Tục Thờ Thần Hổ – Mega Story - VietnamPlus
Có thể bạn quan tâm
Tục thờ Hổ phản ảnh tín ngưỡng nguyên thuỷ từ rất xa xưa của người Việt, nó còn phản ánh sự tôn sùng loài vật này với sự phát triển của Đạo Giáo ở nước ta.
Trong quan niệm của người phương Đông, hổ là một con vật linh thiêng, thuộc sứ giả của nhà trời xuống hạ giới ban phúc cho người lành, giáng họa cho kẻ ác, hướng con người đi đến chân, thiện, mỹ. Sự tích thờ thần hổ rất đa dạng mỗi vùng, mỗi dân tộc có sự tích thần hổ khác nhau, nhưng chung quy đều thể hiện con hổ có chức năng trừ tà ma, biểu thị cho quyền uy và sức mạnh.
Tục thờ Hổ hay tín ngưỡng thờ Hổ là sự tôn sùng, thần thánh hóa loài hổ cùng với việc thực hành hoạt động thờ phụng hổ bằng các phương thức khác nhau được phổ biến ở một số quốc gia châu Á, đặc biệt là những quốc gia có hổ sinh sống.
Theo quan niệm nhiều nơi ở châu Á, hổ là giống loài dũng mãnh nhất trong muôn thú, là Chúa sơn lâm, là Hùm thiêng ngự trị tối cao trong rừng già, ở các nước phương Đông, hổ còn là một linh vật trong 12 con giáp, tượng trưng cho sức mạnh, nó còn là một trong Tứ Thánh thú cai quản Tây phương. nên nhân dân ở một số nước phương Đông đã thần thánh hóa loài này với tập tục thờ hổ hay thờ thần hổ đã đi vào tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, cộng đồng, trong đó có Việt Nam.
Trong những di tích ở Việt Nam người ta tìm thấy con hổ đá sớm nhất từ thời Trần với con hổ được thể hiện trên chiếc nhang án tại chùa Xuân Lũng (Phú Thọ). Đến thời hậu Lê con hổ xuất hiện ở lăng mộ Lê Lợi (Lam Kinh) – đó là con hổ ngồi dưới dạng rụt cổ, vai u như đang làm nhiệm vụ canh gác và giữ của cho người chết.
Đến khi Nho giáo phát triển, hổ được chạm khắc trên các công trình kiến trúc và thể hiện cho những người thi cử đỗ đạt với cụm từ thường gọi “Bảng hổ danh đề”. Trên bức bình phong tại cổng các đền chùa, người ta thường đắp con hổ đang bước xuống những bậc đá gập ghềnh. Với tư thế đó, hổ là hiện thân của âm cung, biểu hiện cho sức mạnh thế giới Diêm Vương và kiểm soát linh hồn khách hành hương.
Người ta còn thờ Ngũ hổ để tượng trưng cho 5 phương: Hoàng hổ ở giữa gọi là Trung phương, Xích hổ là phương Nam, Lục hổ là phương Đông, Bạch hổ là phương Tây và Hắc hổ là phương Bắc. Tất cả đều mang ý nghĩa cầu mưa và cầu cho mọi sự sinh sôi, phát triển. Cũng có những nơi vào tối 30 Tết, người ta thường dùng vôi trắng vẽ hình hổ phục ở 4 góc sân nhà nhằm trừ đuổi tà ma, quỷ quái, cầu cho mọi người được khỏe mạnh, bình an, chăn nuôi, trồng trọt đều hanh thông, phát đạt.
Trong văn hóa của người Việt, hổ xếp hàng thứ ba trong mười hai chi, năm Dần mang cầm tinh cọp, là một hình tượng đa nghĩa vừa phức tạp trong tâm linh người Việt, vừa là ác thú, vừa là thần hộ mệnh. Có hình hổ trấn giữ ở ngưỡng cửa là tà ma không dám xâm nhập. Hổ là ác thú được người kinh sợ đến độ lập đền thờ, hy sinh nhân mạng để tế lễ mỗi cuối năm, như tục thờ Thần Hổ, làng Ngọc Cục, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương mà Phạm Đình Hổ (1768-1839) đã kể lại kỹ càng trong Vũ Trung tùy bút, đến năm 1800, tục mới chấm dứt. Mặt khác, hổ lại là phúc thần được vẽ tranh thờ để trừ tà yểm quái. Tranh Hổ còn được bày ở nhiều đền chùa, nhất là các đền thờ Thánh Mẫu, như tranh Bạch Hổ Thần tượng đặt ở đền Quán Thánh, Hà Nội. Ngày nay, tại miền Bắc Việt Nam, từ đồng bằng lên Mạn Ngược, nhiều nhà còn sùng tín vào Tranh Hổ.
Việc tồn tại dai dẳng tục thờ thần Bạch Hổ trong người Việt cũng như nhiều dân tộc sống ở miền núi phía Bắc Việt Nam một mặt phản ánh tín ngưỡng nguyên thủy từ rất xa xưa, đồng thời phản ánh tàn dư tôn sùng loài vật này gắn với sự phát triển của Đạo Giáo vốn xuất hiện ở Việt Nam chậm nhất là vào khoảng đầu công nguyên.
Từ rất lâu trong tín ngưỡng dân gian Việt, hổ được coi là con vật linh thiêng, bởi thế mà danh xưng của nó cũng được thần thánh hóa bằng những cái tên như ngài, ông… Rất nhiều gia đình có tục thờ ông ba mươi như một cách để cầu công danh, mang lại sự may mắn. Tranh Ngũ hổ của dòng tranh dân gian Hàng Trống đất Thăng Long trở thành dòng tranh thờ nổi tiếng.
Theo ông Phạm Đình Hổ thì qua tục giết người tế Thần Hổ nhắc đến thần Xương Cuồng có ghi vào sử sách như Mộc Tinh trong Lĩnh Nam Chích Quái. Tục tế Thần Hổ này có từ xa xưa trước Tây Lịch, khi quân nhà Tần của Nhâm Ngao và Triệu Đà mới lấn chiếm và đô hộ đất Văn Lang.
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam con Hổ được gắn liền với tục thờ Mẫu. Dù ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam đều có tục lệ thờ Thần Hổ như một biểu tượng của con vật dũng mãnh, uy linh tượng trưng cho sức mạnh có khả năng trấn giữ cửa ải ngũ phương. Trên phương diện này hổ đã hoá thành vật linh thiêng với những cái tên trong huyền thoại dân gian thường gọi: Thần Hổ, Sơn quan thần Hổ, Lý nhĩ tướng quân, thần hộ vệ Thành Hoàng, chúa Sơn Lâm, ông Ba Mươi trong khi đó ở miền Nam Việt Nam còn có tên ông Cả Cọp, Thần Bạch Hổ… Xuất phát từ tục thờ hổ, thần thánh hóa loài vật này, các nghệ nhân dân gian cũng xây dựng biểu tượng hổ qua nhiều chất liệu như: gỗ, đá, vôi giấy, đất nung, tranh vẽ, tranh cắt giấy… Nhưng mẫu tranh được biết đến nhiều nhất là tranh Ngũ hổ của phố Hàng Trống (Hà Nội) xưa.
Thần Hổ vừa là huyền thoại vừa là hiện thân của vẻ đẹp dũng mãnh, hiểm ác vì thế hổ linh được chạm trổ trên các lăng mộ, nhang án, nó được in trên hoa văn gạch ở các móng chùa, đền, miếu cổ xưa với một mô típ đẹp uyển chuyển, nhẹ nhàng và có tính thiêng liêng.
Hào Nguyễn – Hương LinhChia sẻ:
- Tweet
Có liên quan
Từ khóa » đình ông Hổ
-
Ngôi đình Thờ 'ông Hổ' Linh Thiêng ở Cần Thơ Và Giai Thoại Cứu Giúp ...
-
Đô Thành Ông Hổ - Tuổi Trẻ Online
-
“Ông Cả Hổ” Trong Tín Ngưỡng Nam Bộ - Công An Nhân Dân
-
Tục Thờ Hổ ở Việt Nam - Wikipedia
-
Tục Thờ Hổ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hình Tượng “ông Hổ” Trong đình, Miếu Tây Ninh
-
Năm Dần, Kể Chuyện Thờ Ông Hổ ở đình Bình Thủy - Báo Mới
-
An Giang: Dấu ấn “ông Hổ” Trong Tín Ngưỡng Dân Gian
-
Tín Ngưỡng “Ông Hổ” - .vn
-
Nghĩa Hổ Và Chuyện Người Nam Bộ Thờ Cọp | Báo Dân Trí
-
TÍN NGƯỠNG THỜ CỌP Ở ĐÌNH BÌNH THỦY - Báo Cần Thơ Online
-
Độc đáo Tục Thờ Hổ Của Người Dân Nam Bộ
-
Tín Ngưỡng Thờ Hổ đất Phương Nam - Báo Đại Biểu Nhân Dân