️ Tuổi Xương Trẻ Em (bàn Tay) - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương

Sự phát triển xương

Sự trưởng thành của bộ xương là thước đo sự phát triển, kết hợp kích thước, hình dạng và mức độ khoáng hóa của xương để xác định sự trưởng thành đầy đủ. Việc đánh giá sự trưởng thành của bộ xương bao gồm kiểm tra nghiêm ngặt nhiều yếu tố và kiến thức cơ bản về các quá trình khác nhau mà xương phát triển. Sự phát triển theo chiều dọc trong xương dài của tứ chi xảy ra thông qua quá trình cốt hóa nội sụn trung tâm. Mặc dù nhiều xương dẹt, bao gồm xương cổ tay, xuất hiện hoàn toàn từ trung tâm này, tất cả các xương dài phát triển các trung tâm thứ phát, xuất hiện trong sụn của các chi của xương.

sự phát triển xương

Sự trưởng thành ở các trung tâm này tiến hành theo cách tương tự như ở các trung tâm chính với sự cốt hóa của sụn và sự hủy của các osteoclast and osteoblast. Sự cốt hóa từ trung tâm chính là thân xương, trong khi xương cốt hóa từ trung tâm thứ phát là sụn tiếp hợp (Epiphyses).

Các chỉ số về sự trưởng thành xương ở trẻ em và người trẻ

Mục đích của phần này là để mô tả xương nào ở bàn tay và cổ tay là chỉ số phù hợp nhất cho sự trưởng thành của xương trong các giai đoạn khác nhau của phát triển sau sinh. Ở phần lớn trẻ em khỏe mạnh, có một chuỗi cốt hóa được hình thành ở ống cổ tay (Hình 3), xương đốt bàn và xương đốt ngón, là hằng định đáng chú ý và giống nhau cho cả hai giới.

Nhìn chung, trung tâm cốt hóa đầu tiên xuất hiện trong chụp X-quang bàn tay và cổ tay là xương cả, và cuối cùng hầu hết là xương vừng của ngón tay cái. Trung tâm sụn tiếp hợp đầu tiên xuất hiện là đầu xương quay, tiếp theo là các đốt ngón gần, đốt bàn tay, đốt ngón giữa, đốt ngón xa và cuối cùng là xương trụ. Do giá trị tiên đoán của các trung tâm hóa khác nhau và thay đổi trong quá trình tăng trưởng, nên bác sĩ chủ yếu nên tập trung vào các trung tâm đặc trưng nhất cho sự phát triển của bộ xương trong độ tuổi theo thời gian của trẻ. Để tạo điều kiện đánh giá tuổi xương, chúng tôi đã chia sự phát triển của bộ xương thành sáu loại chính và được nhấn mạnh trong ngoặc đơn các trung tâm cốt hóa cụ thể là yếu tố dự báo tốt nhất về sự trưởng thành của xương cho mỗi nhóm:

  • Trẻ sơ sinh (xương cổ tay và sụn tiếp hợp xương quay);
  • Trẻ mới biết đi (số lượng sụn tiếp hợp có thể nhìn thấy trong xương dài của bàn tay);
  • Tiền dậy thì (kích thước của sụn tiếp hợp các đốt ngón);
  • Tiền dậy thì và giữa tuổi dậy thì (kích thước của sụn tiếp hợp các đốt ngón);
  • Tuổi dậy thì muộn (mức độ hợp nhất của sụn tiếp hợp);
  • 6) Sau tuổi dậy thì (mức độ hợp nhất của sụn tiếp hợp xương quay và xương trụ).

Đối với trẻ sơ sinh Vào khoảng 10 tháng tuổi đối với các bé gái và khoảng 1 năm 3 tháng đối với các bé trai, một trung tâm cốt hóa nhỏ trong sụn tiếp hợp của xương quay xuất hiện. Do thiếu các trung tâm cốt hóa, việc đánh giá sự trưởng thành của xương bằng cách sử dụng X quang bàn tay và cổ tay trong giai đoạn sơ sinh là khó khăn. Ước tính sự trưởng thành của xương trong năm đầu đời thường yêu cầu đánh giá số lượng, kích thước và hình dạng của các trung tâm cốt hóa thứ cấp ở hai chi trên và dưới.

Đối với trẻ biết đi

Các trung tâm cốt hóa cho các sụn tiếp hợp của tất cả các xương đốt ngón và đốt bàn trở nên dễ nhận biết trong giai đoạn này, thường là đầu tiên ở ngón giữa và cuối cùng ở ngón thứ năm. Xác định tuổi xương chủ yếu dựa trên đánh giá số lượng trung tâm cốt hóa ở sụn tiếp hợp, thường xuất hiện trong một kiểu hình đặc trưng theo thứ tự như sau:

  • Sụn tiếp hợp của các đốt ngón gần
  • Sụn tiếp hợp của xương cổ tay
  • Sụn tiếp hợp của đốt giữa các ngón
  • Sụn tiếp hợp của các đốt ngón xa

Hai trường hợp ngoại lệ phổ biến cho quy tắc này là:

  • Sự xuất hiện sớm của trung tâm cốt hóa của các đốt ngón xa của ngón tay cái, thường có thể nhận ra ở 1 tuổi và 3 tháng ở nam, và 1 tuổi và sáu tháng ở nữ.
  • Sự xuất hiện muộn của trung tâm hóa cốt hóa của các đốt ngón giữa của ngón năm, đó là sụn tiếp hợp cuối cùng của các đốt ngón xuất hiện.

Tiền dậy thì

Đánh giá sự trưởng thành của bộ xương ở trẻ em trước tuổi dậy thì chủ yếu dựa trên kích thước biểu mô của các đốt ngón vì chúng liên quan đến các hành xương kế cận. Trong giai đoạn phát triển này, các trung tâm cốt hóa cho các sụn tiếp hợp tăng chiều rộng và độ dày, và cuối cùng đường kính ngang rộng như các hành xương. Tuy nhiên, do sự phát triển của các xương đốt ngón xa xuất hiện tương tự ở nhiều độ tuổi khác nhau, đôi khi việc đánh giá cũng dựa trên mức độ trưởng thành của sụn tiếp hợp của đốt ngón giữa. Trong những trường hợp rất hiếm, khi tiếp tục có nghi ngờ, sự phát triển của đốt ngón gần có thể được đưa vào đánh giá. Sụn tiếp hợp của xương trụ và tất cả các xương cổ tay, ngoại trừ xương đậu (pisiform), thường trở nên dễ nhận biết trước tuổi dậy thì.

Đầu dậy thì và dậy thì

Giống như ở trẻ em trước tuổi dậy thì, việc đánh giá sự trưởng thành của bộ xương ở giai đoạn đầu và giữa tuổi dậy thì cũng dựa trên kích thước của cácsụn tiếp hợp ở xương đốt ngón xa (thứ nhất) và xương đốt ngón giữa (thứ hai). Các sụn tiếp hợp ở giai đoạn này tiếp tục phát triển và chiều rộng của chúng trở nên lớn hơn các hành xương. Sau đó, các đường viền của các sụn tiếp hợp bắt đầu chồng chéo, hoặc đậy, các hành xương.

Dậy thì ở giai đoạn sau

Đánh giá sự trưởng thành của bộ xương trong giai đoạn này chủ yếu dựa trên mức độ hợp nhất sụn tiếp hợp của các đốt ngón xa. Sự kết hợp của các sụn tiếp hợp với các hành xương trong xương dài của bàn tay có xu hướng xảy ra theo một kiểu hình đặc trưng có thứ tự như sau:

  • Hợp nhất của các đốt ngón xa
  • Hợp nhất của xương cổ tay
  • Hợp nhất của đốt ngón gần
  • Hợp nhất của đốt ngón giữa

Do hình thái của chúng, sự hợp nhất sụn tiếp hợp của xương cổ tay được hiển thị kém bằng X quang và do đó, sự chú ý lớn hơn được đặt ở mức độ hợp nhất tại các xương đốt ngón. Vì tất cả các xương ống cổ tay đã đạt được hình dạng trưởng thành sớm của chúng, chúng ít có giá trị để xác định tuổi xương.

Hậu dậy thì

Ở giai đoạn này, tất cả các xương cổ tay, xương đốt bàn và xương đốt ngón đều được phát triển hoàn chỉnh, thân xươg được đóng lại, và các đánh giá về sự trưởng thành của xương dựa trên mức độ hợp nhất sụn tiếp hợp của xương trụ và xương quay.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » X Quang Xương Trẻ Em