Vì Sao Tôi Khóc ? - Chùa Hoằng Pháp
Có thể bạn quan tâm
Tôi thành kính chắp tay đầu thành đảnh lễ, thán phục trước những lời nói và việc làm của ngài (do ngài nói được, làm được), vì sao? Lúc làm thái tử Tất Đạt Đa, ngài có đủ cha mẹ vợ con thân bằng khuyến thuộc, vàng bạc châu báu không thiếu, tương lai lên làm vua, vậy mà ngài sẵn sàng từ bỏ mà ra đi, đi tìm một sự thất đó là chân lý, là sự giác ngộ cho chính mình và chỉ lại cho nhân loại. Thái tử lúc trẻ có trí tuệ sáng suốt hơn người, các kinh Vệ Đà ngài đều thông thuộc cảnh già bệnh chết và một tu sĩ đã làm cho ngài thức tỉnh và suy tư. Sau khi đi qua bốn cửa thành, sự quyết chí tìm cầu chân lý đã thôi thúc ngài rời khỏi hoàng cung tự mình cắt tóc, sáu năm tu khổ hạnh rừng sâu, bốn mươi chín ngày tư duy thiền định mới chứng được đạo quả qua con đường trung đạo. Người ta thường gọi ngài là Phật hay là đức Thế Tôn. Trong các thời khóa tụng kinh thường ca tụng như sau:
Đấng Pháp Vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời người
Cha lành chung bốn loại
Quy y tròn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ
Xưng dương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận.
Hoặc :
Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví đạo tràng
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện.
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.
Khi ca tụng tán thán đến đây, tự nhiên trong lòng tôi bồi hồi xúc động, nước mắt tuông trào như những cơn mưa lâu ngày chưa đổ xuống. Thật lòng, tôi không muốn khóc, thế nhưng nước mắt cứ tuông trào, như người khoan giếng trúng phải mạch nước, nước tự vọt lên khỏi mặt đất. Một cảm xúc không thể nào diễn tả hết được bằng lời, bằng chữ, tạm có thể nói là một cảm xúc không thể nghĩ bàn.
Còn khi đọc qua những bài kinh như Vu Lan trang 33 có câu:
“Nằm phía ướt, con nằm phía ráo
Sợ cho con ướt áo, ướt chăn,
Hoặc khi ghẻ chóc khắp thân,
Ắt con phải chịu trăm phần thảm thương”
Hoặc kinh Tám Điều, trang 14 có câu:
“Nếu quả là con Phật tụng đây
Trong khi nghĩ tám việc này
Bao nhiêu tội lỗi tức thời sạch ngay”.
Tôi bật khóc, khóc một cách tự nhiên, giọt nước mắt cứ tha hồ rơi mà không thể nào kìm nén hay ngăn lại được, một cảm xúc nghẹn ngào, da diết khó diễn tả được hết qua những lời kinh tràn đầy ý nghĩa, đầy chân thật. Lời kinh nói lên kiếp sống hợp tan, sự sanh già bệnh chết của một con người mà hầu như ai cũng phải trải qua. Trong kinh nói khổ và con đường để diệt khổ có cả khổ, không, vô thường, vô ngã. Tôi khóc khi đọc kinh Tám Điều - Từ Tâm, tôi cũng khóc khi đọc kinh A Di Đà, kinh Pháp Hoa, kinh Địa Tạng, Lương Hoàng Sám…. những bài kinh làm tôi rơi lệ vì sự việc lúc nào cũng hiện bày trước mắt mà bấy lâu nay ta không hề để ý và lắng nghe để nhìn nhận. Tôi nhớ trong Kinh Pháp Hoa có gã cùng tử bỏ nhà ra đi vì không nghe lời cha dạy nên khổ sở, phải đi làm nghề hốt phân, một công việc dơ bẩn, hôi thối và lúc đó tôi nghĩ người đó chính là tôi. Tôi cũng từng hốt phân chẳng khác nào trong kinh Phật đã dạy, thật là xấu hổ vô cùng. Tôi khóc trước tượng Phật, trước quyển kinh, tôi như đứa con đã gặp được cha, con đã nhìn thấy cha rồi, nay vui mừng quá và khóc trong sự vui sướng tràn đầy. Khóc vì quá xấu hổ do không nghe lời cha dạy bảo nên mới khổ sở như thế này. Tôi khóc vì nhân loại cũng giống như tôi, đang mê đắm trong ngũ dục và đầy say mê. Tôi khóc vì tôi là con Phật, vậy mà từ trước đến giờ tôi không dám nhìn nhận cha mình chính là Phật. Không biết các bạn đồng tu, các bạn có khóc giống như tôi không? Khi xem qua những bài kinh, đọc qua vài dòng chữ mà nước mắt bỗng tuông trào chưa? Nếu các bạn có rơi lệ vậy là chúng ta đều có sự đồng cảm rồi đó. Có một điều lạ, thường người ta khóc là do bị chửi mắng, đánh đập, nhục mạ, họ khóc đến nỗi ăn không ngon, ngủ không yên, nói không lên lời, thân tâm phiền não. Ngược lại, chúng ta khóc vì không ai đánh đập, không ai nói xấu, không ai nhục mạ danh dự mà khóc ngon lành nữa kìa. Khóc xong ăn ngon, ngủ ngon tâm hồn lại thoải mái nữa. Nói cười vui vẻ hơn nhiều, thân thể khỏe mạnh, tâm hồn không sầu khổ. Các bạn biết vì sao không? Tôi cũng không biết nữa, chắc có lẽ vì mình đang nạp một loại năng lượng rất lớn cho thân và tâm đó. Năng lượng đó là gì? Thật sự, nó chính là nguồn năng lượng của sự giác ngộ, sự thấu triệt được chân lý về sự giải thoát, một trí tuệ đưa chúng ta ra khỏi sự vô minh tham ái, thoát khỏi nỗi khổ niềm đau. Ta cứ mãi chấp thân này là thật, tài sản này là thật. Vì chấp, nên sinh ra có tự ngã đó là ta, của ta nên mới khổ. Nay có đủ duyên được nhìn thấy và nghe, hiểu thấu nên có sự buông xả, từ bỏ và không còn ràng buộc, không còn chấp ngã. Nay được vô ngã lại được tự tại đây là nguồn năng lượng trí tuệ mà không có nguồn năng lượng nào sánh bằng.
Nói đến đây, tôi xin tạm dừng, chỉ ngắn gọn là tôi đã khóc rất nhiều, có nhiều lần nước mắt của tôi đã làm ướt cả kinh. Chắc có lẽ trong thời quá khứ tôi ở gần Phật nhưng không nghe lời Phật, ngồi nghe Phật thuyết pháp mà tôi không để tâm. Ngày nay, đầy đủ duyên lành gặp lại cố hương. Tâm mình chấn động nên tôi khóc mà thật sự tôi không hiểu vì sao tôi khóc. Thật ra tôi không muốn khóc mà tôi lại cứ khóc khi đọc tụng các bài kinh Phật đã dạy.
Tâm Quảng
Facebook Google TweetTừ khóa » Khóc Khi Niệm Phật
-
Khi Tụng Niệm Cảm động Rơi Lệ Có Lỗi Không?
-
Câu Hỏi 187: Vì Sao Lại Khóc Khi Nhất Tâm Niệm Phật, Lạy Phật. Câu ...
-
VÌ SAO LẠI KHÓC KHI NHẤT TÂM NIỆM PHẬT, LẠY ... - Facebook
-
Khi Niệm Phật Tôi Muốn Khóc Là Tại Sao? - Diễn Đàn Phật Pháp
-
Khóc Khi Người Thân Lâm Chung Rất Nguy Hại
-
Mỗi Lần đến CHÙA Là Con BẬT KHÓC, Vì Sao Vậy Thầy? - YouTube
-
Giải Thích Hiện Tượng Chảy Nước Mắt Khi đọc Kinh, Ngồi Thiền, Làm ...
-
Khóc Khi Tụng Kinh (rất Hay) – Thầy Thích Pháp Hòa
-
Nhìn Lại Giai đoạn Khốc Liệt để Sống Tốt Hơn | Giác Ngộ Online
-
Kết Quả Tìm Kiếm - Kinh Phật
-
Tụng Kinh Vào Lúc Chạng Vạng Có Bị Vong Theo? | Giác Ngộ Online
-
Thần Chú Chữa Chứng Trẻ Khóc đêm
-
Sự Màu Nhiệm Khi Niệm Phật