Vía Quan Thế Âm Xuất Gia Ngày 19/09 Âm Lịch - Bình Định An Viên
Có thể bạn quan tâm
25 Tháng Mười, 2018 By Bình Định An Viên No comments yet
Quan Thế Âm (Avalokitesvara) là vị Bồ tát với hạnh nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu khổ đau của cuộc đời rồi tìm cách cứu giúp… Hình tượng ngài được mô tả trong kinh Pháp Hoa là một người nam nhưng khi Phật giáo truyền sang Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên và Việt Nam, Bồ tát được tôn thờ hầu hết dưới dạng nữ thân, mẹ hiền Quan Thế Âm. Bởi theo kinh Pháp Hoa, Bồ tát có khả năng thị hiện vô biên thân, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện mà hiện thân tương ứng để cứu độ. “Nếu cần hiện ra thân gì để cứu độ thì Quan Âm hiện ra thân đó như : thân quốc vương, thân tể tướng, thân nhi đồng, thân phụ nữ v.v…” (phẩm Phổ môn). Truyện tích về Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Nam Hải (Diệu Thiện) ở Việt Nam được hình thành dựa trên quá trình tiếp biến văn hóa và cơ sở “thị hiện” này.Sự tích Quan Âm Thị Kính được lưu truyền phổ biến trong dân gian Việt Nam từ xưa qua nghệ thuật hát chèo, truyện thơ và gần đây nhất là truyện văn xuôi. Theo tác giả Nguyễn Lang, sách Việt Nam Phật giáo sử luận, tập II, “Truyện thơ Quan Âm Thị Kính (bản Nôm) hiện chưa biết được sáng tác trong thời gian nào. Bản Việt ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành năm 1911, gồm 788 câu lục bát và một lá thư Kính Tâm viết cho cha mẹ bằng văn biền ngẫu”.
Căn cứ vào nội dung của truyện Quan Âm Thị Kính thì có thể đây là một dị bản của Phật giáo Cao Ly (Triều Tiên): “Thị Kính là con gái của nhà họ Mãng, quận Lũng Tài, thành Đại Bang, nước Cao Ly”. Tuy vậy, bối cảnh của câu chuyện Quan Âm Thị Kính liên quan mật thiết đến một ngôi chùa cổ ở miền Bắc nước ta, Pháp Vân tự (chùa Dâu, Bắc Ninh). Và Phật Bà chùa Dâu được xem là Phật Bà Quan Âm Thị Kính, “Xem trong cõi nước Nam ta/Chùa Vân có Đức Phật Bà Quan Âm”.
Hình ảnh Quan Âm Thị Kính bồng con trên tay, qua nhiều dị bản rất gần gũi và tương đồng với những câu chuyện về Quan Âm đồng tử và Quan Âm tống tử. Theo các nhà nghiên cứu, tượng Quan Âm tay ôm đồng tử lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử tín ngưỡng tượng hình tại Việt Nam vào thế kỷ thứ XVII và đã trở nên nổi tiếng vào thế kỷ thứ XVIII, hiện nay vẫn còn bảo lưu tại nhiều chùa.
Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, tượng thờ Quan Âm Nam Hải xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ XVI. “Trong một văn bia đời nhà Mạc năm 1578, học giả nổi tiếng đương thời là Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết tượng Diệu Thiện được tôn thờ tại chùa Cao Dương. Văn bia còn ghi rõ Diệu Thiện là một biểu tượng rất đặc thù của giáo lý từ bi trong đạo Phật. Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt trước hết có liên hệ mật thiết với sự thực tập trì chú Đại bi, dần dần đã trở nên một biểu tượng rất lớn trong các chùa viện Phật giáo” (Thích Hạnh Tuấn, Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt).
Như vậy, các hình thái Quan Âm Nam Hải, Quan Âm đồng tử, Quan Âm tống tử, Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Thị Kính đều bắt nguồn từ lòng từ bi, hiện thân cứu độ của Bồ tát Quan Thế Âm trong kinh Pháp Hoa. Những truyện tích và tín ngưỡng Quan Âm rất phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tôn tượng Bồ tát Quan Thế Âm được thờ tại chùa viện nước ta hiện nay rất đa dạng, dựa vào một trong 33 ứng hóa thân của Bồ tát.
“Pháp Hoa kinh” có viết: “Chúng sinh khổ não, một lòng gọi tên Bồ Tát, đến giải thoát ngay, lấy hiệu Quan Thế Âm”. Ngài là một trong Tây Phương Tam Thánh, cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát là hiếp thị của Giáo Chủ Tây Phương Cực Nhạc Thế Giới A Di Đà Phật.
“Pháp Hoa Kinh” quyển thứ 7 là “Quan Thế Âm Bồ Tát phổ môn phẩm” nói rõ Quan Âm Bồ Tát coi việc cứu rỗi chúng sinh, cứu khổ cứu nạn, độ hóa chúng sinh thoát khỏi u buồn khó khăn. Ngài có rất nhiều hóa thân, có thể là Phật thân, tỳ kheo, mỗi đối tượng khác nhau thì ngài lại hiện ra với một thân phận. “Hoa Nghiêm Kinh” quyển 6 ghi Quan Thế Âm Bồ Tát ngụ tại Nam Hải. Nhưng trong “Đại A Di Đà Kinh”, “Vô Lượng Thọ Kinh” thì lại cho rằng Quan Âm Bồ Tát thường ngụ ở Tây Phương Cực Nhạc Thế Giới, tức là Tây Phương Tịnh Thổ. Quan Âm ứng hóa vô phương, nghìn mắt nghìn tay, biến hóa khôn lường, dùng kinh Đại Bi trừ kiếp nạn, đoạn kiếp khổ. Ở bất cứ nơi đâu ngài cũng có thể nghe hiểu thấu nỗi chúng sinh, sẵn sàng dang tay nâng đỡ, che chở. Đặc biệt, Quan Âm Bồ Tát được coi là vị Bồ Tát hóa duyên cho nữ giới, bảo hộ bà mẹ và trẻ em. Ngày 19/09 âm lịch là ngày Quan Thế Âm xuất gia, chúng sinh kỷ niệm, ghi nhớ công đức của người và cúng dường lễ đèn. Ngày này nên đi chùa tịnh tâm, ăn chạy niệm Phật, tụng chú đại bi để toàn gia bình an, tai qua nạn khỏi, gặp dữ hóa lành. Our Reader Score [Total: 3 Average: 4]Leave A Comment Hủy
Comment*
Name*
Email*
Website
Tìm kiếm cho:Bài viết mới
- CƠ HỘI VIỆC LÀM THÁNG 06/2023
- Chào đoàn khách quý tham quan CVNT Bình Định An Viên
- CƠ HỘI VIỆC LÀM TRONG MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ CHUYÊN NGHIỆP
- ❤️ BÌNH ĐỊNH AN VIÊN – THÁNG 10 VỀ! ❤️
- CÔNG TY TNHH TAKUMINO THÔNG BÁO TUYỂN NHÂN SỰ
Phản hồi gần đây
- Happy Bình trong CÂY SALA – LOẠI CÂY CỦA SỰ LINH THIÊNG
- Bình Định An Viên trong Xây dựng Lăng mộ Gia tộc – trăn trở của nhiều thế hệ gia đình
- Phúc trong Xây dựng Lăng mộ Gia tộc – trăn trở của nhiều thế hệ gia đình
- Bình Định An Viên trong 15 Điều Đại Kỵ Cần Lưu Ý Trong Phong Thủy Âm Trạch
- Ngô Huyền Trân trong 15 Điều Đại Kỵ Cần Lưu Ý Trong Phong Thủy Âm Trạch
Công viên nghĩa trang Bình Định An Viên
02566 288 886 anvienbinhdinh@gmail.com Khu vực 8, phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình ĐịnhCÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AN VIÊN AN LỘC PHÁT
0899 986 968 0256 3646 247 anvienbinhdinh@gmail.com Tầng 01 Tòa nhà Pisico, số 99 đường Tây Sơn, Phường Ghềnh Ráng, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định Bình Định An Viên © 2017 | CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AN VIÊN AN LỘC PHÁT | Thiết kế web Quy NhơnTừ khóa » Bồ Tát Quán Thế âm Xuất Gia
-
Bồ Tát Quán Thế Âm Xuất Gia - .vn
-
Tưởng Niệm Ngày Vía Bồ Tát Quán Thế Âm Xuất Gia - .vn
-
Tưởng Niệm Ngày Vía Bồ Tát Quán Thế Âm Xuất Gia
-
KÍNH MỪNG VÍA QUAN ÂM XUẤT GIA 19/09 ÂL – 19/10 DL - LinkedIn
-
LỄ VÍA BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM & LỄ XUẤT GIA - CHÙA TỪ ĐỨC
-
Ý Nghĩa Ba Ngày Vía Của Bồ Tát Quán Thế Âm – 19/02,19/06,19/09
-
Ngày Vía Quán Thế Âm Bồ Tát 19.2 âm Lịch: 'Cho Người Thêm Niềm ...
-
Ý Nghĩa Của Ngày Vía đức Bồ Tát Quán Thế Âm - Chùa Hoằng Pháp
-
An Tâm Mà Sống - Đức Quan Thế Âm Bồ Tát Là Nam Hay ... - Facebook
-
Nhân Ngày Lễ Vía Quan Thế Âm Bồ Tát (19 Tháng Sáu âm Lịch ...
-
TRỰC TIẾP: LỄ VÍA BỒ TÁT QUAN THẾ ÂM XUẤT GIA (24/10/2021)
-
Ngày Vía Quan Âm Là Ngày Nào, Nên Cúng Gì Giữ Trọn ý Nghĩa?
-
Những điều ít Ai Biết Về Phật Quan Thế Âm Bồ Tát - Lôi Phong