốn hạng dân trong xã hội ngày xưa, theo thứ tự từ cao đến thấp là: sĩ (người có học), nông (người làm nông), công (người làm các nghề thợ), thương (người buôn bán).
  22. Lương nhân Danh xưng phụ nữ gọi chồng (Hán Việt).
  23. Phụ nhơn nan hóa Đàn bà khó dạy. Cụm từ này ngày xưa hay được dùng để chê bai người phụ nữ.
  24. Lắng Để yên cho cấn, bã chìm xuống đáy. Cũng gọi là lóng.
  25. Chín chữ cù lao Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
  26. Nam Tào Vị tiên trông coi bộ sổ sinh của con người ở trần gian, tức sổ những người được sinh ra đời, gọi là sổ Nam Tào (theo điển tích xưa và theo một số tín ngưỡng dân gian).
  27. Dao cầu Loại dao của thầy thuốc, dùng để cắt thuốc. Nghề thầy thuốc trước đây vì thế cũng được gọi là nghề "dao cầu."

    Dao cầu

    Dao cầu

  28. Nghĩa là thầy thuốc cũng như Nam Tào đều có thể quyết định số mệnh người khác.
  29. Bơ thờ Thẫn thờ và ngơ ngẩn vì không ổn định trong lòng.
  30. Thầy pháp Thầy phù thủy, theo tín ngưỡng dân gian được cho là có pháp thuật, trừ được tà ma quỷ quái.
  31. Hạ bạc Nghề bắt cá. Trong xã hội cũ, đây là một nghề bị coi thường, khinh rẻ.
  32. Ngỡi Tiếng địa phương Nam Bộ của "ngãi" (nghĩa, tình nghĩa).

Từ khóa » Câu Tục Ngữ Nói Về Bác Sĩ