Tương Lai Nghề Cá Mú Việt Nam: Đỉnh Cao Hay Vực Thẳm? - Tép Bạc

Gần đây một nghiên cứu vừa được công bố trên một tạp chí Nuôi trồng thủy sản uy tính đã nêu bật lên sự xuất hiện và bùng nổ của ngành nuôi cá mú lai ở Việt Nam. Mặc dù còn khá mới mẻ cho việc nuôi thương phẩm, nhưng một số người nuôi loài cá này cho biết chúng là một mặt hàng có giá trị nhất mà họ sản xuất từ trước đến nay, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho họ, hơn nhiều so với các loài thủy sản khác như cá chép hay cá bớp. Đối với các hoạt động nuôi thương phẩm, các nhà phân tích đã báo cáo rằng các cá thể lai này tạo ra tổng thu nhập cao hơn đáng kể so với bất kỳ loài nào khác mà họ nuôi. Mà các mú lai có thể áp dụng nuôi được dễ dàng ở nhiều khu vực có mức thu nhập khác nhau.

Mặc dù tiềm năng của ngành rất lớn, nhưng các nhà kinh tế ước tính tổng sản lượng cá mú của Việt Nam chỉ đạt 7000 tấn trong năm 2017, thấp hơn rất nhiều so với sản lượng cá có vây của cả nước là 2,7 triệu tấn. Điều này cho thấy rõ ngành công nghiệp mới này muốn phát triển, thì phải đối mặt với những trở ngại rất lớn, để chuyển từ giai đoạn khởi nghiệp sang tăng trưởng bền vững.

Nếu các nhà sản xuất cá mú lại ở Việt Nam có thể giải quyết được những hạn chế trong sản xuất như nguồn cá giống hạn chế, thiếu nguồn cung cấp thức ăn. Thì chắc chắn cá mú lai có thể nâng cao thêm danh mục Nuôi trồng thủy sản của Việt Nam, đảm bảo vị thế là nhà ngành sản xuất hàng đầu của mình.

Nghề nuôi cá mú ở Việt Nam

Cá mú lai là giống lai tạo từ tinh dịch của Cá mú Nghệ (Epinephelus lanceolatus) kết hợp với trứng của Cá mú Cọp (Epinephelus fuscoguttatus). Việc lai tạo này cho phép Cá mú lai tận dụng được tốc độ phát triển nhanh của cá mú Nghệ, đồng thời duy trì được tỷ lệ sống cao của Cá mú Cọp. Cá mú lai do là loài các mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã gây chú ý rất mạnh với người tiêu dùng Việt Nam. Gía bán là rất cao và nhu cầu vẫn ổn định mặc dù chỉ mới “ra lò” gần đây.

Cá mú Nghệ (Epinephelus lanceolatus)

Cá mú Cọp (Epinephelus fuscoguttatus)

Hầu hết các cơ sở nuôi cá mú lai ở tập trung ở Khánh Hòa, Hải Phòng và Quảng Ninh. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng: Người tiên phong trong ngành này là những lão nông có thâm niên nuôi tôm công nghiệp lâu năm. Giai đoạn 2014, khi giá tôm rớt thê thảm, họ đã mạnh dạn chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi cá mú lai như hiện tại.

Ngành sản xuất cá mú lai được phân thành 3 giai đoạn: sinh sản, ương nuôi ấu trùng và nuôi thương phẩm. Rất ít cơ sở thật sự chuyên nghiệp đối với bất cứ một giai đoạn nào. Và lợi nhuận của các cơ sở sản xuất giống thì thấp hơn rất nhiều so với các trang trại nuôi cá mú lai thương phẩm.

Thị trường cá mú lai ở Việt Nam có sự chênh lệch ở các vùng miền. Giá bán và lợi nhuận của các trại nuôi ở Khánh Hòa cao hơn ở các tỉnh phía Bắc. Nhưng ở Hải Phòng, Quảng Ninh thì các trại nuôi mới hơn, được đầu tư trang thiết bị hiện đại hơn, tỷ lệ nuôi ghép kết hợp cá mú lai với cá bớp cao hơn các tỉnh miền Trung. Các chuyên gia xác định tầm quan trọng của loài cá này trong tương lai nhờ vào đóng góp và thu nhập mà nó mang lại, có thể cao hơn hẳn bất kỳ loài thủy sản nào khác. Cá này là mặt hàng được săn đón dữ dội ở các trại giống với doanh thu bán ra gấp nhiều lần chi phí sản xuất, khiến nó trở thành một khoản đầu tư sinh lợi “béo bở”. 

Những gì đang chờ ở tương lai?

Nhiều rủi ro mà ngành sản xuất cá mú lai sẽ gặp trong tương lai phải kể đến như: Giá cả không ổn định, chi phí đầu vào có thể tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt có thể làm gián đoạn hoạt động nuôi và dịch bệnh là mối de dọa lớn đến sản lượng cá. Loài cá này cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả trên thị trường tôm. Nhiều bà con nuôi cá tâm sự họ chỉ bắt đầu tìm đến cá mú lai khi nhu cầu tiêu thụ tôm trong nước và xuất khẩu giảm, vậy nếu nhu cầu và giá tôm được cải thiện thì vẫn chưa biết cá mú lai chống chọi sẽ như thế nào?

Một trong những hạn chế lớn nhất đối với sự tăng trưởng của ngành này là sự hạn chế về nguồn dự trữ lai. Ở Việt Nam chỉ có 4 trại sản xuất trứng cá mú, trong khi đến 50% cá giống phải nhập khẩu về từ nước ngoài. Nhập khẩu trứng cá mú lại có nguy cơ về mầm bệnh và an toàn sinh học rất cao, hạn chế tiềm năng của ngành.

Chi phí thức ăn cũng là một hạn chế cho sản xuất cá mú lai. Nếu thời gian sau giá thức ăn tăng lên từ 5 đến 10%, thì bất kỳ giai đoạn sản xuất nào của cá mú cũng đều không có lãi. Đối với các thức ăn tươi sống, động vật phù du với sự ép giá nào cũng sẽ làm bà con nuôi thương phẩm cá mú lai trở nên khốn đốn. Một lỗ hỏng khác phải kể tới của ngành đó là hiện tại Việt Nam không có nhà máy sản xuất thức ăn nào dành riêng cho cá mú, tất cả thức ăn đều phải nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc Đài Loan. Sự chênh lệch nguồn cung ứng này đã làm giá thức ăn khá cao đối với quá trình nuôi.

Mặc dù khó khăn là không thể tránh khỏi, nhưng các nhà nghiên cứu hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một ngành sản xuất cá mú bền vững trong tương lai. Cá mú lai mang lại lợi nhuận cao hơn tất cả những loài cá mú khác. Tin rằng trong tương lai những bước tiến nhỏ gộp lại sẽ trở thành một hiện tượng lớn cho ngành thủy sản Việt Nam.

Từ khóa » Cá Mú Xuất Khẩu