Tưởng Niệm Ngày Vía Bồ Tát Quán Thế Âm Xuất Gia - .vn

Home Từ điển Dữ liệu Danh mục
  • Tin tức
  • Xiển dương Đạo pháp
  • Media
  • Môi trường
  • Lời Phật dạy
  • Sống an vui
  • Đức Phật
  • Sách Phật giáo
  • Giáo hội
  • Nghiên cứu
  • Tâm linh Việt
  • Phật pháp và cuộc sống
  • Phật giáo thường thức
  • Kinh Phật
  • Phỏng vấn
  • Chùa Việt
DỮ LIỆU Đức Phật Từ điển Giáo hội Chùa Sách Tăng sỹ Đời sống Thứ tư, 19/10/2016, 14:03 PM
  • muc luc 450
  • link
  • bug

Tưởng niệm ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm xuất gia

Vân Tuyền gg follow

Hằng năm những người con Phật khắp nơi trên thế giới đều làm lễ cúng vía đức Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày âm lịch:

- Ngày 19/02 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm đản sinh. - Ngày 19/06 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm thành đạo. - Ngày 19/09 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm xuất gia. Vào Triều Lý tôn Phật giáo Quốc đạo, dùng chủ nghĩa: Từ Bi hiện thực, lý tưởng Bồ tát đạo làm kim chỉ nam, Quốc sách An dân kiện toàn trong mọi lĩnh vực: Lý Thái Tổ xuất thân Phật đạo, Lấy đức lành dạy bảo dân yên, Lẫy lừng phạt Tống, bình Chiêm; Mấy trăm năm Lý văn minh rạng ngời. Như vậy triều Lý đã chủ trương Quốc vương đại thần duy trì Phật pháp, xây dựng nền tảng vững chắc trong việc dùng chủ nghĩa: Từ Bi hiện thực, lý tưởng Bồ tát đạo làm kim chỉ nam, Quốc sách An dân kiện toàn trong mọi lĩnh vực, để triều đại nhà Trần phát huy ý thức Độc Lập Tự Cường: Trần Thái Tôn dựa nơi Phật pháp Dùng tu hành trị nước an dân Mấy lần đuổi giặc ngoại xâm Truyền ngôi kế vị mấy trăm năm liền. Danh xưng Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát là một phần đức tính của mười phương ba đời chư Phật, vì thế đức tính Từ Bi này nơi mọi chúng sinh vốn sẳn cho nên ai cũng có thể thành đạt đức tính này. Vào Triều đại nhà Lý nhiều vị Thánh vương đã thành đạt đức tính Từ Bi này vì vậy mà Quốc sách An dân kiện toàn trong mọi lĩnh vực tuyệt vời như thế. Và Nhiếp chính Ỷ Lan cũng đã thể hiện đức tính Từ Bi này, nhiều sử liệu ghi chép cho là Nhiếp chính Ỷ Lan cũng là hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm thị hiện để trợ giúp cho Thánh vương Lý Thánh Tông thành tựu đạo nghiệp (Minh tâm kiến tánh, sáng lập dòng Thiền Thảo Đường, đệ nhị Tổ sư) đặt nền móng giáo dục độc lập nước ta và góp phần Quốc sách An dân. . . Nếu muốn biết đường lối thực hành theo Tông chỉ Bồ tát Quán Thế Âm thì chúng ta cùng nhau tham khảo bài yếu chỉ Phẩm Phổ Môn, phẩm thứ 25, kinh Diệu Pháp Liên Hoa của Thiền sư Thích Duy Lực biên soạn : Phẩm Phổ môn Thứ Hai mươi Lăm: Phổ môn là phổ biến thị hiện sức dụng thần thông của Tự tính. Vô Tận Ý Bồ Tát hỏi Phật: "Quán Thế Âm Bồ Tát vì nhân duyên gì tên là Quán Thế Âm?" Phật bảo: "Nếu có vô lượng chúng sinh chịu các khổ não, nhất tâm xưng danh (nhứt tâm là chẳng có niệm nào khác) thì sức dụng Tự tánh Quán Thế Âm hiện ra, tất cả đều được giải thoát nên gọi là Quán Thế Âm, cũng gọi là Tự tánh tự độ". Sức dụng của Tự tánh được hiện ra thì vào lửa chẳng cháy, xuống nước chẳng chìm, dao chém chẳng đứt, thuốc độc chẳng giết được, ác quỷ chẳng hại được, lìa được tất cả tham sân si và tà kiến. Về phương tiện Tu hành của Quán Thế Âm có năm thứ Quán: 1. Chơn quán: là lập Chơn để phá Vọng. Trước tiên phải xoay cái Tánh nghe trở về Tự tánh, thoát lìa âm thanh (sở nghe). Sở nghe đã tiêu thì Năng nghe cũng hết. Nên hai tướng động tịnh chẳng sinh, do đó sự dụng của lục căn (sáu giác quan) dung thông lẫn nhau gọi là nhĩ căn viên thông cũng gọi là "phản văn văn tự tánh". 2. Thanh tịnh quán: là dùng thanh tịnh để đối trị sự ô nhiễm của năng sở. Năng nghe Sở nghe đã hết mà chẳng trụ nơi hết. Luôn cả tri giải về sự chẳng trụ cũng không. 3. Từ quán: là độ cho chúng sinh được vui mà chẳng có năng độ gọi là Vô Duyên Từ. 4. Bi quán: là độ cho chúng sinh lìa khổ mà chẳng có sở độ gọi là Đồng Thể Bi. Khi Từ bi thể hiện thì ngã chấp (cái tôi ích kỷ) đều sạch. Tình cảm thương mến phát huy đến cùng tột, cũng như ánh sáng chiếu khắp mọi chúng sinh trong pháp giới vũ trụ, chẳng có thiếu sót. Như vậy được Hòa Quang Đồng Một (Nhiều đèn cùng chung một ánh sáng) Nên năng - sở đều diệt. 5. Quảng đại trí huệ quán: là trí huệ chiếu khắp pháp giới, quảng đại siêu việt số lượng. Tất cả năng sở, sinh diệt đều diệt thì tịch diệt hiện tiền, đây là thực tướng vĩnh viễn tồn tại cũng như phẩm Phương Tiện đã nói: "Chư pháp tùng bổn lai, thường tự tịch diệt tướng" vậy. Phẩm này chỉ rõ sự diệu dụng của Tự tánh tự độ: "Quán Âm Diệu Trí Lực (diệu dụng của Tự tính) Năng cứu thế gian khổ". Là nghĩa này vậy. (Trích Yếu chỉ kinh Pháp Hoa của Thiền sư Thích Duy Lực) Kính chúc mọi người chúng ta đều thành tựu đức tính Từ Bi của Bồ tát Quán Thế Âm để tự mình hóa giải hết tất cả những nổi khổ niềm đau và giúp tha nhân trần gian Ta bà, xây dựng niềm tin chơn chính và từng bước chân an lạc hạnh phúc trong cuộc sống. Vân Tuyền

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Chia sẻ Facebook
Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Dành cho bạn

  • Bài kinh: Người đọc được tâm

    Bài kinh: Người đọc được tâm

  • Kinh Mi Tiên Vấn Đáp: Phật và chư Tăng, ai phước báu nhiều hơn?

    Kinh Mi Tiên Vấn Đáp: Phật và chư Tăng, ai phước báu nhiều hơn?

  • Kinh Bách Dụ: Chữa lưng gù

    Kinh Bách Dụ: Chữa lưng gù

  • Kinh Bách Dụ: Người hay sân hận

    Kinh Bách Dụ: Người hay sân hận

  • Từ, bi, hỷ, xả trong Kinh Pháp Cú

    Từ, bi, hỷ, xả trong Kinh Pháp Cú

  • Về Trụ kinh Chuyển Pháp Luân tại nơi diễn ra Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần IX

    Về Trụ kinh Chuyển Pháp Luân tại nơi diễn ra Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần IX

  • Nước mắt nào là thuốc? Nước mắt nào là độc dược?

    Nước mắt nào là thuốc? Nước mắt nào là độc dược?

  • Kinh Phật dạy các Tỳ kheo trẻ

    Kinh Phật dạy các Tỳ kheo trẻ

  • Kinh Bách Dụ: Hẹn con đi sớm

    Kinh Bách Dụ: Hẹn con đi sớm

  • Tư tưởng phá chấp phá ngã trong Kinh Kim Cương

    Tư tưởng phá chấp phá ngã trong Kinh Kim Cương

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm

Tin đọc nhiều nhất

1

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

2

Con yêu, từ đâu và vì sao con tới nơi này? (1)

3

Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?

4

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

5

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

6

Trung ấm nghĩa là gì?

7

Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm

Tin chọn lọc

Làm từ thiện vì ai?

Đẹp lung linh hình ảnh người Việt "nhặt rác" ở Nhật Bản

6 bài học về hạnh phúc đích thực từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Về đâu, khi giông bão?

5 nỗi hối hận của người sắp qua đời

Sư ông Thích Nhất Hạnh về thăm quê

Từ điển Phật giáo

  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tìm kiếm

Dữ liệu Phật giáo

  • Đức Phật
  • Tự Điển
  • Giáo hội
  • Chùa
  • Sách
  • Tăng sỹ

Từ khóa » Bồ Tát Quán Thế âm Xuất Gia