Tụng Kinh Vào Lúc Chạng Vạng Có Bị Vong Theo? | Giác Ngộ Online Trang chủ » Khóc Khi Niệm Phật » Tụng Kinh Vào Lúc Chạng Vạng Có Bị Vong Theo? | Giác Ngộ Online Có thể bạn quan tâm Khóc Khi Thiền Khóc Khi Tức Giận Khóc Khi Xem Khóc Khi Xem Hầu đồng Khóc Khi Xem Phim Trang chủ Thời sự Tin tức Văn hóa Phật giáo Du lịch Video Tin tức Văn hóa Đạo Phật & đời sống Tài liệu Pháp thoại Nghi lễ Ẩm thực chay Âm nhạc Sân khấu Phim Điểm nhìn Sự kiện - vấn đề Diễn đàn xây dựng Phật học Thiền tông Tịnh độ tông Mật tông Phật học lược khảo Triết học Tư vấn Tâm linh mầu nhiệm Tư vấn Sống đạo Tuổi trẻ Chuyện Thiên thần quét lá Đời sống quanh ta Đồng hành Tự viện Chùa Việt Nam trong nước Chùa Việt Nam ở nước ngoài Chùa nước ngoài Nguyệt san Giác Ngộ Chuyên đề Triết học Phật học ứng dụng Văn hóa Phật giáo và xã hội Tư liệu Lịch sử Đức Phật Phật giáo Việt Nam Nhân vật Từ thiện Xã hội Từ thiện Phật giáo nước ngoài Văn học - nghệ thuật Ẩm thực - Sức khỏe Bạn đọc - tòa soạn Thư viện Cần biết Tư vấn Tụng kinh vào lúc chạng vạng có bị vong theo? Người Phật tử tin sâu Tam bảo và tin vào chính mình, tin nhân quả-nghiệp báo và nỗ lực chuyển nghiệp Quảng cáo 17/07/2023 04:00 Chia sẻ 0:00 / 0:00 0:00 Nam miền Bắc Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam Tin liên quan Nguồn gốc, ý nghĩa và cách sử dụng y ca-sa Bức xúc vì một số quý thầy thiếu oai nghi Nên đối thoại liên tôn giáo Cách dùng ngũ vị tân để chữa bệnh Trường chay thì phải... diệt dục? GNO - Tôi là nữ, năm nay 35 tuổi, xin gửi đến tòa soạn một thắc mắc lớn mà tôi không thể giải đáp và cảm thấy rất khó chịu. Số là, tôi quy y Tam bảo từ nhỏ; khoảng 5 năm gần đây, mỗi tối Chủ nhật tôi đều đi chùa để tụng kinh. Những lần đến chùa lòng tôi cảm thấy hoan hỷ, an lạc, bình yên. Những buổi tụng kinh và nghe pháp làm cho tâm trí của tôi được sáng ra, thấy cuộc sống của mình nhẹ nhàng hơn. Hiện tôi đang gặp vấn đề về lập gia đình. Ba mẹ tôi rất mong mỏi tôi lập gia thất. Bản thân tôi cũng muốn lập gia đình, có được một người chồng yêu thương, có chí tiến thủ làm ăn như các bạn. Nhưng đường tình duyên của tôi lận đận quá, quen ai cũng có người thứ ba xen vào hoặc tính khí của tôi có lúc thất thường tự lánh xa người ta. Cho đến một ngày có người nói với tôi, vì tôi đi chùa tụng kinh vào giờ chạng vạng tối, đó là thời gian các vong hồn, ngạ quỷ (cõi âm) lên nghe kinh. Có thể họ thấy mình rồi thương, đi theo mình, họ phá không cho mình quen ai cả. Tôi cũng có vài trải nghiệm như có đêm ngủ mơ gặp một người lạnh ngắt nằm cạnh, nắm tay tôi, nhờ niệm Phật nên họ mới buông. Chính vì vậy tôi tin là có người theo mình nên rất lăn tăn về vấn đề này. Đã mấy tuần nay tôi không đi chùa, chỉ tụng kinh ở nhà. Hôm qua tôi đã khóc vì nhớ chùa, nhớ Phật. Không đi chùa tôi cảm thấy thiếu điều gì đó rất khó chịu. Mà đi tụng kinh thì tôi sợ có vong theo mình, không thể lấy chồng được. Xin quý Báo cho tôi một lời khuyên, đả thông tư tưởng cho tôi. (NGUYỄN THỦY, thuthuy...@gmail.com) Bạn Nguyễn Thủy thân mến! Người Phật tử cần có chánh tín và chánh kiến để làm hành trang cho cuộc sống đời thường cũng như cho lộ trình tu tập đúng Chánh pháp của mình. Chánh tín căn bản là tin sâu Tam bảo, tin chắc vào nhân-duyên-quả, tin tưởng tuyệt đối vào chính mình. Chánh kiến là phát huy tuệ giác để hiểu rõ Phật pháp, thấy rõ các sự thật (bốn chân lý), tránh xa các loại tà kiến (những quan điểm, quan niệm trái với Chánh pháp) và các hình thái mê tín dị đoan. Bạn đã có duyên lành kính tin Tam bảo, có trải nghiệm an tịnh khi đi chùa tụng kinh, lễ Phật, nghe pháp là điều tốt. Mặt khác, bạn có chút lận đận về tình duyên và hay “mơ thấy người âm”. Những trở ngại này, nếu bình tâm tỉnh trí nương theo Chánh pháp thì có thể tìm ra nguyên nhân chính xác, khoa học để chuyển hóa những nghiệp nhân xấu nhằm xây dựng đời sống tốt đẹp hơn. Đáng tiếc là bạn lại vội tin vào lời nói vô căn cứ, nặng tà kiến và mê tín rồi lo nghĩ, làm cho đời bạn rối thêm. Trước hết, những ai nói “Đi chùa tụng kinh vào giờ chạng vạng tối, đó là thời gian các vong hồn, ngạ quỷ (cõi âm) lên nghe kinh. Có thể họ thấy mình rồi thương, đi theo mình, họ phá không cho mình quen ai cả” là hoàn toàn sai với Chánh pháp. Chúng ta đang sống trong thế giới đan xen (phàm thánh đồng cư), dù mỗi loài đều có cảnh giới riêng của mình. Quỷ thần (tạm gọi theo dân gian là cõi âm) họ vẫn đang sống chung với người và vật ở mọi lúc, mọi nơi. Vậy hà cớ gì đợi đến lúc chiều tối ra khỏi nhà thì dễ bị quỷ thần đeo bám? Những người có việc phải ra khỏi nhà lúc chiều tối thì đều bị vong theo hết sao? Đây là tín niệm dân gian, hiện vẫn còn tồn tại trong một số ít người thiển cận, mê tín. Người Phật tử cần bỏ ngay những tín niệm này. Mặt khác, đi chùa tu học tịnh tâm là hành thiện. Khi mình tu tập được tiêu nghiệp và tăng phước, mình còn hồi hướng công đức cho mọi loài, nguyện cầu âm siêu dương thái thì mặc nhiên được mọi chúng sinh (kể cả quỷ thần) kính trọng, thậm chí còn nể sợ người cao đức. Thế nên, không đi chùa vào chiều tối vì sợ người âm theo là một nhận thức sai lạc, bạn cần loại bỏ tà kiến ấy ra khỏi tâm trí ngay lập tức. Việc bạn lận đận về tình duyên, quen ai cũng sớm chia tay đều có lý do của nó, thông thường thì phần lớn những nguyên do ấy đều xuất phát từ nơi bạn. Trong tình yêu, nếu có người thứ ba chen vào mà bạn không giữ được tình cảm, đa phần là do bạn. Bạn đã nhận ra bản thân có đôi lúc tính khí thất thường, tự lánh xa người yêu cũng do chính bạn. Thế nên điều cần làm để có được người thương là bạn hãy điều chỉnh lại những giới hạn của bản thân, trau dồi thêm kỹ năng ứng xử, tập yêu thương bằng hiểu biết và bao dung. Điều mấu chốt là bạn phải nhận ra hầu hết nguyên nhân đều xuất phát từ nơi mình, không nên tin tưởng lầm lạc là do người âm quấy phá. Vấn đề bạn “có vài trải nghiệm như có đêm ngủ mơ gặp một người lạnh ngắt nằm cạnh, nắm tay tôi, nhờ niệm Phật nên họ mới buông” có khả năng cao là bạn có bệnh lý về tim mạch. Những người có bệnh liên quan đến tim mạch thường hay “mơ” như vậy. Bạn cần đi bệnh viện để được thăm khám, tư vấn và điều trị thích hợp. Tóm lại là bạn hãy đi chùa bình thường, học tập giáo pháp để nêu cao chánh kiến và thành tựu chánh tín. Người Phật tử tin sâu Tam bảo và tin vào chính mình, tin nhân quả-nghiệp báo và nỗ lực chuyển nghiệp, tuyệt đối không tin tưởng vào những tín niệm dân gian mang nặng sắc thái tà kiến và mê tín. Chúc bạn tinh tấn! Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ (tuvangiacngo@yahoo.com) Quảng cáo Tam Bảo Quỷ thần Cõi âm Vong hồn vong theo Quảng cáo Quảng cáo Tịnh khẩu Đi tu và đi dạy Chữa bệnh và giải nghiệp Cúng cơm cho hương linh sau ngày chung thất? Thờ ảnh người thân đã mất trong nhà, nên hay không? Du hành đúng Chánh pháp Quảng cáo Tịnh thất An Lạc (H.Nhà Bè, TP.HCM) tặng quà đến người dân khó khăn GNO - Ngày 22-12, chư Tăng, Phật tử tịnh thất An Lạc (H.Nhà Bè, TP.HCM) cùng các nhà hảo tâm đã đến thăm, tặng quà người dân khó khăn thuộc xã Lâm Tân, H.Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng, nhân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Phát nguyện, cầu nguyện và phục nguyện khác nhau như thế nào? GNO - Phát nguyện, cầu (kỳ) nguyện, phục nguyện, thứ nguyện, phổ nguyện có ý nghĩa khác nhau như thế nào? Mong được quý Báo giải thích tường tận. Phật giáo đã biến chuyển phương Tây tốt hơn như thế nào? GNO - Chúng ta không còn là chúng ta như cách đây rất lâu nữa. Rất nhiều ý tưởng mới đã xuất hiện từ Phật giáo và các truyền thống khác nhấn mạnh đến từ bi, bình đẳng, bất bạo động và quan điểm phê phán về chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa tư bản. Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử GNO - Đây là bài thuyết trình của GS.André Bareau vào năm 1984, tuy nhiên với tính hàn lâm và các cứ liệu nghiêm túc, thực tế nên nội dung vẫn còn nguyên giá trị tham khảo, hướng đến nhận thức về điểm tương đồng và dị biệt giữa các tôn giáo. Do vậy, Giác Ngộ giới thiệu lại cùng bạn đọc. Đắk Lắk: Đại đức Thích Nhuận Minh làm trụ trì niệm Phật đường Tuệ Phước (xã Cư Jang) GNO - Sáng 19-12, Ban Trị sự GHPGVN H.EaKar tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Đại đức Thích Nhuận Minh làm trụ trì niệm Phật đường Tuệ Phước, xã Cư Jang, H.EaKar, tỉnh Đắk Lắk. Quảng cáo Quảng cáo Quảng cáo Quảng cáo Tin đọc nhiều Tin nổi bật Nằm mơ thấy mình chết, không biết đó là điềm gì? 1 Làm gì khi nghiệp lực chi phối? 2 Niệm Phật trong giấc mộng 3 Cùng mỉm cười với Phật 4 Phát nguyện, cầu nguyện và phục nguyện khác nhau như thế nào? 5 Làm gì khi nghiệp lực chi phối? 1 Niệm Phật trong giấc mộng 2 Nằm mơ thấy mình chết, không biết đó là điềm gì? 3 Pháp niệm Phật nào đúng? 4 Thai bị hỏng do trứng rỗng thì có cần cầu siêu? 5 [Video] Về Hội thi giáo lý Phật tử cấp Thành phố năm 2024 tại Việt Nam Quốc Tự [TRỰC TUYẾN] Đại lão HT.Thích Trí Quảng giảng về nguồn gốc và lợi lạc của mùa tu Gia hạnh Phổ Hiền Đà Nẵng: Chùa Phổ Quang rót đồng đúc tôn tượng kim thân Bồ-tát Văn Thù và Bồ-tát Phổ Hiền [TRỰC TUYẾN] Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng thuyết giảng về Tịnh độ Pháp Hoa [TRỰC TUYẾN] Hòa thượng Thích Giác Như: "Niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tịnh độ" [Video] Lễ vía Đức Phật A Di Đà và khóa tu Một ngày an lạc tại chùa Huê Nghiêm Nghị quyết 25/NQ-HĐCM: Tấn phong giáo phẩm 643 Tăng Ni, khuyến nghị hoàn thành Đại tạng kinh VN Không nên sống quá lâu ở một nơi Trúng tên độc Quảng cáo Quảng cáo Chư tôn đức Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Tòa Tổng Giám mục Tiền Phật giáo H.Bình Chánh thực hiện hoạt động từ thiện xã hội năm 2024 gần 53 tỷ đồng Ban Giáo dục Phật giáo TP.HCM tổng kết Phật sự, trao học bổng đến Tăng Ni các trường Phật học Giận: Một sức mạnh để chuyển đổi Ý nghĩa các tên gọi của ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa Hạnh phúc trong tầm tay Cùng mỉm cười với Phật Previous Next Từ khóa » Khóc Khi Niệm Phật Khi Tụng Niệm Cảm động Rơi Lệ Có Lỗi Không? Câu Hỏi 187: Vì Sao Lại Khóc Khi Nhất Tâm Niệm Phật, Lạy Phật. Câu ... VÌ SAO LẠI KHÓC KHI NHẤT TÂM NIỆM PHẬT, LẠY ... - Facebook Khi Niệm Phật Tôi Muốn Khóc Là Tại Sao? - Diễn Đàn Phật Pháp Vì Sao Tôi Khóc ? - Chùa Hoằng Pháp Khóc Khi Người Thân Lâm Chung Rất Nguy Hại Mỗi Lần đến CHÙA Là Con BẬT KHÓC, Vì Sao Vậy Thầy? - YouTube Giải Thích Hiện Tượng Chảy Nước Mắt Khi đọc Kinh, Ngồi Thiền, Làm ... Khóc Khi Tụng Kinh (rất Hay) – Thầy Thích Pháp Hòa Nhìn Lại Giai đoạn Khốc Liệt để Sống Tốt Hơn | Giác Ngộ Online Kết Quả Tìm Kiếm - Kinh Phật Thần Chú Chữa Chứng Trẻ Khóc đêm Sự Màu Nhiệm Khi Niệm Phật