Tục Ngữ Về "uyên ương" - Ca Dao Mẹ

Những bài ca dao - tục ngữ về "uyên ương":
  • Đố anh hát thử một câu

    – Đố anh hát thử một câu, Có ba cái đầu, ba mươi sáu cái chân? – Le le, vịt nước, bồng bồng Con cua, con cáy, con còng sáu con

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • vịt nước
      • con công
      • le le
      • bồng bồng
      • con cua
      • con cáy
      • uyên ương
      • đối đáp
    • Người đăng: Phan An
    • 29 August,2013
  • Ai làm cách trở Sâm Thương

    Ai làm cách trở Sâm Thương, Ai làm rời rã oan ương dường này.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • Sâm Thương
      • sao Hôm
      • sao Mai
      • uyên ương
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 7 March,2013
Chú thích
  1. Le le Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.

    Con le le

    Con le le

  2. Uyên ương Loại vịt sống từng cặp với nhau. Người ta thường gọi con trống là uyên, con mái là ương. Con trống thường có bộ lông đặc biệt rực rỡ. Đôi uyên ương sống không rời nhau và rất chung thủy với nhau. Tương truyền nếu một trong hai con chết thì con còn lại cũng nhịn đói chết theo.

    Đôi chim uyên ương

    Đôi chim uyên ương

    Ở một số vùng Nam Bộ, người ta cũng đọc trại "uyên ương" thành oan ương. Uyên ương cũng có tên khác là bồng bồng.

  3. Cáy Một loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông, thường dùng làm mắm.

    Con cáy

    Con cáy

  4. Còng Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.

    Con còng

    Con còng

  5. Sâm Thương Sâm và Thương, hai ngôi sao theo thiên văn học Trung Quốc. Sao Sâm là ngôi sao thứ 7 trong chòm Bạch Hổ, sao Thương (còn gọi là Tâm) là ngôi sao thứ 5 trong chòm Thương Long, đều thuộc Nhị thập bát tú (hai mươi tám vì sao sáng, một khái niệm của Trung Hoa cổ đại). Hai ngôi sao này nằm đối nhau trên bầu trời, vì vậy không bao giờ xuất hiện cùng một lúc. Trong văn học cổ, người ta thường dùng hình ảnh Sâm Thương để chỉ sự xa xôi cách trở, khó lòng gặp lại nhau hoặc không thể gặp nhau được.

    Có ý kiến khác cho rằng Sâm, Thương là hai tên khác của Hôm, Mai (cùng là tên của sao Kim) nhưng ý kiến này không vững.

Từ khóa » Ca Dao Về Uyên ương