Tướng Lĩnh Quân đội Nhân Dân Việt Nam - Wikipedia

Globe icon.Các ví dụ và quan điểm trong bài viết này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề này. Vui lòng giúp cải thiện bài viết này hoặc thảo luận về vấn đề này tại trang thảo luận, hoặc tạo bài viết mới sao cho phù hợp. (tháng 6/2024)

Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam là những sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam mang quân hàm cấp tướng [1].

  • Phù hiệu cổ áo tướng Lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam Phù hiệu cổ áo tướng Lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Phù hiệu cổ áo tướng Không quân nhân dân Việt Nam Phù hiệu cổ áo tướng Không quân nhân dân Việt Nam
  • Phù hiệu cổ áo tướng Hải quân nhân dân Việt Nam Phù hiệu cổ áo tướng Hải quân nhân dân Việt Nam
  • Phù hiệu cổ áo tướng Bộ đội Biên phòng Việt Nam Phù hiệu cổ áo tướng Bộ đội Biên phòng Việt Nam
  • Phù hiệu cổ áo tướng Cảnh sát biển Việt Nam Phù hiệu cổ áo tướng Cảnh sát biển Việt Nam

Hiện nay, căn cứ theo Điều 88 Hiến pháp Việt Nam 2013, các cấp hàm tướng lĩnh và đô đốc đều do Chủ tịch nước, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm.

Danh sách tướng lĩnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại tướng:
Bài chi tiết: Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Thượng tướng:
Bài chi tiết: Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Trung tướng:
Bài chi tiết: Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Thiếu tướng:
Bài chi tiết: Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Tướng lĩnh đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp bậc tướng lĩnh hiện đại của Việt Nam được thành lập theo Sắc lệnh số 33/SL ngày 22 tháng 3 năm 1946. Theo đó, cấp bậc Tướng gồm 3 cấp từ thấp đến cao là Thiếu tướng, Trung tướng và Đại tướng. Quy định về chức vụ và cấp hiệu của tướng lĩnh cũng được ghi chi tiết trong Sắc lệnh này.

Cấp hiệu Cấp bậc Mô tả
Thiếu tướng Trong Quân đội Quốc gia Việt Nam (1946-1958), Thiếu tướng thường đảm nhiệm các vị trí chỉ huy gồm Sư đoàn trưởng hoặc Liên đoàn phó.
Trung tướng Trong Quân đội Quốc gia Việt Nam (1946-1958), Trung tướng thường đảm nhiệm các vị trí chỉ huy gồm Liên đoàn trưởng hoặc Tập đoàn phó.
Đại tướng Trong Quân đội Quốc gia Việt Nam (1946-1958), Đại tướng thường đảm nhiệm vị trí Tập đoàn trưởng.

Trên thực tế, trừ một số sĩ quan sơ và trung cấp làm công tác ngoại giao, hệ thống quân hàm không được áp dụng. Đối với cấp tướng, một ngoại lệ là trường hợp tướng Lê Thiết Hùng, Tổng chỉ huy Quân đội Tiếp phóng Việt Nam, với cấp bậc Thiếu tướng, được ghi nhận qua Sắc lệnh số 185/SL ngày 24 tháng 9 năm 1946.[2]

Một số tài liệu còn ghi chép, trước đó, ngày 5 tháng 8 năm 1948, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từng có quyết định truy phong cấp Thiếu tướng cho Dương Văn Dương, Khu bộ phó Khu 7, đã hy sinh ngày 20 tháng 2 năm 1946 tại chiến trường Nam Bộ.[3]

Phong hàm tướng lần đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]
 Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt NamPhùng Chí Kiên Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, phụ trách quân sự

Ngày 23 tháng 9 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 89/SL truy phong cấp tướng cho đồng chí Phùng Chí Kiên (hy sinh năm 1941), nhưng không ghi rõ bậc. Đây là sắc lệnh phong tướng đầu tiên của Nhà nước ta.[4]

Trong giai đoạn này, do hệ thống quân hàm vẫn chưa được áp dụng, nên vẫn không có chỉ huy cao cấp nào được phong quân hàm cấp tướng trong lực lượng Quân đội Quốc gia Việt Nam (tức Quân đội nhân dân Việt Nam từ sau năm 1950), kể cả Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam Võ Nguyên Giáp.

Mãi đến ngày 20 tháng 1 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký liên tiếp 3 sắc lệnh phong cấp tướng cho 5 chỉ huy và 3 cán bộ chính trị quân sự cao cấp, gồm Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ Võ Nguyên Giáp (cấp Đại tướng), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thái, Khu trưởng Chiến khu 1 Chu Văn Tấn, Khu trưởng Chiến khu 2 Hoàng Sâm, Khu trưởng Chiến khu 4 Nguyễn Sơn, Trưởng phòng kiểm tra Cán bộ Trần Tử Bình, Cục trưởng Chính trị Văn Tiến Dũng, Chính trị ủy viên Chiến khu 2 Lê Hiến Mai (đều cấp Thiếu tướng).[5] Ngày 25 tháng 1, ông ký thêm 2 sắc lệnh nữa để phong cấp tướng cho Khu trưởng Chiến khu 7 Nguyễn Bình (cấp Trung tướng) và Cục trưởng Quân giới Trần Đại Nghĩa (cấp Thiếu tướng).[6] Ngày 28 tháng 5 năm 1948, lễ phong tướng đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tổ chức tại Việt Bắc, phong cấp cho 8 tướng lĩnh. Riêng Thiếu tướng Nguyễn Sơn đang ở Khu 4 không tham dự, mà được phái viên Phạm Ngọc Thạch thay mặt Chủ tịch nước trao tặng sau đó ít lâu. Nếu tính luôn tướng Lê Thiết Hùng (được chính thức hóa cấp bậc Thiếu tướng ngày 7 tháng 7 năm 1948)[7], khi đó Việt Nam có tổng cộng 12 sĩ quan cấp tướng.

Tướng chiến trường và tướng ngoại giao

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thêm 2 quân nhân được thăng lên cấp Thiếu tướng là Đại tá Vương Thừa Vũ, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308,[8] và Đại tá Phan Trọng Tuệ, Quyền Trưởng đoàn đại biểu Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương.[9]

Cải tổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi nắm quyền kiểm soát miền Bắc, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tăng cường cải tổ Quân đội Nhân dân Việt Nam theo hướng chính quy hiện đại. Theo Luật Quy định chế độ phục vụ của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 31 tháng 5 năm 1958, cấp tướng lĩnh gồm 4 cấp, từ thấp đến cao là Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng và Đại tướng.[10] Cấp bậc Thượng tướng lần đầu tiên được quy định là cấp bậc giữa Đại tướng và Trung tướng (trước đó 2 cấp bậc này liền kề nhau). Nghị định 307-TTg ngày 20 tháng 6 năm 1958 quy định bổ sung về cấp hiệu mới, theo đó, quân hàm tướng lĩnh có nền vàng và số lượng từ 1 đến 4 ngôi sao vàng theo cấp bậc (trước đó, cấp hiệu tướng lĩnh có nền đỏ, có từ 1 đến 3 ngôi sao vàng).

Ngày 22 tháng 12 năm 1958, Lễ trao quân hàm cho cán bộ cấp cao toàn quân lần đầu tiên được tổ chức tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội). Hầu hết các sĩ quan được phong hàm đợt này ở cấp Đại tá và Thượng tá. Các tướng lĩnh được trao quân hàm đều là chính thức hóa cấp bậc từ trước. Bấy giờ, 2 tướng lĩnh đầu tiên là Trung tướng Nguyễn Bình đã hy sinh và Thiếu tướng Nguyễn Sơn đã qua đời vì bệnh. Mãi đến ngày 31 tháng 8 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 036/SL, thăng phong quân hàm cho 16 cán bộ cao cấp công tác trong quân đội, gồm 1 Đại tướng (Nguyễn Chí Thanh), 2 Thượng tướng (Chu Văn Tấn, Văn Tiến Dũng), 4 Trung tướng (Nguyễn Văn Vịnh, Hoàng Văn Thái, Trần Văn Trà, Song Hào) và 9 Thiếu tướng (Trần Văn Quang, Lê Quang Đạo, Nguyễn Thanh Bình, Trần Sâm, Bằng Giang, Nguyễn Trọng Vĩnh, Hoàng Minh Thảo, Lê Chưởng, Lê Quang Hòa).[11] Các tướng lĩnh mới thụ phong được trao quân hàm trong buổi lễ tổ chức 1 ngày sau đó, ngày 1 tháng 9 năm 1959. Tính đến hết thập niên 1950, gộp cả 12 tướng lĩnh còn sống thì đến thời điểm đó, Quân đội nhân dân Việt Nam có chưa đến 30 tướng lĩnh.

Cho đến tận năm 1974, dù biên chế quân đội liên tục mở rộng để phù hợp hoàn cảnh chiến tranh vừa củng cố miền Bắc vừa tăng viện cho miền Nam, nhưng số lượng tướng lĩnh được thăng phong thêm không nhiều, trong hầu hết thời gian chỉ xấp xỉ 30 người. Thiệt hai nhân sự cấp cao nhất trong giai đoạn này là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, qua đời vì bệnh tại Hà Nội giữ năm 1967.

Số lượng tướng lĩnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2014 (sửa đổi) thì Quân đội nhân dân Việt Nam được phép có tối đa 415 tướng[12].

Năm 2014, quân đội có 489 sĩ quan cấp tướng. So với năm 1975 có số tướng lĩnh là 36, đã tăng gấp 13 lần.[13]

Giai đoạn từ 2011 - 2016[14]

[sửa | sửa mã nguồn]

Có 194 sĩ quan Quân đội nhân dân được Chủ tịch nước thăng quân hàm cấp tướng. Trong đó:

  • 17 Trung tướng, Phó Đô đốc được thăng quân hàm Thượng tướng, Đô đốc.
  • 02 Thượng tướng được thăng quân hàm Đại tướng.

Giai đoạn từ 2016 - 2021[15]

[sửa | sửa mã nguồn]

Có 400 sĩ quan được Chủ tịch nước ký quyết định thăng quân hàm cấp tướng gồm:

  • 319 từ Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc (1 trường hợp truy thăng).
  • 71 từ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc lên Trung tướng, Phó Đô đốc.
  • 09 từ Trung tướng, Phó Đô đốc lên Thượng tướng.
  • 01 từ Thượng tướng lên Đại tướng.

Thực tế đang công tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Do quá trình công tác, tạo nguồn cán bộ nên số lượng Tướng trong một đơn vị không đồng đều. Nhiều khi trong một thời điểm cấp trưởng mới được bổ nhiệm lên có quân hàm Đại tá trong khi đó cấp phó lại là Thiếu tướng; Chính ủy lại là Trung tướng nên số lượng Tướng lĩnh hay thay đổi. Tính đến năm 2023, số lượng tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:

  • Tổng số: khoảng 332 người
  • Đại tướng: 02 người
  • Thượng tướng: 13 người
  • Trung tướng: 42 người
  • Thiếu tướng: 282 người

Đã nghỉ hưu hoặc đã mất

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tổng số:
  • Đại tướng: 14 người
  • Thượng tướng: 53 người
  • Trung tướng: 271 người
  • Thiếu tướng: 779 người

Danh sách Chức vụ được phong tướng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2014.[12]
  • Sĩ quan cao cấp đảm nhiệm các chức vụ như sau thì được phong hàm cấp tướng:
Bài chi tiết: Chức vụ Quân đội nhân dân Việt Nam

Thông tin thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Nữ tướng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tới nay đã có 7 phụ nữ được phong tướng trong Quân đội nhân dân Việt Nam:[16]

  1. Nguyễn Thị Định, nữ tướng đầu tiên, Phó Tư lệnh Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam.
  2. Nguyễn Hồng Giang, thăng hàm Thiếu tướng năm 2007, nguyên Chính ủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
  3. Lê Thu Hà, thăng hàm Thiếu tướng năm 2009, Trung tướng năm 2014, Chính ủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
  4. Hồ Thủy (thăng hàm tháng 12 năm 2011), Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
  5. Nguyễn Thị Thanh Hà, thăng hàm Thiếu tướng năm 2013, Chính ủy Viện Y học Cổ truyền Quân đội.
  6. Bùi Thị Lan Phương, thăng hàm Thiếu tướng năm 2020, Ủy viên Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương.
  7. Nguyễn Hoàng Ngọc, thăng hàm Thiếu tướng năm 2022, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Công báo /Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 về Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
  2. ^ Sắc lệnh số 185/SL ngày 24 tháng 9 năm 1946
  3. ^ Nguyễn Hữu Vị (20 tháng 8 năm 2007). “Dương Văn Dương: vị thiếu tướng quân đội đầu tiên ở Nam bộ (tt và hết)”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bến Tre. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2011.
  4. ^ “Tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Phùng Chí Kiên”.
  5. ^ Các Sắc lệnh số 110, 111, 112 ngày 20 tháng 1 năm 1948
  6. ^ Các Sắc lệnh số 115, 117 ngày 25 tháng 1 năm 1948
  7. ^ Sắc lệnh số 203-SL, ngày 7 tháng 7 năm 1948.
  8. ^ Sắc lệnh 217-SL ngày 28 tháng 9 năm 1954
  9. ^ Sắc lệnh 243-SL ngày 3 tháng 11 năm 1955
  10. ^ Luật Quy định chế độ phục vụ của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1958
  11. ^ Sắc lệnh số 036/SL ngày 31 tháng 8 năm 1959
  12. ^ a b “Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2014 (sửa đổi)”.
  13. ^ V.V.Thành - V.Sự (27 tháng 11 năm 2014). “Băn khoăn phong tướng”. Báo Tuổi trẻ.
  14. ^ Mỹ Anh (22 tháng 3 năm 2016). “Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011 - 2016 của Chủ tịch nước”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  15. ^ Hương Giang (21 tháng 3 năm 2021). “Chủ tịch nước thăng tướng cho 574 sĩ quan Quân đội, Công an trong 5 năm”. Báo Thanh tra.
  16. ^ “Các nữ tướng Quân đội nhân dân Việt Nam”. Báo Quân đội nhân dân. 8 tháng 3 năm 2022.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004, HN, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
  • x
  • t
  • s
Tướng lĩnh Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
  • Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh - Tổng tư lệnh các Lực lượng vũ trang Việt Nam Chủ tịch nước Đại tướng Lương Cường
Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt NamTướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam
Lục quânHải quân[3]Không quânBiên phòngCảnh sát biển

Đại tướngThượng tướngTrung tướngThiếu tướng

Đô đốc [2]Phó Đô đốc [1]Chuẩn Đô đốc

Thượng tướng [2]Trung tướng [1]Thiếu tướng

Trung tướngThiếu tướng

Trung tướngThiếu tướng

Công an

Đại tướngThượng tướngTrung tướngThiếu tướng

  • [1] Phó Đô đốc/Trung tướng Không quân là bậc quân hàm cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân/Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân.[2] Đô đốc/Thượng tướng Không quân chỉ được phong khi là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng Tham mưu trưởng hoặc Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kiêm nhiệm Tư lệnh Quân chủng Hải quân/Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân.[3] Trong Hải quân nhân dân Việt Nam, các cấp hàm tướng lĩnh Hải quân được gọi lần lượt là: Chuẩn Đô đốc (Thiếu tướng Hải quân), Phó Đô đốc (Trung tướng Hải quân), và Đô đốc (Thượng tướng Hải quân).
  • x
  • t
  • s
Quân đội nhân dân Việt Nam – Bộ Quốc phòng Việt Nam
Tổng quan
Lịch sử
  • Quân đội
  • Bộ Quốc phòng
  • Dân quân tự vệ
Vũ khí
  • Súng ngắn
  • Súng trường
  • Súng tiểu liên
  • Súng bắn tỉa
  • Súng phóng lựu
  • Súng máy
  • Pháo
  • Tên lửa
Trang bị
  • Trang bị
  • Lục quân
  • Hải quân
  • Không quân
  • Biên phòng
  • Cảnh sát biển
Cấp bậcQuân hàm
  • Đại tướng
  • Thượng tướng–Đô đốc
  • Trung tướng–Phó Đô đốc
  • Thiếu tướng–Chuẩn Đô đốcĐại tá
  • Thượng tá
  • Trung tá
  • Thiếu táĐại úy
  • Thượng úy
  • Trung úy
  • Thiếu úyThượng sĩ
  • Trung sĩ
  • Hạ sĩ
  • Binh nhất
  • Binh nhì
Khác
  • Quân kỳ
  • Quân hiệu
  • Cấp hiệu
  • Phù hiệu
  • Quân phục
  • Mười lời thề danh dựTổ chức
  • Chức vụ
  • Tướng lĩnh
  • Tiền lươngNgân sách Quốc phòng
  • Sách trắng về quốc phòng
Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam
ĐảngQuân ủy Trung ương
Nhà nướcHội đồng quốc phòng và an ninh
Quốc hộiỦy ban Quốc phòng và An ninh
Chính phủBộ Quốc phòng
Cơ quan tư pháp
  • Tòa án Quân sự Trung ương
  • Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
Chính trị-đoàn thểHội Cựu chiến binh
Khối cơ quan
  • Tổng cục
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục–Vụ–Sở-Phòng–Ban
  • Học viện–Nhà trường
  • Viện Nghiên cứu
Khối cơ sở
  • Quân chủng
  • Quân khu
  • Binh chủng
  • Bộ Tư lệnh
  • Quân đoàn
  • Sư đoàn
  • Lữ đoàn
  • Trung đoàn
  • Tiểu đoàn
  • Đại đội
  • Trung đội
  • Tiểu đội
  • Dân quân Tự vệ
  • Bộ Chỉ huy quân sự (Thành phố  • Tỉnh)
  • Ban Chỉ huy quân sự (Quận  • Huyện)
  • Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (Thành phố  • Tỉnh)
  • Hải đội Biên phòng
Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam
Lãnh đạo (6)
  • Bộ trưởng
  • Tổng Tham mưu trưởng
  • Chủ nhiệm Tổng cục Chính trịThứ trưởng
  • Phó Tổng Tham mưu trưởng
  • Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Tổng cục (6)
  • Bộ Tổng Tham mưu
  • Tổng cục Chính trịTổng cục Hậu cần
  • Tổng cục Kỹ thuật
  • Tổng cục Tình báo
  • Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
Quân chủng (4)
  • Hải quân
  • Phòng không-Không quân
  • Bộ đội Biên phòng
  • Cảnh sát biển
Binh chủng (6)
  • Đặc công
  • Công binh
  • Pháo binh
  • Tăng - Thiết giáp
  • Hóa học
  • Thông tin Liên lạc
Quân khu (7)
  • Quân khu 1
  • Quân khu 2
  • Quân khu 3
  • Quân khu 4
  • Quân khu 5
  • Quân khu 7
  • Quân khu 9
Quân đoàn (3)
  • Quân đoàn 12
  • Quân đoàn 3
  • Quân đoàn 4
Bộ Tư lệnh (3)
  • Bộ Tư lệnh Thủ đô
  • Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng
  • Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Học viện (6)Trường Sĩ quan (3)
  • Học viện Quốc phòng
  • Học viện Chính trị
  • Học viện Lục quân
  • Học viện Kỹ thuật Quân sự
  • Học viện Quân Y
  • Học viện Hậu cần
  • Đại học Trần Quốc Tuấn
  • Đại học Nguyễn Huệ
  • Đại học Chính trị
Cục và tương đươngtrực thuộc Bộ (14)
  • Văn phòng Bộ
  • Thanh tra Bộ
  • Ban Cơ yếu Chính phủ
  • Cục Tài chính
  • Cục Kế hoạch và Đầu tư
  • Cục Kinh tế
  • Cục Khoa học Quân sự
  • Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
  • Cục Đối ngoại
  • Cục Điều tra Hình sự
  • Cục Thi hành án
  • Vụ Pháp chế
  • Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam
  • Bảo hiểm Xã hội Bộ Quốc phòng
Bệnh viện (3)
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 175
  • Viện Y học cổ truyền Quân đội
Viện nghiên cứu (5)
  • Viện Chiến lược Quốc phòng
  • Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
  • Viện Lịch sử Quân sự
  • Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng
  • Viện Thiết kế
Trung tâm (2)
  • Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự
  • Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga
Doanh nghiệp (14)
  • Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội
  • Tổng công ty Trực thăng Việt Nam
  • Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn
  • Tổng Công ty Thành An
  • Tổng Công ty 15
  • Tổng Công ty 16
  • Tổng Công ty Đông Bắc
  • Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân
  • Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô
  • Tổng Công ty Thái Sơn
  • Tổng Công ty 319
  • Tổng Công ty 36
  • Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị
  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
Tổ chức chi tiết của Bộ Quốc phòng Việt Nam
Bộ Tổng Tham mưu
  • Văn phòng
  • Cục Chính trị
  • Cục Tác chiến
  • Cục Quân lực
  • Cục Tác chiến Điện tử
  • Cục Quân huấn
  • Cục Bản đồ
  • Cục Cơ yếu
  • Cục Nhà trường
  • Cục Dân quân Tự vệ
  • Cục Cứu hộ Cứu nạn
  • Cục Hậu cần
  • Lữ đoàn 144
  • Đoàn Nghi lễ Quân đội
Tổng cục Chính trị
  • Văn phòng
  • Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương
  • Cục Chính trị
  • Cục Tổ chức
  • Cục Cán bộ
  • Cục Tuyên huấn
  • Cục Bảo vệ An ninh Quân đội
  • Cục Chính sách
  • Cục Dân vận
  • Cục Hậu cần
  • Ban Công đoàn Quốc phòng
  • Ban Thanh niên Quân đội
  • Ban Phụ nữ Quân đội
  • Tòa án Quân sự Trung ương
  • Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
  • Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội
  • Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân
  • Báo Quân đội nhân dân
  • Tạp chí Quốc phòng Toàn dân
  • Tạp chí Văn nghệ Quân đội
  • Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
  • Trung tâm Phát thanh Truyền hình Quân đội
  • Đoàn 871
Tổng cục Kỹ thuật
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Quân khí
  • Cục Xe-Máy
  • Cục Kỹ thuật Binh chủng
  • Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự
  • Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ôtô
  • Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự
  • Xí nghiệp Liên hợp Z751
Tổng cục Hậu cần
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Doanh trại
  • Cục Quân nhu
  • Cục Xăng dầu
  • Cục Vận tải
  • Cục Quân y
  • Bệnh viện 354
  • Bệnh viện 105
  • Bệnh viện 87
  • Nhà hát Chèo Quân đội
  • Tổng Công ty 28
  • Trường Cao đẳng nghề số 13
Tổng cục Tình báo
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Học viện Khoa học Quân sự
  • Cục 11
  • Cục 12
  • Cục 16
  • Cục 25
  • Cục 71
  • Cục 72
  • Cục 80
  • Viện 26
  • Viện 70
  • Viện 78
  • Viện Cơ cấu chiến lược
  • Trung tâm 72
  • Trung tâm 75
  • Trung tâm 501
  • Lữ đoàn 74
  • Lữ đoàn 94
  • Đoàn K3
Tổng cục CNQP
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục Quản lý Công nghệ
  • Viện Công nghệ Quốc phòng
  • Viện Vũ khí
  • Viện Thiết kế tàu quân sự
  • Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ
  • Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng
  • Tổng Công ty Ba Son
  • Tổng Công ty Sông Thu
  • Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng
  • Tổng Công ty Bảo hiểm Quân đội
Quân chủng Hải quân
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Vùng 1
  • Vùng 2
  • Vùng 3
  • Vùng 4
  • Vùng 5
  • Học viện Hải quân
  • Lữ đoàn 954
  • Lữ đoàn 126
  • Lữ đoàn 189
  • Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân
  • Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn
  • Viện Kỹ thuật Hải quân
  • Viện Y học Hải quân
Quân chủng PK-KQ
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục Phòng không Lục quân
  • Học viện Phòng không - Không quân
  • Trường Sĩ quan không quân
  • Sư đoàn 361
  • Sư đoàn 363
  • Sư đoàn 365
  • Sư đoàn 367
  • Sư đoàn 370
  • Sư đoàn 371
  • Sư đoàn 372
  • Sư đoàn 375
  • Sư đoàn 377
  • Lữ đoàn 918
  • Lữ đoàn 28
  • Lữ đoàn 18
  • Viện Kỹ thuật PK-KQ
  • Viện Y học PK-KQ
  • Tổng Công ty Xây dựng Công trình Hàng không
Bộ đội Biên phòng
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục Trinh sát
  • Cục Phòng chống Tội phạm Ma túy
  • Cục Cửa khẩu
  • Học viện Biên phòng
  • Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố
  • Lữ đoàn 21
  • Hải đoàn 18
  • Hải đoàn 28
  • Hải đoàn 38
  • Hải đoàn 48
Cảnh sát biển
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục Nghiệp vụ và pháp luật
  • Vùng 1
  • Vùng 2
  • Vùng 3
  • Vùng 4
Học viện Quốc phòng
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần-Kỹ thuật
  • Cục Huấn luyện Đào tạo
  • Tạp chí Nghệ thuật Quân sự
  • Viện Khoa học Nghệ thuật Quân sự
  • Các Khoa (Chiến lược, Chiến dịch, CTĐ-CTCT, Lý luận Mác-Lê nin)
Học viện Chính trị
  • Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự
  • Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự
Học viện Kỹ thuật QS
  • Viện Kỹ thuật Công trình đặc biệt
  • Viện Đào tạo và Nghiên cứu Việt-Nga
Học viện Quân y
  • Bệnh viện 103
  • Viện bỏng Quốc gia
  • Các Khoa và Bộ môn
Ban Cơ yếu Chính phủ
  • Cục Chính trị-Tổ chức
  • Cục Chứng thực số và Bảo mật Thông tin
  • Cục Cơ yếu 893
  • Cục Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã
  • Cục Quản lý Mật mã Dân sự và Kiểm định Sản phẩm Mật mã
  • Học viện Kỹ thuật Mật mã
  • Viện Khoa học Công nghệ Mật mã
  • x
  • t
  • s
Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Võ Nguyên Giáp (1948)
  • Nguyễn Chí Thanh (1959)
  • Văn Tiến Dũng (1974)
  • Hoàng Văn Thái (1980)
  • Chu Huy Mân (1982)
  • Lê Đức Anh (1984)
  • Lê Trọng Tấn (1984)
  • Đoàn Khuê (1990)
  • Nguyễn Quyết (1990)
  • Phạm Văn Trà (2003)
  • Lê Văn Dũng (2007)
  • Phùng Quang Thanh (2007)
  • Đỗ Bá Tỵ (2015)
  • Ngô Xuân Lịch (2015)
  • Lương Cường (2019)
  • Phan Văn Giang (2021)
  • Nguyễn Tân Cương (2024)

Từ khóa » Những Vị Tướng đầu Tiên Của Việt Nam