Tương Lai Của Thị Trường Tiền Tệ Thế Giới - Tin Kinh Tế
Có thể bạn quan tâm
Tuần báo Al-Ahram Weekly số ra mới đây đăng bài viết nhận định về tương lai của thị trường tiền tệ, trong đó đánh giá rằng các loại tiền kỹ thuật số sẽ sớm trở thành một phần cuộc sống của người dân trên toàn cầu. Tuy nhiên, tiền kỹ thuật số nếu không đảm bảo được các chức năng của tiền tệ thì chắc chắn sẽ khó tồn tại.
Bài viết cho rằng chỉ trong vài năm tới, các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ bắt đầu phát hành các loại tiền kỹ thuật số mà người dân có thể mang trong ví kỹ thuật số hoặc trên điện thoại di động của mình. Các loại tiền giấy và kim loại hữu hình sẽ biến mất.
Nhưng dù ra đời dưới bất kỳ hình thức và cách thức nào, tiền vẫn cần phải phục vụ như một đơn vị tài khoản, một kho lưu trữ giá trị, và một phương tiện trao đổi. Nếu tiền mất đi bất kỳ chức năng nào trong số này, người dân sẽ mất niềm tin và tìm kiếm một giải pháp thay thế.
Trong cuốn sách có tựa đề "Giá trị: Xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người" xuất bản mới đây, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mark Carney dẫn lời nhà kinh tế học người Mỹ Hymen Minsky nói rằng "mọi người đều có thể tạo ra tiền, vấn đề là phải làm cho đồng tiền đó được chấp nhận". Trong thế giới của tiền bạc và tài chính, niềm tin là thứ cần nhiều năm để xây dựng, nhưng người ta chỉ mất vài giây để phá hủy và có thể mất rất nhiều năm để lấy lại.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm lung lay nghiêm trọng niềm tin của người dân vào các tổ chức tài chính toàn cầu. Nhiều người đã sử dụng các lựa chọn thay thế, và các lựa chọn này đến nay được chứng minh là có rủi ro lớn và có chi phí khá cao.
Các giao dịch tài chính giữa ngân hàng và ví di động của người dân có thể có mức phí lên tới 2% cho mỗi lần giao dịch. Các mức phí có thể cao hơn nhiều lần con số này này đối với các giao dịch và chuyển khoản quốc tế. Mục tiêu giảm phí chuyển khoản xuyên biên giới xuống 3% vẫn nằm ngoài tầm với, bất chấp những khuyến nghị của nhiều tổ chức quốc tế.
Những đổi mới của thời đại kỹ thuật số và sự phát triển của công nghệ chuỗi khối (blockchain) đặt chúng ta trước ba lựa chọn thay thế mà rất có thể sẽ có tác động lớn đến sự phát triển của thị trường tiền tệ ngày nay, đó là tiền điện tử được mã hóa (cryptocurrency), tiền điện tử có giá trị ổn định (stablecoin) và tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC).
Đầu tiên là tiền điện tử được mã hóa. Bất chấp giá trị ngày càng tăng của Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, các tài sản được mã hóa cryptocurrency cực kỳ dễ biến động và đầy rủi ro, qua đó làm mất đi một trong những chức năng quan trọng của tiền tệ, đó là kho lưu trữ giá trị. Điều này cũng làm phức tạp hóa việc sử dụng những đồng tiền này như một đơn vị tài khoản, trừ khi chúng được gắn với các đơn vị tiền tệ tiêu chuẩn, chẳng hạn như đồng USD.
Do cryptocurrency không được gắn với một tiêu chuẩn bên ngoài, nên có những hoài nghi về việc sử dụng đồng tiền này như một phương tiện trao đổi. Đó là lý do tại sao người ta không tin rằng việc El Salvador chấp nhận Bitcoin như một đồng tiền hợp pháp là một "dấu hiệu thành công".
El Salvador đã đô la hóa hoàn toàn nền kinh tế của mình 20 năm trước, khi quốc gia Mỹ Latin này không có cách nào khác để ổn định nền kinh tế và ngăn chặn sự suy giảm của đồng nội tệ. Mục tiêu chính của việc đôla hóa là mang lại sự ổn định kinh tế vĩ mô và giảm chi phí chuyển kiều hối từ nước ngoài về nước.
Các tài sản tài chính phi tập trung như Bitcoin thường có độ rủi ro cao và lợi nhuận không chắc chắn trên thị trường đầu cơ. Chúng không có giá trị vốn có và không được hỗ trợ bởi một tài sản có giá trị tới hạn, nhưng lại rất dễ giao dịch, như nhận xét mới đây của Giám đốc điều hành quỹ dự phòng Man Group.
Chính vì sự khác biệt lớn về giá trị, cryptocurrency tạo ra các loại. Quỹ Man Group hiện quản lý một danh mục đầu tư trị giá 127 tỷ USD với rất nhiều cơ hội để đầu cơ. Đầu cơ và giao dịch tiền điện tử luôn hấp dẫn khách hàng - những người thường lo lắng bởi lạm phát và những điều có thể vượt khỏi tầm kiểm soát của các ngân hàng trung ương khi lãi suất giảm mạnh.
Cryptocurrency được cho là sẽ sớm phải tuân theo nhiều quy định hơn và đòi hỏi nhiều yêu cầu hơn để giám sát, đặc biệt là từ phía cơ quan thuế, các tổ chức môi trường và các cơ quan liên quan đến chống rửa tiền, lợi dụng lỗ hổng bảo mật để đánh cắp, tống tiền trực tuyến và các hình thức tội phạm có tổ chức khác.
Thứ hai là stablecoin. Loại tiền này khác với cryptocurrency ở chỗ giá trị của chúng dường như được gắn với các tài sản thông thường hơn hoặc các loại tiền tệ truyền thống. Stablecoin nổi tiếng nhất là đồng Tether.
Tuy nhiên, đây cũng là loại tiền gây tranh cãi, có rủi ro và không rõ ràng. Một quan chức cấp cao của Mỹ mới đây đã phát hiện ra rằng Bitfinex, công ty điều hành Tether, đã không khai báo dự trữ đồng tiền này một cách chính xác và đã cảnh báo các cơ quan xếp hạng tín nhiệm về các tài sản được hỗ trợ bởi stablecoin.
Một ví dụ khác về stablecoin là đồng Libra của Facebook. Năm 2019, Facebook công bố sự ra mắt của đồng Libra. Đồng tiền này được cho là được hỗ trợ bởi một rổ các đồng tiền quốc tế và các tài sản ổn định. Bên cạnh đó, một hiệp hội cũng đã được thành lập tại Thụy Sỹ để giám sát Libra.
Một vài công ty lớn đã được chỉ định là thành viên của dự án Libra, nhưng cuối cùng họ đã rút lui. Trong số đó có Visa, MasterCard và PayPal.
Facebook sau đó đã thành lập một thực thể mới ở California để ra mắt một loại tiền tệ khác được gọi là Diem, sau khi đã từ bỏ tên của loại tiền liên quan đến hoàng đế La Mã Caesar Augustus. Tuy vậy, Facebook cũng không làm giảm mối quan tâm của các cơ quan tài chính và lập pháp ở Mỹ liên quan đến đồng Libra.
Cuối cùng là tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương. Bất cứ ai kiểm soát hoạt động thanh toán và các giao dịch tài chính đều kiểm soát năng lực và các chức năng tài chính quan trọng của định chế tài chính nhà nước.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đang tiến hành các thử nghiệm và nghiên cứu chuyên sâu các loại tiền kỹ thuật số. Một số ngân hàng trung ương sử dụng công nghệ blockchain và cơ chế mã hóa, vốn được sử dụng trong khu vực tư nhân, trong khi một số khác sử dụng các hệ thống mới được phát triển từ đầu.
Hiện có 14 quốc gia, một số trong số này là thành viên của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), đang tiến hành thử nghiệm các loại tiền kỹ thuật số. Bahamas là quốc gia đầu tiên giới thiệu một loại tiền kỹ thuật số quốc gia có hình dạng của sand dollar (một loại thủy sinh sống ở vùng nước có cát nông tại Bắc Mỹ).
Trung Quốc đang trong giai đoạn thử nghiệm các ứng dụng tiền kỹ thuật số tại một số tỉnh. Nước này dự định giới thiệu đồng nhân dân tệ kỹ thuật số vào thời điểm diễn ra Thế vận hội mùa Đông ở Trung Quốc vào tháng 2/2022.
Theo nhà kinh tế học Mohamed El-Erian thuộc trường đại học Queens College Cambridge (Anh), vào thời điểm phương Tây bị mắc kẹt trong tư duy "tổng bằng 0" rằng lợi nhuận của tiền điện tử chỉ có thể đến từ thua lỗ của hệ thống tài chính chính thức, Bắc Kinh đang thúc đẩy một tầm nhìn "top-down (từ trên xuống)" thống nhất và mạnh mẽ hơn nhằm tạo tiền đề cho việc mở rộng ra thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, người ta đã đặt ra nhiều câu hỏi về tiền kỹ thuật số khi chúng được phát hành. Chẳng hạn, như cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Ann Krueger đã đặt ra những câu hỏi về nơi tài khoản tiền kỹ thuật số của người dân sẽ được giữ, liệu có phải là các ngân hàng trung ương, về quyền riêng tư của khách hàng và sự thích ứng của các ngân hàng thương mại…
Hệ thống mới được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tính hiệu quả tài chính lớn hơn nhiều và có chi phí giao dịch thấp hơn song cũng đòi hỏi những thay đổi lớn trong các hoạt động, hệ điều hành, quy tắc cạnh tranh và đổi mới của ngành tài chính. Những thay đổi lớn hơn sẽ diễn ra ở cấp độ của hệ thống tiền tệ quốc tế.
Cuối cùng, đồng USD (chi phối 60% các giao dịch quốc tế), đồng euro (kiểm soát 20%) và các loại tiền tệ quốc tế khác như đồng yen Nhật, bảng Anh và franc Thụy Sỹ có thể sẽ phải nhường bước trước sự nổi lên của đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, nếu Trung Quốc với vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới quyết định đưa đồng tiền này ra thị trường quốc tế./.
Từ khóa » Sự Ra đời Của Tiền Tệ Quốc Tế
-
Hệ Thống Tiền Tệ Quốc Tế Là Gì ? Chức Năng, Quá Trình Phát Triển Hệ ...
-
Tiền Tệ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Thống Tiền Tệ Quốc Tế Là Gì? Sự Hình Thành Và Chức Năng?
-
[PDF] Lịch Sử Hệ Thống Tiền Tệ Quốc Tế
-
Quốc Tế Hóa đồng Tiền Và Sự Hình Thành Trung Tâm Tài Chính Tiền Tệ ...
-
Lịch Sử Hệ Thống Tiền Tệ Thế Giới Từ Năm 1821 - VnExpress
-
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) - International Monetary Fund (IMF) | Hồ Sơ
-
Sơ Lược Quá Trình Thành Lập Và Phát Triển
-
Số 25 - Đồng EURO Ra đời Và Những Tác động Của Nó
-
Tái Cấu Trúc Hệ Thống Tài Chính Toàn Cầu Sau Khủng Hoảng - Chi Tiết Tin
-
Phần 3: LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ - YouTube
-
Tiền Tệ - Ngân Hàng Khu Vực Và Quốc Tế - Bộ Tài Chính
-
IMF Quyết định đưa đồng Nhân Dân Tệ Vào Giỏ Tiền Tệ Quốc Tế - MOFA
-
IMF Cảnh Báo Những Rủi Ro đe Dọa ổn định Tài Chính Toàn Cầu
-
[PDF] LỊCH SỬ HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ - Khoa Quản Trị Kinh Doanh
-
Cơ Quan Của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
-
Vì Một Việt Nam Hùng Cường - Agribank
-
[PDF] NHẬN THỨC VÀ XỬ LÝ ĐÚNG ĐẮN CÁC MỐI QUAN HỆ KINH TẾ
-
Cơ Hội Từ Nền Kinh Tế Số Cho Thị Trường Tài Chính-tiền Tệ Việt Nam