Tuyến Giáp Là Gì ? Những Bệnh Lý Tuyến Giáp Thường Gặp
Có thể bạn quan tâm
Tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một bộ phận rất nhỏ nằm phía trước cổ, có hình dạng giống con bướm; phía trước là da và cơ thịt, phía sau là khí quản.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, là bộ phận giữ chức năng bài tiết, dự trữ và giải phóng hai hormon T3 và T4, điều hành quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
Khi bộ phận này hoạt động bình thường, việc trao đổi chất trong cơ thể luôn duy trì ổn định, không quá nhanh, cũng không quá chậm. Ngược lại, sự bất thường trong hoạt động của tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh, đồng thời cũng là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan.
Những ai thường dễ mắc bệnh lý tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp là tình trạng phổ biến ảnh hưởng tới nữ giới nhiều hơn nam giới gấp 4 – 10 lần. Có nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp, chẳng hạn như:
– Tiền sử gia định có bệnh lý về tuyến giáp
– Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh
– Stress thường gây ức chế miễn dịch
– Chế độ ăn uống thiếu hoặc thừa Iod
– Có tiền căn hoặc đang điều trị bằng phóng xạ iodine hoặc thuốc kháng giáp
– Xạ trị ở cổ hoặc ngực
– Đã phẫu thuật tuyến giáp,…
Các bệnh lý tuyến giáp thường gặp
Cường giáp
Cường giáp là tình trạng xảy ra do tăng tiết hormon tuyến giáp, gây ra những tổn hại về mô và chuyển hóa. Basedow chiếm 90% các trường hợp cường giáp, còn lại là các nguyên nhân khác như bướu nhân độc tuyến giáp, u tế bào nuôi,…
Triệu chứng lâm sàng:
– Gầy sút cân, một số ít tăng cân nhanh chóng
– Rối loạn tính cách: lo lắng, dễ cáu gắt, mệt mỏi,…
– Nóng bừng, vã mồ hôi nhiều nhất ở ngực và bàn tay,…
– Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp,…
– Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn,…
– Run tay chân, yếu cơ. Cường giáp là một bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như: rối loạn nhịp tim, suy tim, cơn bão giáp, lồi mắt ác tính,…
Suy giáp
Suy giáp là một bệnh lý tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, gây giảm sản xuất hormone giáp dưới mức bình thường, hậu quả là tổn thương các mô và rối loạn chuyển hóa.
Triệu chứng lâm sàng:
– Nhịp tim chậm, huyết áp thấp, đau vùng trước tim
– Móng chân, tay, tóc khô, dễ gãy
– Da mặt, lòng bàn tay chân trở nên dầy, mất nếp nhăn
– Tăng cân dù ăn ít
– Mệt mỏi, giảm trí nhớ
– Giảm nhu cầu và ham muốn tình dục
– Yếu và đau cơ, hay bị chuột rút,…
Trong trường hợp bệnh phát triển ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể có các biểu hiện nghiêm trọng hơn như chán ăn, tinh thần và thể lực suy kiệt, rụng tóc nhiều, thậm chí có thể bị hôn mê đột ngột.
Bướu giáp đơn thuần (bướu cổ)
Bướu lành tuyến giáp là loại bệnh thường gặp nhất của tuyến giáp. Bệnh phát triển âm thầm và không có những biểu hiện rõ ràng, không gây trở ngại đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân nên rất khó phát hiện. Nguyên nhân chính là do thiếu iod, nữ giới gặp nhiều hơn nam giới.
Các triệu chứng của bướu giáp bao gồm: sưng to có thể nhìn thấy rõ ở vùng đáy cổ, thường không đau. Khi kích thước bướu cổ quá lớn có thể gây ra các biến chứng như: khó thở và khó nuốt, ho nhiều và khàn tiếng.
Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp có thể nói là căn bệnh đáng sợ nhất của tuyến giáp. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đồng thời ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh. Ban đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng, khi phát triển đến các giai đoạn sau, các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn như:
– Tuyến giáp nhanh trong thời gian ngắn và có các hạch nổi lên bất thường vùng xung quan
– Ăn nhiều mà vẫn sút cân
– Chịu nóng kém, hay vã mồ hôi
– Luôn luôn trong trạng thái tinh thần căng thẳng, mất ngủ; tính khí thất thường
– Tay chân run rẩy yếu đuối; hoạt động mau bị mệt
– Hồi hộp, khó thở
– Phụ nữ thấy kinh ra ít
Khi mắc bệnh ung thư tuyến giáp, người bệnh không cần quá lo lắng bởi độ lành tính của căn bệnh này cao hơn so với các loại ung thư khác nên được tiên lượng rất tốt. Nếu bệnh phát triển ở giai đoạn đầu, cơ hội chữa khỏi bệnh lên đến hơn 97%.
Chẩn đoán
Siêu âm tuyến giáp
Đây là phương pháp đầu tiên giúp chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp. Siêu âm tuyến giáp giúp quan sát được rõ hình ảnh của tuyến giáp, vị trí, kích thước và số lượng nhân tuyến giáp và định hướng chẩn đoán ung thư tuyến giáp.
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường được thực hiện để tìm hiểu xem tuyến giáp hoạt động tốt hay không. Điều này chủ yếu để chẩn đoán suy giáp) và cường giáp và thăm dò chức năng tuyến giáp ở những bệnh nhân bướu cổ. Đây là xét nghiệm giúp định lượng nồng độ hormon tuyến giáp bao gồm fT3, fT4, TSH.
Xét nghiệm anti -TPO
Anti TPO là chỉ số kháng thể Thyroperoxidase ở trong cơ thể. Khi xuất hiện kháng thể này, chứng tỏ bệnh nhân mắc bệnh tự miễn tuyến giáp như viêm giáp Hashimoto hoặc Grave. Xét nghiệm này cũng hỗ trợ quá trình tìm nguyên nhân bướu cổ và theo dõi điều trị ung thư tuyến giáp
Xét nghiệm TG và TG Ab
Tg được sử dụng như một dấu ấn khối u để đánh giá hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp và theo dõi tái phát của các ung thư tuyến giáp.
Kiểm tra độ tập trung I-ot
Để đánh giá được độ tập trung I – ỐT của tuyến giáp, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng một lượng dung dịch I – ỐT nhất định.
Nếu tuyến giáp có độ tập trung I – ỐT cao chứng tỏ bạn đang mắc bệnh cường giáp do tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormone tuyến.
Nếu tuyến giáp có độ tập trung I – ỐT thấp cho thấy đây là dấu hiệu suy giáp vì tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến.
Xạ hình tuyến giáp
Đây là xét nghiệm tuyến giáp mà bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng một liều lượng rất nhỏ I – ỐT phóng xạ (I131) để kiểm tra sự hấp thu của tế bào tuyến giáp.
I – ỐT phóng xạ sau khi vào cơ thể sẽ được bắt giữ bởi các tế bào tuyến giáp. Các chất phóng xạ này sẽ được theo dõi và ghi lại bởi hình ảnh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào hình ảnh này để đánh giá các cấu trúc bất thường trong tuyến giáp và tính chất của các khối nhân giáp.
Sinh thiết tuyến giáp
Nếu nghi ngờ nhân tuyến giáp có các tế bào ác tính, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định làm sinh thiết tuyến giáp bằng phương pháp chọc hút tế bào kim nhỏ.
Xét nghiệm tuyến giáp bằng phương pháp này sẽ giúp chẩn đoán chính xác ung thư tuyến giáp. Và thường chỉ được áp dụng với những bệnh nhân có các nhân giáp có kích thước > 1cm, các nhân giáp có hình ảnh xạ hình hoặc siêu âm bất thường.
Xét nghiệm tuyến giáp ở đâu tại Buôn Ma Thuột uy tín, chính xác
Nếu bạn có nhu cầu xét nghiệm tuyến giáp tại ĐăkLăk, hãy đến trực tiếp Trung tâm xét nghiệm BMT – 170 Đinh Tiên Hoàng nhé. Hiện nay Trung tâm đã thực hiện đầy đủ những cận lâm sàng trên, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chuyên nghiệp để cho ra những kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Bác sĩ tại trung tâm giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn về tình trạng và tìm nguyên nhân để giải quyết kịp thời cho người bệnh.
Lưu ý: Để kết quả xét nghiệm tuyến giáp chính xác, bệnh nhân cần tuân thủ những nguyên tắc: hạn chế ăn các chất giàu đạm, đồ ngọt, nước uống có cồn, chất kích thích như cafe, rượu, bia,…. trước ngày tiến hành xét nghiệm tuyến giáp.
* Cơ sở Chính: Trung tâm xét nghiệm Buôn Ma Thuột
✍️ Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng – TP.BMT
☎️ Hotline: 02626 544 455 (24/7).
Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7, chủ nhật) từ 7h – 18h
Tag: bệnh lý tuyến giáp, ung thư tuyến giáp
Từ khóa » Eo Tuyến Giáp Nằm ở đâu
-
Tuyến Giáp Và Chức Năng Nội Tiết Quan Trọng Của Cơ Thể? | Vinmec
-
Tuyến Giáp Nằm ở đâu Và Có Vai Trò Như Thế Nào?
-
U Tuyến Giáp Nằm ở đâu Và điều Trị Như Thế Nào?
-
U Tuyến Giáp Nằm ở Vị Trí Nào Và Các Phương Pháp điều Trị
-
U Tuyến Giáp Nằm ở đâu? Dấu Hiệu Và Cách Phát Hiện U ... - Nutricare
-
Siêu âm Tuyến Giáp: Quy Trình, ở đâu Và Giá Bao Nhiêu?
-
Bệnh Nhân Tuyến Giáp: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Tổng Quan Về Chức Năng Tuyến Giáp - Rối Loạn Nội Tiết Và Chuyển Hóa
-
5 Bước đơn Giản để Kiểm Tra Bướu Tuyến Giáp
-
Tuyến Giáp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Suy Giáp - Rối Loạn Nội Tiết Và Chuyển Hóa - MSD Manuals
-
Cùng Bạn Hiểu đúng Về Ung Thư Tuyến Giáp - Bệnh Viện K
-
Nắm Bắt Ngay 8+ Triệu Chứng Cơ Thể đang Cảnh Bảo Về Các Bệnh Lý ...